Các chỉ têu phát triển bền vững nội tại KCN

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển bền vững các Khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020 (Trang 26)

1. Tổng quan về các KCN trên địa bàn thành phố Hà Nộ

2.1.Các chỉ têu phát triển bền vững nội tại KCN

2.1.1. Địa điểm đặt KCN

Các KCN ở trên địa bàn Hà Nội đều được đặt ở những vị trí khá hợp lý: vùng đất nông nghiệp kém màu mỡ, năng xuất không cao, gần khu vực tài nguyên thiên nhiên sản xuất vật liệu xây dựng, thuận tiện về giao thông cũng như các hệ thống hạ tầng khác. Cụ thể như: KCN Nội bài nằm ở xã Quang Tiến – Sóc Sơn, KCN Sài Đồng B ở thị trấn Sài Đông – Gia Lâm, KCN Nam thăng Long ở xã Liên Mạc, Thụy Phương, Cổ Nhuế, Minh Khai, Từ Liêm, Hà Nội …

KCN Sài Đồng B và KCN Hà Nội-Đài Tư nằm ngay trên quốc lộ 5, cùng với các tuyến đường sắt Hà Nội-Hải Phòng và tuyến đường sắt quốc tế Hà Nội-Lạng Sơn-qua biên giới Việt-Trung. Hai KCN này nằm trong tam giác công nghiệp Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh, dọc quốc lộ 5 có rất nhiều các công ty lớn của nước ngoài cũng như các KCN được hình thành của Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng… Thêm nữa, hai khu này lại nằm giữa sông Hồng và sông Đuống, ở đây có các cảng

sông thuận tiện cho phương tiện vận tải thuỷ hoạt động, và cách các cảng lớn ở miền Bắc như cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân không xa, đường đi lại tốt. Về đường hàng không, thì chỉ cách sân bay quốc tế Nội Bài 30km và nằm sát sân bay Gia Lâm. Với mạng lưới giao thông này, việc cung ứng nguyên vật liệu và vận chuyển hàng hoá xuất khẩu sẽ tiện lợi và nhanh chóng.

KCN Nam Thăng Long, Bắc Thăng Long nằm cách Sân bay Nội Bài 20km, còn KCN Nội Bài thì ngay gần sân bay Nội bài. Hiện cây cầu vựơt ngay KCN Thăng Long đã hoàn thành sẽ tạo ra được một hệ thống giao thông hiện đại và thuận tiện cho việc đi lại của các phương tiện vận tải.

2.1.2. Chất lượng quy hoạch các KCN

Nhìn chung chất lượng quy hoạch các KCN ở Hà Nội tương đối hợp lý về giao thông, cơ sở hạ tầng, đất đai, điện nước, các dịch vụ,… tương đối đầy đủ có thể đáp ứng các tiêu chuẩn để thu hút được vốn đầu tư và thu hút lao động. Tuy nhiên, công tác quy hoạch vẫn còn nhiều điểm tồn tại, chưa hợp lý cần phải khắc phục và rút kinh nghiêm cho việc phát triển các KCN sau này như: các mục tiêu đảm bảo về môi trường và bảo vệ sinh thái,…

2.1.3. Diện tích và tỷ lệ lấp đầy các KCN

Các KCN ở Hà Nội được xây dựng với nhiều mục tiêu tổng hợp khác nhau như: gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, … nên việc xác định quy mô chủ yếu dựa vào điều kiện thực tế từng địa phương cũng như khả năng mở rộng trong tương lai. Vì vậy, nhìn chung các KCN ở Hà Nội tương đối nhỏ, ta có thể thấy qua bảng sau:

Bảng 2.2: diện tích và tỷ lệ lấp đầy các KCN

TT Tên KCN Diện tích(ha) tỷ lệ lấp đầy(%)

