Phương án phục hồi mô hình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phục hồi mô hình động cơ phun xăng đa chức năng tại Xưởng thực tập bộ môn Kỹ thuật ô tô (Trang 41)

2.3.1. Tiêu chí phục hồi mô hình

Khi phục hồi mô hình cần đạt đượt một số tiêu chí sau:

- Đảm bảo chất lượng làm việc của mô hình: mô hình sau khi phục hồi phải làm việc ổn định đáp ứng được nhu cầu dạy và học.

- Phương án phục hồi phải phù hợp với tình trạng mô hình, phù hợp với điều kiện trang thiết bị xưởng, thời gian và giá thành phục hồi thấp nhất.

- Tạo điều kiện cho sinh viên thực hiện được tiếp cận với công việc nhiều nhất.

2.3.2. Phương án phục hồi mô hình

Qua khảo sát sơ bộ và đo đạc các hệ thống ta xác định được tình trạng của mô hình từ đó nhận thấy có thể sửa chữa, phục hồi các hệ thống trên mô hình theo những phương án sau:

2.3.2.1. Phương án bảo dưỡng kỹ thuật

Là những hoạt động hoặc những biện pháp kỹ thuật có xu hướng làm giảm cường độ hao mòn chi tiết máy, phòng ngừa hỏng hóc (bôi trơn, điều chỉnh, siết chặt, lau chùi…) và kịp thời phát hiện các hỏng hóc (kiểm tra, xem xét trạng thái, sự tác động các cơ cấu, các cụm, các chi tiết máy) nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật của mô hình trong quá trình sử dụng.

+ Ưu điểm:

* Chi phí bảo dưỡng không đáng kể.

* Phát hiện kịp thời các hư hỏng để khắc phục.

2.3.2.2. Phương án sửa chữa

Là những hoạt động hoặc những biện pháp kỹ thuật có xu hướng khắc phục các hỏng hóc (thay thế cụm máy hoặc các chi tiết máy, sửa chữa phục hồi các chi tiết máy có khuyết tật…) nhằm khôi phục khả năng làm việc của chi tiết, hoặc mô hình.

- Phục hồi chi tiết:

Các chi tiết bị hư hỏng làm ảnh hưởng tới chất lượng quá trình làm việc của mô hình. Nếu hư hỏng đó còn nằm trong giới hạn cho phép thì tiến hành sữa chữa phục hồi chi tiết đó.

33

+ Ưu điểm: Sinh viên có dịp nghiên cứu, tìm tòi phương pháp sửa chữa cũng như nâng cao kỹ năng thực hành.Giảm giá thành phục hồi mô hình.

+ Nhược điểm: Yêu cầu phải có trang thiết bị, và tay nghề cao. So với chi tiết thay thế chất lượng của chi tiết sửa chữa không cao bằng.

- Thay thế chi tiết.

Nếu hai phương án trên không thể thực hiện thì thay thế là phương án cuối cùng.

+ Ưu điểm: Rút ngắn thời gian phục hồi. Chất lượng hệ thống được đảm bảo + Nhược điểm: Chi phí phục hồi mô hình tăng. Sinh viên sẽ mất đi cơ hội suy nghĩ, tìm tòi phương án cũng như thao tác sửa chữa.

2.4. Kết luận

Từ quá trình khảo sát, kiểm tra đo đạc và đánh giá tình trạng mô hình. Quyết định tiến hành phục hồi mô hình theo cả ba phương án trên. Nhưng vì một số lí do chủ quan cũng như khách quan quá trình phục hồi mô hình sẽ tập trung vào phương án thứ nhất và thứ hai là bảo dưỡng kỹ thuật và phục hồi chi tiết, những chi tiết hay bộ phận không thể phục hồi thì bắt buộc phải thay thế chi tiết cùng loại. Việc phục hồi mô hình cơ bản bao gồm những nội dung sau:

- Bảo dưỡng kỹ thuật: hệ thống khởi động, máy phát điện hệ thống thông tin, điều khiển, hệ thống làm mát, bôi trơn, vòi phun, hệ thống truyền lực...

- Sửa chữa: xupap và bệ đỡ, tiếp điểm máy khởi động, bugi..

- Thay thế: bơm xăng, phốt xupap, phốt trục cam, phốt đầu trục khuỷu, rơ le khởi động , rơ le quạt làm mát, roang nắp máy, roang vòi phun, ống dẫn nhiên liệu.

- Vận hành thử nghiệm đánh giá và điều chỉnh.

