Phục hồi hệ thống điện động cơ trên mô hình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phục hồi mô hình động cơ phun xăng đa chức năng tại Xưởng thực tập bộ môn Kỹ thuật ô tô (Trang 68)

3.4.1. Phục hồi hệ thống đánh lửa

3.4.1.1. Bảo dưỡng vệ sinh điều chỉnh khe hở bugi

Bugi sử dụng cho hệ thống là bugi nóng loại NGK, sau một thời gian sử dụng xuất hiện mụi than bám trên các điện cực và khe hở giữa các địên cực cũng tăng lên. Điều này làm giảm khả năng đánh lửa. Sau khi nghiên cứu, tôi tiến hành vệ sinh và điều chỉnh khe hở bugi cho đúng tiêu chuẩn.

Tháo bugi ra khỏi nắp máy, ngâm vào dầu hỏa, sau đó dùng bàn chải chà sạch muội than bám bên ngoài, dùng dây thắng xe đạp để móc sạch mụi than trong lỗ bugi, sau đó dùng giấy nhám thô P200 làm sạch các điện cực

Hình 3.45. Tháo bugi.

ư

Hình 3.46. Vệ sinh bugi.

Kiểm tra khe hở bugi bằng thước lá dụng cụ chuyên dùng. Khe hở tiêu chuẩn theo nhà sản xuất là 1,1 mm (0,043 in).

60

Hình 3.47. Kiểm tra khe hở bugi.

Điều chỉnh khe hở làm việc: quả đo được là 1,15 mm nên tiến hành điều chỉnh khe hở bugi.

Hình 3.48. Điều chỉnh khe hở tiêu chuẩn.

3.4.1.2. Lấy bugi gãy ra khỏi nắp máy và thay bugi mới

Bugi sau thời gian dài làm việc và qua nhiều lần tháo lắp không còn đủ bền nên bị gãy trong nắp máy, để lấy phần bị gãy ra khỏi nắp máy cần phải sử dụng thiết chuyên dùng…

61

Sau khi tháo nắp máy ra khỏi thân máy ta sử dụng ruột vịt để tháo phần bugi gãy, vì ruột vịt có ren ngược nên khi ta vặn vào lỗ rỗng cuả bugi thì phần gãy sẽ từ từ chạy ra.

Hình 3.50. Tháo bugi gãy bằng ruột vịt.

Đối với bugi gãy thì ta chỉ còn cách thay bugi mới cùng loại. Bugi mới là loại bugi thường. loại bugi nóng hiệu NGK.

Hình 3.51.Thay thế bugi gãy bằng bugi mới cùng loại.

3.4.2. Phục hồi các hệ thống phun xăng trên mô hình 3.4.2.1. Bảo dưỡng hệ thống phun xăng L – EFI 3.4.2.1. Bảo dưỡng hệ thống phun xăng L – EFI

Sau khi vận hành và thử nghiệm và kiểm tra hệ thống phun xăng L-EFI trên động cơ xuất hiện một số hư hỏng. Sau khi nghiên cứu, tiến hành bảo dưỡng hệ thống phun xăng công việc cụ thể như sau.

- Thay bơm xăng.

Bơm xăng sử dụng cho hệ thống là bơm điện loại đặt trong thùng nhiên liệu, sau một thời gian sử dụng bơm không hoạt động nữa. Sau khi nghiên cứu, tôi tiến hành thay bơm mới.

Thông số bơm.

+ Loai bơm: Bơm điện đặt trong thùng nhiên liệu + Áp suất: 256 – 304 kPa

62

+ Tốc độ : 1500 rpm

Hình 3.52. Bơm xăng cũ và mới.

- Thay đường ống dẫn nhiên liệu.

Đường ống nhiên liệu sau thời gian làm việc không trách khỏi tình trạng đứt gãy rò rĩ vì thế cần phải thay mới để đảm bảo sự hiệu quả và oan toàn cho hệ thống. Việc thay đường ống mới không tốn nhiều thời gian và công sức, chỉ cần mua loại ống có đường kính và chịu áp suất giống loại ống cũ thay là được.

Hình 3.53. Đường ống mới đã được thay.

- Bảo dưỡng vòi phun

Trong nhiên liệu luôn luôn lẫn tạp chất nhất là với động cơ cũ lọc xăng không đảm bảo nữa nên vòi phun bị đóng cặn bẩn là không tránh khỏi. Để hệ thống làm việc hiệu quả cần bảo dưỡng vòi phun cũng như thay lọc theo định kì. Vì vậy tôi quyết định bảo dưỡng vòi phun và thay lọc xăng mới.

Quy trình súc rửa vòi phun. + Bước 1: Chuẩn bị.

63

* Accu.