1 Nội Bài 114 100

2 Sài Đồng B 45 100

3 Nam Thăng Long 30 60

4 Hà Nội-Đài Tư 40 50

5 Thăng Long 274 100

Tổng 503

Nguồn: Ban quản lý các KCN&CX Hà Nội

Các diện tích đất khu công nghiệp đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng thì Hà Nội tuy có diện tích nhỏ nhưng lại là thành phố có tỷ lệ lấp đầy khá cao so với các tỉnh thành khác như Tp. HCM (80%), Bắc Ninh (60%), Đà Nẵng (56%), Bình Dương (50%), và Bà Rịa-Vũng Tàu (45%). Hiện nay, tại Hà Nội chỉ còn KCN Nam Thăng Long và Hà Nội – Đài Tư là chưa lấp đầy 100%, tuy nhiên đang thu hút rất nhanh các dự án đầu tư, còn các khu khác về cơ bản là đã lấp đầy. Nguyên nhân là do Hà Nội là thành phố có rất nhiều lợi thế thu hút các nhà đầu tư , mặt khác cũng có thể dễ dàng nhận thấy qui mô KCN của Hà Nội là khá nhỏ so với các địa phương khác trong cả nước, đặc biệt là các địa phương phía Nam nên việc lấp đầy cũng diễn ra với tốc độ nhanh hơn.

2.1.4. Tổng số vốn đăng ký, vốn đầu tư thực hiện

Tổng vốn đầu tư cho ta thấy qui mô của vốn của các khu công nghiệp, xác định được tổng số vốn đầu tư cho từng khu công nghiệp còn cho ta thấy hiệu quả của công tác thu hút vốn đầu tư giữa các KCN với nhau.Ta có bảng số liệu vốn đầu tư của các KCN như sau:

Bảng 2.3 : Vốn đầu tư của các KCN

STT Tên của KCN Tổng số vốn đầu tư (triệu USD)

1 Nội Bài 216,525

2 Sài Đồng B 411,064

3 Nam Thăng Long 23,356

4 Hà Nội-Đài Tư 8,949

5 Thăng Long 1022,164

Tổng 1682,058

Nguồn: Ban quản lý các KCN&CX Hà Nội

Qua bảng số liệu ta thấy các khu công nghiệp tại Hà Nội đã thu hút được một lượng vốn tương đối lớn để phát triển sản xuất kinh doanh, trong đó điển hình như khu công nghiệp Thăng Long đã thu hút được trên 1 tỷ USD vốn đầu tư, điều này cũng cho ta thấy khu công nghiệp Thăng Long có quy mô lớn hơn hẳn so với 4 khu công nghiệp còn lại. Tuy nhiên, chỉ thông qua mỗi tổng vốn đầu tư thì ta chưa thể kết luận rằng khu công nghiệp nào làm tốt công tác thu hút vốn đầu tư nhất, huy động vốn đầu tư hiệu quả nhất bởi nó còn phụ thuộc vào quy mô xây dựng khu công nghiệp. khu công nghiệp Thăng Long có tổng vốn đầu tư gấp gần 5 lần tổng vốn đầu tư của KCN Nam Thăng Long, gấp hơn 10 lần tổng vốn đầu tư của KCN Hà Nội – Đài Tư nhưng diện tích của nó cũng lớn hơn nhiều so với hai KCN kia, gấp 9 lần KCN Nam Thăng Long, 7 lần so với KCN. Vì vậy, khi ta cần đánh giá hiệu quả thu hút vốn đầu tư và hiệu quả khai thác và sử dụng đất trong các KCN với nhau ta phải sử dụng tới các chỉ tiêu khác như tỷ lệ vốn đầu tư trên 1 ha đất, hay tỷ lệ vốn đầu tư trên 1 công nhân như bảng dưới đây: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.4: Tỷ lệ vốn đầu tư của doanh nghiệp trên 1 ha đất, trên 1 công nhân

TT KCN Tỷ lệ vốn đầu tư trên 1ha(triệu USD/ha)

Tỷ lệ vốn đầu tư trên CN

(triệu USD/CN)

1. Nội Bài 3,2765 0,0282

2. Sài Đồng B 5,36 0,028

3. Nam Thăng Long 2,22 0,017

4. Hà Nội-Đài Tư 0,78 0,0126

5. Thăng Long 5,59 0,03

Nguồn: Ban quản lý các KCN&CX Hà Nội

Qua bảng số liệu 2.4 ta có thể thấy rằng tỷ lệ vốn đầu tư trên 1ha các KCN ở Hà Nội ở mức tương đối cao, đặc biệt như KCN Thăng Long và KCN Sài Đồng tỷ lệ này ở mức trên 5 triệu USD/ha là mức rất cao so với bình quân khu vực Bắc Bộ (0,6 triệu USD/ha) cho ta thấy mức hấp dẫn đầu tư của các KCN Hà Nội và hiệu quả trong việc khai thác sử dụng đất tại các KCN Hà Nội so với các tỉnh quanh khu vực Bắc Bộ, nhất là với một KCN được coi là một trong những KCN hiện đại, đầu tư đồng bộ nhất của nước ta.

