Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch các KCN nói chung và trong từng KCN nói riêng.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển bền vững các Khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020 (Trang 48)

3. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển bền vững các KCN trên địa bàn Hà Nộ

3.1.Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch các KCN nói chung và trong từng KCN nói riêng.

KCN nói riêng.

Thứ nhất, nâng cao chất lượng, hiệu quả và bảo đảm tính hệ thống trong quy hoạch KCN. Theo kinh nghiệm của các nước Trung Quốc, Thái Lan trong phát triển KCN, thì quy hoạch các KCN phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch đất đai, quy hoạch điểm dân cư, thành phố, khu đô thị.

Thứ hai, lĩnh vực hoạt động của KCN cần được mở rộng. Mục đích ban đầu

của việc thành lập các KCN là để tận dụng lao động, điều kiện tự nhiên để thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp để lấp đầy KCN. Tuy nhiên, các KCN giờ đây cần chuyển sang hoạt động theo mô hình mới. KCN không chỉ là nơi dành riêng cho các hoạt động sản xuất công nghiệp mà cả các hoạt động thương mại, dịch vụ logistic, các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động trong KCN như ngân hàng, bưu điện, vận chuyển, viễn thông cũng phải là một phần của KCN.

Thứ ba, đưa ra các biện pháp hỗ trợ cho việc chuyển đổi cơ cấu trong nội bộ

KCN theo hướng hiệu quả, bền vững và phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ. Theo đó, cơ cấu sản xuất công nghiệp trong các KCN Hà Nội cần:

- Chuyển từ KCN sản xuất sản phẩm sử dụng nhiều lao động, tài nguyên sang KCN sử dụng nhiều vốn và công nghệ cao.

- Chuyển các ngành sản xuất gây ô nhiễm môi trường sang các ngành công nghiệp sạch.

- Chuyển từ KCN sản xuất đơn thuần sang KCN kết hợp sản xuất với nghiên cứu khoa học, triển khai kỹ thuật công nghệ cao và các dịch vụ sản xuất. Với điều kiện của một đô thị đông đúc, nguồn lực đất đai hạn hẹp, nguồn vốn và lực lượng lao động qua đào tạo dồi dào, thành phố cần xây dựng tiêu chí cụ thể thu hút các dự án đầu tư trong KCN theo hướng chỉ thu hút các dự án có hàm lượng vốn cao, trình độ tiên tiến và ít ô nhiễm môi trường. Từng bước dịch chuyển dần các ngành công nghiệp không phù hợp ra ngoài thành phố.

Thứ tư, bảo đảm tính đồng bộ của các yếu tố cơ sở hạ tầng về kinh tế, xã hội

và môi trường. Mục đích chung của hướng này là nhằm bảo đảm cho sự phát triển bền vững không những nội tại KCN mà cả những địa phương có KCN. Để thực hiện được mục tiêu trên, sự phát triển các KCN phải được kết hợp chặt chẽ với các yếu tố cần phát triển khác như hệ thống bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường; Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội: đường xá, điện, nước, nhà cửa, mạng lưới thông tin viễn thông, y tế, giáo dục, phát triển KCN đi đôi với quy hoạch đồng bộ mạng lưới thị tứ, khu vực thành thị với các điều kiện sinh hoạt hiện đại.

Thứ năm, việc xây dựng qui hoạch phải đi trước một bước so với yêu cầu thực

tiễn. Cần thiết phải nghiên cứu thật kỹ những bài học kinh nghiệm của các quốc gia đi trước trong vấn đề phát triển KCN. Đồng thời, cần phải tranh thủ ý kiến và sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài trong công tác xây dựng qui hoạch.

Quy hoạch là một vấn đề cần được xem xét thật kỹ lưỡng và khoa học. Tránh tình trạng quy hoạch, rồi điều chỉnh lại quy hoạch, sửa đổi quy hoạch, quy hoạch thiếu công khai đã gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp cũng như tạo điều kiện cho một số quan chức tham nhũng hoặc lạm dụng thu lợi bất chính, gây mất lòng tin của các doanh nghiệp cũng như nhân dân.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển bền vững các Khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020 (Trang 48)