* Giắc cắm, công tắc, dây dẫn điện. * Ống dẫn dung dịch, khớp nối. * Vòi phun.

* Dụng cụ chứa dung dịch. + Bước 2: Tháo vòi phun.

+ Bước 3: Súc vòi phun.

Hình 3.54. Sơ đồ súc vòi phun.

Để rửa kim, cần tháo các vòi ra khỏi hệ thống, sau đó nối vòi phun vào ống dẫn dung dịch súc rữa, và giắc cắm điện kích mở vòi phun.

Hình 3.55. Lắp gép các thiết bị.

Nối ống dẫn vào bình chứa dung dịch đồng thời mắc dây dẫn điện vào ắc quy. Ấn công tắc cung cấp điện cho vòi phun cùng lúc với vòi xịt của bình chứa dung dịch

64

lúc này dung dịch súc rữa vòi phun có áp suất cao sẽ chạy qua vòi phun và phun vào khay chứa. Ta có thể ấn nhiều lần sau đó đảo ngược vòi phun làm tương tự. Thực hiện súc rửa tất cả các vòi phun.

Hình 3.56. Kích mở kim phun và dung dich súc rửa.

Hình 3.57. Roang làm kín vòi phun bị hỏng.

Roang làm kín vòi phun bị hỏng nên xảy ra hiện tượng rò rỉ khi vận hành vì thế tiến hành thay siêu mới.

+ Bước 4: Lắp vòi phun vào động cơ.

3.4.2.2. Phục hồi hệ thống phun xăng D-EFI trên mô hình

Cũng giống như hệ thống L – EFI hệ thống phun xăng D – EFI cũng gặp những hư hỏng tương tự nên quá trình bão dưỡng sửa chữa cũng tương tự.

3.4.3. Phục hồi hệ thống khởi động động cơ3.4.3.1. Thay rơ le, vệ sinh giắc cắm 3.4.3.1. Thay rơ le, vệ sinh giắc cắm

Mạch điện hệ thống khởi động sau thời gian dài làm việc một số giắc cắm bị rỉ sét, rơ le khởi động không làm việc. Điều này làm hệ thống khởi động không làm việc. Sau khi nghiên cứu, tôi tiến hành thay rơ le mới và vệ sinh các giắc cắm bằng giấy nhám và nối, bọc kín lại các mối nối.

- Rơ le 4 chân -Điện áp 12V

65

Hình 3.58. Rơ le khởi động.

3.4.3.2. Phục hồi tiếp điểm

Tiếp điểm sau thời gian làm việc đã bị rỗ và khả năng dẫn điện giảm. Cần phục hồi lại khả năng dẫn điện của tiếp điểm. Công việc cụ thể như sau:

Dùng tuýu tháo rời máy khởi động.

Hình 3.59. Tháo máy khởi động.

Làm sạch tiếp điểm bằng cách dùng giấy nhám P200 đánh bóng lại tiếp điểm sau đó lắp lại tiếp điểm và vô mở cho solenoid lắp solenoid và máy khởi động.

66

Hình 3.60. Tiếp điểm bị rỗ.

Hình 3.61. Đánh bóng tiếp điểm bằng giấy nhám

.

Hình 3.62. Vệ sinh vô mỡ lõi Solenoid.

3.4.3.3. Vệ sinh máy khởi động

Máy khởi động sau thời gian làm việc bị bám bụi bẩn cần vệ sinh sạch sẽ tăng khả năng thoát nhiệt và hiệu suất cho máy khởi động giúp tăng tuổi thọ hệ thống. Dùng xăng và cọ quét sạch bị bẩn bám vào máy khởi động đặt biệt xung quanh cổ góp có rất nhiều muội than. Sau đó thổi khô bằng khí nén bôi mỡ ổ bi, khớp một chiều và bánh răng khởi động, cuối cùng là lắp máy khởi động

67

Hình 3.63. vệ sinh máy khởi động.

3.4.4. Bảo dưỡng hệ thống cung cấp điện

Sau khi vận hành và thử nghiệm và kiểm tra hệ thống cung cấp điện trên động cơ nhận thấy hệ thống còn hoạt động tốt, chỉ cần vệ sinh lại máy phát và các đầu dây:

Các đầu nối và giắc cắm làm việc lâu ngày bị rơ lỏng và rỉ sét ta chỉ cần dùng giấy nhám đánh sạch rỉ sét và bọc lại các mối nối.

Máy phát làm việc lâu ngày cũng không tránh khỏi bui bẩn và mụi than từ chổi than bám vào vậy nên cần vệ sinh sạch sẽ để tăng khả năng thoát nhiệt cho máy phát tăng tuổi thọ hệ thống. Bằng cách dùng xăng cọ quét sạch hết bụi bẩn bám vào máy phát, xịt khô bằng khí nén, bôi mỡ cho ổ bi và lắp máy phát

Hình 3.64. Vệ sinh máy phát.

3.5. Thử nghiệm, điều chỉnh và đánh giá mô hình

Sau khi lắp ráp động cơ và các phụ kiện liên quan giáo viên hướng dẫn đã chỉ đạo chạy thử nghiệm, điều chỉnh và đánh giá mô hình.

68

3.5.1. Quy trình thử nghiệm mô hình

- Chuẩn bị:

+ Kiểm tra mức nước trong két thông qua nắp két nước nếu thiếu thì châm thêm.

+ Kiểm tra mức dầu bôi trơn dựa vào que thăm dầu. + Kiểm tra nhiên liệu.

+ Chuẩn bị ắc quy khởi động - Khởi động.

Trước khi khởi động ta cần quay máy vài vòng xem có bó kẹt gì không, sau đó nối ắc quy vào động cơ và máy phát, rút dây cao áp bật công tắc khởi động động cơ vài lần để nhớt được bơm lên các bề mặt. Sau đó nối lại dây cao áp và khởi động động cơ.

- Vận hành thử nghiệm.

+ Cho động cơ làm việc ở chế độ không tải khoảng ( 10 – 20) phút để đạt nhiệt độ làm việc ổn định.

+ Cho động cơ mang tải từ từ theo nấc.

+ Quan sát áp suất dầu bôi trơn, phải ở mức (2,5 – 5.0) kgf/cm2[8. Trang 340] + Quan sát nhiệt độ nước làm mát động cơ.

+ Lắng nghe những tiếng động, tiếng gõ bất thường.

+ Quan sát màu sắc khí xả để đoán biết tình trạng động cơ. - Tắt máy.

+ Giảm tốc độ động cơ xuống khoảng 600 – 800 vòng/phút.

+ Duy trì trạng thái này cho tới khi nhiệt độ động cơ giảm bớt rồi tắt máy. Trước khi tắt, tăng tốc đột ngột để xả sạch khí xả trong buồng cháy.

3.5.2. Điều chỉnh mô hình

Sau khi chạy thử nghiệm mô hình nhận thấy cần có sự điều chỉnh ở một số hệ thống để động cơ làm việc ổn định hơn, cụ thể là

69

Động cơ sau khi lắp và cho nổ thử thì biểu hiện hay tắt máy và nổ không êm vì thế cần tiến hành điều chỉnh cảm biến vị trí bướm ga. Công việc cụ thể như sau: khởi động cơ cho động cơ đạt đến nhiệt độ ổn định, nới lỏng vít cố định vỏ cảm biến vị trí bướm ga, xoay nhẹ cho tới lúc động cơ nổ đều êm. Siết chặt vít cố định.

- Điều chỉnh góc đánh lửa sớm:

Khởi động động cơ để động cơ hoạt động đến nhiệt độ bình thường. Điều chỉnh tốc độ cầm chừng khoảng 750 – 850 v/p bằng đồng hồ tốc độ động cơ. Nối hai cực nguồn của súng cân lửa vào ắc quy, và nối dây còn lại vào dây cao áp máy số 1. Ấn công tắc đèn và soi đèn vào dấu đánh lửa tên puli, quan sát dấu cân lửa trên phần cố định và phần quay ta thấy chúng không trùng nhau.Ta dùng cờ lê nới lỏng vít cố định vỏ delco, xoay delco cho hai dấu trùng nhau. Sau đó siết cố định vỏ delco.

3.5.3. Đánh giá

Qua quá trình chạy thử nghiệm và điều chỉnh nhận thấy mô hình đã hoạt động bình thường. Hệ thống khởi động làm viêc ổn định, nhiệt độ máy khởi động khi làm việc cũng không tăng cao. Hệ thống cung cấp điện hoạt động bình thường điện áp đầu ra đo được là 12V. Hệ thống phun xăng L – EFI trên động cơ hoạt động tốt. Hệ thống phun xăng D – EFI vẫn còn gặp trục trặc nhỏ đó là nhiên liệu rò rỉ ở chân vòi phun. Sau khi xem xét thay siêu làm kín mới đã hết rò rỉ. hệ thống làm mát dưỡng làm việc tốt, góc đánh lửa sớm đã được điều chỉnh, bugi được vệ sinh và thay mới. tia lửa phát ra mạnh đảm bảo quá trình cháy.

Động cơ nổ êm hơn,nhiệt độ nước làm mát ổn định, không còn rò rỉ nhớt. Hiện tượng bỏ máy được khắc phục, khí xả động cơ đã hết đen . Hệ thống bôi trơn hoạt động tốt áp suất dầu bôi trơn 2.8 kG/cm2 đảm bảo điều kiện động cơ làm việc lâu dài.