Ta thấy rằng lượng vốn đầu tư của các KCN ở Hà Nội là tương đối lớn, là một trong những điều kiện, tiền đề vững chắc để phát triển nhanh chóng và bền vững.

Về công tác thu hút vốn đầu tư, tính đến nay các KCN đã thu hút được 380 doanh nghiệp với tổng số vốn đầu tư là 2682,058 triệu USD và 601,201 tỷ VNĐ, tỷ lệ lấp đầy đã tăng nhanh. Các khu Sài Đồng B, Thăng Long, Nội Bài là các khu thu hút được rất nhanh các dự án đầu tư nước ngoài, tốc độ lấp đầy nhanh, với số vốn FDI rất lớn, chiếm hơn 98% tổng số vốn FDI vào các KCN Hà Nội. Ta có bảng số dự án được cấp và điều chỉnh qua các năm như sau:

Bảng 2.5: số dự án được điều chỉnh và nâng cấp năm 2009, 2010

Chỉ tiêu 2009 2010

Số dự án đầu tư cấp mới 62 105

Vốn dự án đầu tư mới 257,36 triệu USD 444,872 triệu USD

Số dự án điều chỉnh 30 47

Vốn điều chỉnh 55,295 triệu USD 61,480 triệu USD

Nguồn: BQL các KCN&CX Hà Nội

Năm 2010, BQL các KCN và CX Hà Nội đã cấp 105 giấy phép đầu tư mới với tổng vốn đầu tư là 444,872 triệu USD. Việc hình thành các KCN Hà Nội đã thu hút được nhiều dự án đầu tư có quy mô lớn, đặc biệt là đã xây dựng được KCN Thăng Long là một KCN thành công điển hình. KCN được xây dựng theo mô hình KCN chuyên ngành sản xuất các linh kiện điện tử với dây chuyền hiện đại, công nghệ cao, công nghệ sạch. KCN thành công về cả các mặt kinh tế, môi trường và xã hội.

2.1.5. Kết quả và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN

Sau đây là bảng số liệu tình hình sản xuất của các doanh nghiệp trong các KCN từ năm 2005 đến năm 2010:

Bảng 2.6: kết quả sản xuất kinh doanh của các KCN

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Doanh thu (triệu USD) Trị giá 840 1207,2 1744,9 2503,9 3687,2 4940,8 Tăng so với năm trước - (43,71%) (44,54%) (43,5%) (47,26%) (34%) Nhập Trị giá 475 791,1 1365,8 1816,5 2659,4 3736,4

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 khẩu (triệu USD) Tăng so với năm trước - (66,41%) (72,66%) (33,3%) (46,4%) (40,5%) Xuất khẩu (triệu USD) Trị giá 489 812,8 1272,2 2071,1 3117,1 4087,1 Tăng so với năm trước - (66,13%) (50,66%) (62,8%) (50,5%) (31,12%)

Nguồn: BQL các KCN&CX Hà Nội

Doanh thu các doanh nghiệp và giá trị xuất nhập khẩu ngày càng tăng, bình quân doanh thu 5 năm gần đây là 42,6%/năm, bình quân xuất khẩu tăng 52,2%/năm; cao hơn rất nhiều tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu chung của Hà Nội(38,1%), trung bình hai năm 2009 và 2010 xuất khẩu chiếm 50,8%, nhập khẩu chiếm 43,57% giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của toàn thành phố Hà Nội. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển và vai trò của quan trọng của các KCN Hà Nội. Giá trị xuất khẩu tương đối so với nhập khẩu có chiều hướng tăng dần. Nguyên nhân là do thị trường xuất khẩu ổn định.

