3. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển bền vững các KCN trên địa bàn Hà Nộ
3.3. Nâng cao trình độ công nghệ của các doanh nghiệp
Phát triển bền vững đòi hỏi làm ra nhiều hơn, tiêu phí tài nguyên ít hơn, tiêu thụ năng lượng ít hơn và phát sinh chất thải ít hơn. Điều đó đòi hỏi sự hình thành quá trình sản xuất và thiết bị mới, mở rộng vật liệu có khả năng tái chế và phát triển các sản phẩm có khả năng tái sinh. Phát triển bền vững tập trung vào công nghệ sạch để khống chế ô nhiễm đầu nguồn hơn là xử lý cuối đường ống.
Cần khuyến khích cũng như có các biện pháp “bắt buộc” các doanh nghiệp trong KCN phải áp dụng và cập nhập các công nghệ tiên tiến, hiện đại. Ví dụ như đánh thuế cao, hoặc áp dụng mức lương công nhân cao, để “ép”các doanh nghiệp không thể tận dụng nguồn lao động rẻ ở trong nước một cách bừa bãi, mà cần phải sử dụng công nghệ hiện đại, máy móc trang thiết bị đổi mới tiên tiên tiến thì mới có được doanh thu cao bù vào chi phí sản xuất. Nếu không đổi mới công nghệ thì sẽ không thể tiếp tục sản xuất. Tăng cường công tác quản lý của BQL các KCN & CX Hà Nội về vấn đề này. Hoặc có thể đánh giá chất lượng dự án đầu tư bằng cách
đánh giá tỷ lệ vốn đầu tư trên đơn vị (ha) đất công nghiệp , tỷ lệ vốn đầu tư trên 1 công nhân, từ đó đưa ra các yêu cầu về tỷ lệ vốn đầu tư trên công nhân không được thấp quá tiêu chuẩn cho phép. Không có đủ nguồn lực sản xuất thì bắt buộc các doanh nghiệp phải đổi mới thiết bị máy móc để nâng cao công suất.
Quá trình thẩm định dự án đầu tư cần thẩm định chặt chẽ trình độ công nghệ dây chuyền sản xuất cũng như các thiết bị máy móc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp nhập máy móc đã qua sử dụng cần phải kiểm định chất lượng, máy còn mới và chưa lạc hậu mới được phép đưa vào sản xuất.
Hỗ trợ về mặt tài chính, vật chất hoặc nhân lực cho các doanh nghiệp có các dự án đổi mới công nghệ. Hình thức cấp vốn thu hồi, cấp vốn theo đề tài cần được tiếp tục duy trì.
Thí điểm lập ngân hàng công nghệ với chức năng chủ yếu là hỗ trợ và thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ.
Bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ, công nhân lành nghề về số lượng, chất lượng và cơ cấu đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài, áp dụng các chính sách tài chính nhằm tạo lợi thế cho các doanh nghiệp và các đơn vị nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới như giảm thuế, cung cấp thông tin, các dịch vụ cần thiết, giúp đỡ chuyên gia và cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý…
Đưa tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất và tăng cường năng lực cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường.