Quan điểm phát triển chung các khu công nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển bền vững các Khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020 (Trang 46)

Sau hơn 18 năm xây dựng và phát triển, các KCN ở Việt Nam đã từng buớc khẳng định được vị trí, vai trò của mình là góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế các địa phương theo hướng công nghiệp hoá, đóng góp ngày càng lớn trong công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, việc phát triển các KCN bước đầu đã đạt được những kết quả thắng lợi.

Tính đến hết năm 2009, cả nước đã có 249 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 63.173 ha, diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt khoảng 38.858 ha, chiếm 61,5% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó, 162 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 38.804 ha và 74 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên 14.792 ha. Các KCN phân bố ở 61 tỉnh, thành phố trên cả nước; tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp các KCN đã vận hành đạt tỷ lệ lấp đầy khoảng 48%.

Về thu hút đầu tư: Các KCN đã thu hút được trên 3.600 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 46,9 tỷ USD (chiếm 30% về số dự án và 25% về vốn đầu tư so với cả nước) và 3.200 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký 254.000 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho hơn 1,34 triệu lao động. Nhiều nhà đầu tư lớn, có uy tín trên thế giới đã đến và đầu tư vào các KCN tại Việt Nam như Cannon, Sam Sung, Formosa…Trình độ công nghệ của các dự án đầu tư vào KCN cũng ngày càng nâng lên, chuyển dần từ công nghệ thấp sử dụng nhiều lao động đơn giản sang sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch với lao đông chất lượng cao, phức tạp, đòi hỏi nhiều kỹ năng.

Về kết quả hoạt động sản xuất, tính riêng trong năm 2009, các doanh nghiệp KCN đã tạo ra 12,2 tỷ USD và 67,9 nghìn tỷ đồng doanh thu; xuất khẩu đạt 12,3 tỷ USD và 2,6 nghìn tỷ đồng; nộp ngân sách đạt 689 triệu USD và 4,0 nghìn tỷ đồng. Với những đóng góp ngày càng quan trọng đối với phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia, các KCN đã và đang nhận được sự quan tâm sâu sắc của các cấp lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta.

Trên cơ sở tiếp tục phát huy các kết quả đạt đã được đồng thời khắc phục những tồn tại trong phát triển các KCN thời gian qua, để đẩy mạnh hơn nữa vai trò của các KCN trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, trong thời gian tới, việc phát triển KCN cần có định hướng, kế hoạch triển khai cụ thể. Trong thời gian tới việc phát triển các KCN ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng cần dựa trên những quan điểm chính sau:

Thứ nhất, phát triển các KCN đảm bảo hình thành hệ thống các KCN liên hoàn (cluster) có vai trò dẫn dắt sự phát triển công nghiệp quốc gia. Thúc đẩy phát triển các KCN trên các vùng tránh quá tập trung tạo ra sự chênh lệch quá lớn về phát triển, thông qua tác động của chính sách và hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng.

Thứ hai, phát triển các KCN hiện có theo chiều sâu và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động theo hướng lấp đầy diện tích đất công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu bên trong thông qua đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển các ngành công nghệ cao như thông tin, cơ điện tử, công nghệ sinh học. Chuyển mạnh từ công nghiệp gia công sang công nghiệp chế biến các nguyên liệu trong nước sẵn có và công nghiệp chế tạo nhằm nâng cao giá trị gia tăng và tạo khả năng cạnh tranh.

Thứ ba, không xây dựng, phát triển các KCN xen lẫn khu dân cư, trên diện tích đất nông nghiệp có năng suất ổn định. Đối với doanh nghiệp hiện đang phát sinh ô nhiễm, cần có kế hoạch di chuyển các cơ sở sản xuất hàng ra ngoài đô thị, đồng thời hướng các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án có khả năng gây ô nhiễm môi trường vào KCN được có quy định.

Thứ tư, phát triển KCN đi đôi với việc bảo vệ môi trường trong và ngoài KCN; chăm lo điều kiện làm việc, đời sống và nhà ở cho người lao động; giám sát chặt chẽ việc thi hành pháp luật về lao động trong các doanh nghiệp KCN.

2. Định hướng, mục tiêu phát triển khu công nghiệp Hà Nội giai đoạn 2011 – 2020

Thời gian qua, việc thành lập, xây dựng và phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố đã góp phần giải quyết nhu cầu bức xúc rất lớn của các doanh nghiệp, hộ sản xuất tại các làng nghề về mặt bằng sản xuất; tạo điều kiện di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, góp phần thúc đẩy để phát triển sản xuất công nghiệp của thành phố theo hướng hiện đại hóa và phát triển bền vững. Hiện các khu công nghiệp đã và đang tiếp nhận trên 500 doanh nghiệp vừa và nhỏ, và tạo mặt bằng di dời mở rộng sản xuất cho hàng ngàn hộ gia đình và cơ sở sản

xuất trong làng nghề. Tạo việc làm cho hàng chục vạn lao động, góp phần làm chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH, bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Trong những năm tới đây, chắc chắn rằng các KCN sẽ tiếp tục đóng góp ngày càng lớn cho tăng trưởng kinh tế Hà Nội, nên việc mở rộng và phát triển thêm các KCN là yêu cầu quan trọng cần đặt ra đối với thành phố trong giai đoạn hiện nay.

Hà Nội đang chuẩn bị mở thêm Bắc cầu Thanh Trì). Như vậy hai tuyến quốc lộ là Quốc lộ 18 và Quốc lộ 5 quốc lộ 5 mới (cách Quốc lộ 5 cũ khoảng 1 - 5 km về phía Nam), nối Hải Phòng - vành đai 3 (đầu phía được kỳ vọng sẽ trở thành hành lang công nghiệp hoàn chỉnh của Hà Nội. Phát triển các KCN Hà Nội cần bám theo hành lang 18, hành lang mang tính chiến lược nối từ Vân Nam (Trung Quốc) - Lào Cai - QL 2 - Nội Bài- QL 18 - cảng nước sâu Cái Lân (Quảng Ninh). Theo bản qui hoạch Hà Nội đến năm 2020 của Chương trình phát triển tổng thể thủ đô Hà Nội (HAIDEP), các KCN mới của Hà Nội sẽ nằm ở phía Nam sân bay Nội Bài, dọc theo đường QL 18 và QL 2 nối với tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là vị trí rất thuận lợi cho việc vận tải hàng hoá đi cảng Hải Phòng và Cái Lân. Ngoài ra, vị trí này về cơ bản thuận lợi vì có sẵn mặt bằng cần thiết, nền đất cứng. Tuy nhiên, qui mô các KCN chưa được xác định cụ thể.

Theo qui hoạch phát triển khu, cụm công nghiệp đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, trên địa bàn thành phố Hà Nội qui hoạch phát triển: 1 Khu công nghệ cao Hòa Lạc, diện tích 1.600 ha; 11 khu công nghiệp, tổng diện tích 2.000 ha; 49 cụm công nghiệp, tổng diện tích 3.707 ha và 177 điểm công nghiệp với tổng diện tích 1.330 ha. Tổng diện tích qui hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp 8.640ha. Qui mô bình quân 180 ha/khu công nghiệp, 75ha/cụm công nghiệp, 7,5ha/điểm công nghiệp. Các khu, cụm, điểm công nghiệp phân bố đều khắp trên hầu hết các huyện ngoại thành, một số quận và thị xã Sơn Tây.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển bền vững các Khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020 (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w