Theo số liệu đến hết năm 2009, với 105 dự án đầu tư nước ngoài và 1,25 tỷ USD vốn đầu tư, các KCN Hà Nội đã chiếm khoảng 40% về số dự án đầu tư nước ngoài và 60% vốn đầu tư toàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ (gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây, Bắc Ninh, và Vĩnh Phúc); tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện so với tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong các KCN Hà Nội đạt trên 50%. Trong năm 2009, các doanh nghiệp trong KCN đang hoạt động ở Hà Nội đã tạo ra giá trị sản xuất trên 4.940 triệu USD. Trong đó giá trị xuất khẩu đạt trên 4.087 triệu USD và đóng góp cho ngân sách nhà nước 55,5 triệu USD, tạo việc làm cho trên 65.000 lao động. Điều đáng khích lệ là các KCN Hà Nội tuy chỉ chiếm 14,8% tổng số dự án và 13,5% tổng vốn đăng ký của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn nhưng lại chiếm tới 43% tổng doanh thu, 88% kim ngạch xuất khẩu và 35% việc làm. Suất đầu tư bình quân

mỗi dự án là 9,7 triệu USD, cao hơn mức bình quân của cả nước. (Ban quản lý các KCN & CX Hà Nội, 2009). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.6. Trình độ công nghệ ứng dụng trong KCN

Về chỉ tiêu này các KCN ở Hà Nội còn chưa thật đảm bảo yếu tố bền vững vì hầu hết các doanh nghiệp trong KCN có trình độ khoa học công nghệ trung bình, ít thiết bị máy móc hiện đại, đôi khi còn chưa xử lý triệt để các chất thải, gây ảnh hưởng tới môi trường KCN và môi trường xung quanh.

2.1.7. Liên kết kinh tế

Ở Hà Nội, hoạt động liên kết thể hiện khá rõ trong một số KCN do các doanh nghiệp phát triển cơ sở hạ tầng nước ngoài khai thác. Sự liên kết càng cao khi có sự có mặt tham gia của các doanh nghiệp lớn có vốn đầu tư nước ngoài và đến cùng một quốc gia.

Mối quan hệ này sẽ giúp cho các các công ty tạo được một mối liên kết trong sản xuất, không những tiết kiệm chi phí sản xuất vì các công ty trong cùng KCN không phải tốn chi phí vận chuyển, mà còn kết hợp được sức mạnh hợp tác của các công ty. Vì sự phát triển của các công ty là liên quan chặt chẽ với nhau, các công ty vệ tinh cung cấp thiết bị tốt, sẽ góp phần nâng cao chất lượng của sản phẩm công ty mẹ, sản phẩm của công ty mẹ tiêu thụ tốt lại thúc đẩy sự phát triển của các công ty vệ tinh. Tiêu biểu cho mối liên kết ở Hà Nội là Canon và các doanh nghiệp trong KCN Thăng Long được biểu hiện rõ trong sơ đồ dưới đây:

Tuy nhiên, không phải bất cứ KCN nào, bất cứ doanh nghiệp nào cũng có mối liên kết chặt chẽ, có hệ thống như Canon. Cụ thể như KCN Sài Đồng B được xây dựng theo mô hình KCN tổng hợp với rất nhiều các mặt hàng sản xuất khác nhau. Việc hình thành rất nhiều các mặt hàng trong KCN sẽ không tạo được sự liên kết với nhau, ngoại trừ một số ít nhà máy trong KCN Sài Đồng có mối liên kết với nhau như Orion-metal, Orion-Hanel, Daewoo-Hanel, Sil-Hanel…Ngoài ra, các mặt hàng sản xuất trong KCN Sài Đồng hầu hết là các mặt hàng không liên quan đến nhau như: may mặc, thức ăn gia súc, sản xuất đồ trang sức, bánh kẹo…thì các công ty không thể hợp tác lẫn nhau, không phát huy được sức mạnh hợp tác của các công ty.

Sơ đồ liên kết giữa Canon và các doanh nghiệp khác trongKCN Packer processing(TL ) Packer processing(TL ) Canon Spindex (NB) Spindex (NB) Sato(TL)Sato(TL) SWCC (TL) SWCC (TL) Kane Package (TL) Kane Package (TL) Chiyoda (TL) Chiyoda (TL) Japan Seidai(NB) Japan Seidai(NB) Xuất khẩu Trong nước và xuất khẩu

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển bền vững các Khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020 (Trang 26)