70

CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. Kết luận

Qua quá trình tìm hiểu và thực hiện đề tài “ Nghiên cứu phục hồi mô hình động cơ phun xăng đa chức năng tại xưởng thực tập Bộ môn Kỹ thuật ô tô”. Đây là đề tài khá hay và rộng nó bao gồm cả hệ thống điện, điều khiển và động cơ trong quá trình thực hiện còn gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng với sự giúp đỡ tận tình của thầy hướng dẫn Trần Ngọc Anh, thầy trưởng bộ môn TS. Lê Bá Khang cùng một số bạn trong lớp đến nay nội dung cơ bản của đề tài đã hoàn thành.

Mô hình phun xăng đa chức năng tại xưởng thực tập Bộ môn Kỹ thuật ô tô là mô hình phục vụ công tác dạy và học sau thời gian sử dụng đã có những dấu hiệu hư hỏng. Sau thời gian bảo dưỡng, phục hồi mô hình đã hoạt động bình thường và đã được đi dây và sơn lại để tăng tuổi thọ và tính thẩm mỹ. Bên cạnh đó em đã xây dựng được quy trình kiểm tra, chẩn đoán và vận hành kỹ thuật động cơ có minh họa bằng hình ảnh.

Qua quá trình thực hiện đề tài em thấy đây là một đề tài mang ý nghĩa thiết thực, vừa cũng cố kiến thức lý thuyết vừa nâng cao khả năng thực hành.

Tuy nhiên do kiến thức, kinh nghiệm còn hạn chế và thời gian thực hiện đề tài còn ngắn nên nội dung đề tài không tránh khỏi sai sót, kính mong Quý thầy và các bạn đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn.

4.2. Đề xuất

Sau thời gian thực đề tài em thấy đề tài mang tính thực tế rất cao vừa nâng cao khả năng thực hành cho sinh viên, vừa phục hồi được mô hình phục vụ học tập. Em mong rằng thời gian sắp tới sẽ có nhiều đề tài mang tính thực nghiệm như vậy. Và em cũng xin có một vài đề xuất như sau:

- Mô hình phun xăng đa chức năng là một mô hình hiện đại có đầy đủ các cảm biến nhưng trong quá trình sử dụng một số đã hư hỏng và được cắt bỏ như cảm biến ô xy,

71

cảm biến kích nổ…em hi vọng bộ môn sẽ nghiên cứu phục hồi để mô hình hoàn thiện hơn.

- Nên tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận thực tế nhiều hơn, xen kẽ giữa học lý thuyết và thực hành để sinh viên được thực hành tháo lắp vận hành điều chỉnh các mô hình nhiều hơn. Nhằm cũng cố lại lý thuyết cũng như nâng cao kỹ năng tay nghề phục vụ cho công việc sau khi ra trường.

- Bộ môn cần đầu tư thêm một số trang thiết bị phục vụ quá trình thực tập như: cần siết lực, cảo xéc măng, cảo xupap,…

72

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Kỹ sư Trung Minh (2005), Hệ thống phun nhiên liệu và đánh lửa xe ô tô, NXB Thanh Niên.

2. Trần Thế San – Đỗ Dũng (2008), Thực hành sữa chữa – bảo trì Động cơ xăng, NXB Đà Nẵng.

3. Nguyễn Văn Nhận (2007), Lý thuyết động cơ đốt trong. Trường Đại học Nha Trang.

4. Nguyễn Tất Tiến, Đỗ Xuân Kích (2008), Giáo trình kỹ thuật sửa chữa, ô tô máy nổ. Nhà xuất bản Giáo Dục.

5. Nguyễn Tấn Lộc (2007), Giáo trình thực tập động cơ I. Trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh.

6. Đỗ Văn Dũng (2005). Hệ thống điện và điện tử trên ô tô hiện đại. Trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh.

7. Nguyễn Oanh, Phun xăng điện tử EFI, NXB Tổng hợp TP.HCM.

73

PHỤ LỤC

Bảng mô men siết bu lông các hệ thống động cơ (N.m).

STT Vị trí Mô men

1 Puli trục cam 54

2 Puli động cơ 108

3 Bu lông , đai ốc cổ nạp 19

4 Bu lông , đai ốc cổ xả 49

5 Bu lông ống phân phối 39

6 Đai ốc cacte trên 23

7 Bu lông ổ truc cam 19

8 Bu lông nắp máy 49

9 Bu lông thanh truyền 25

10 Bu lông bánh đà 83

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phục hồi mô hình động cơ phun xăng đa chức năng tại Xưởng thực tập bộ môn Kỹ thuật ô tô (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)