Trong quá trình thực hiện có thể linh hoạt bố trí, thay đổi quy trình cũng như dụng cụ cho phù hợp với điều kiện xưởng mà vẫn đảm bảo quy trình và chất lượng mô hình. Quá trình thực hiện sẽ có sự giám sát và hướng dẫn của thầy hướng dẫn.

34

CHƯƠNG 3

NGHIÊN CỨU PHỤC HỒI, THỬ NGHIỆM VÀ ĐIỀU CHỈNH MÔ HÌNH

3.1. Khái quát về quá trình sửa chữa, phục hồi mô hình

Quá trình sửa chữa, phục hồi mô hình là quá trình thực hiện sau khi đã đánh giá được tình trạng mô hình và nghiên cứu lựa chọn phương án thực hiện. Đây là quá trình quan trọng nhất nó quyết định chất lượng hoạt động của mô hình sau khi phục hồi. Quá trình thực hiện như sau:

- Tháo động cơ.

- Phục hồi phần động cơ. + Nắp máy

+ Hệ thống truyền lực + Hệ thống làm mát

+ Hệ thống bôi trơn động cơ - Phục hồi hệ thống điện động cơ.

+ Hệ thống khởi động + Hệ thống cung cấp điện + Hệ thống cảm biến + Hệ thống đánh lửa

+ Hệ thống phun xăng L - EFI trên động cơ + Hệ thống phun xăng D - EFI trên mô hình - Vận hành thử nghiệm đánh giá và điều chỉnh. 3.2. Tháo động cơ

Để có thể kiểm tra đánh giá chính xác tình trạng mô hình hay sửa chữa thì công việc đầu tiên là tháo rời các chi tiết của động cơ. Khi tháo cần chú ý những điều sau: - Không tháo động cơ khi còn nóng.

35

- Chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị phục vụ quy trình tháo: ngoài những dụng cụ thông dụng để quá trình tháo được dễ dàng, tránh làm hư hỏng chi tiết cần chuẩn bị một số dụng cụ chuyên dùng như: + Cần siết lực + Cảo puli + Cảo lọc nhớt + Cảo xupap + Cảo xupap…

- Trước khi tháo phải chú ý dấu, nếu không có dấu phải làm dấu để quá trình lắp được dễ dàng. Để quan sát hoặc đánh dấu ta cần quay trục khuỷu động cơ cho máy thứ nhất lên điểm chết trên. Sau đó chú ý những dấu sau:

+ Dấu puli trục khuỷu với thân máy ( điểm chết trên, góc đánh lửa sớm ) + Dấu puli trục cam với thân máy

+ Dấu ăn khớp hai bánh răng trục cam

+ Dấu lắp ghép nửa đầu to thanh truyền, và thứ tự các piston…

Nếu động cơ không có dấu cần đánh dấu bằng đột làm dấu hoặc dụng cụ đánh số.

- Đối với một số chi tiết như trục cam và nắp máy cần tháo theo đúng quy trình.

Quy trình tháo động cơ.

- Bước 1: xả sạch nước làm mát.

- Bước 2: dùng tuýp vặn ốc xả hết nhớt trong động cơ. Sau đó dùng tuýp tháo cacte ra khỏi động cơ.

36

- Bước 3:dùng tuýp và cờ lê tháo máy khởi động và hộp số tự động ra khỏi động cơ. Khi tháo cần chú ý dấu vị trí tương đối của bánh đà và biến mô.

Hình 3.2.Tháo máy khởi động và hộp số.

Hình 3.3. Tháo biến mô và bánh đà.

- Bước 4:dùng cờ lê mở đai ốc giữ cacte trên.

Hình 3.4. Tháo cacte trên.

37

Hình 3.5. Tháo ống nạp,ống xả.

- Bước 6: dùng cờ lê tháo ống nước làm mát, và nắp che đai truyền động.

Hình 3.6. Tháo ống dẫn nước và nắp che đai.

a) tháo ống dẫn nước b) tháo nắp che đai

- Bước 6: tháo vòi phun: dùng cờ lê tháo ống phân phối ra khỏi nắp máy.

Hình 3.7. Tháo vòi phun.

- Bước 7: xoay trục cam tới vị trí các mỏ cam đội xupap ít nhất, dùng tuýp nới lỏng đều các nắp cổ trục cam lấy các nắp cổ trục và trục cam ra ngoài. Tương tự tháo trục cam còn lại.

38

Hình 3.8. Dấu ăn khớp bánh răng trục cam.

Hình 3.9. Dấu trục cam và thứ tự ổ trục. Trong đó E và I là kí hiệu của cam xả và cam nạp,

1, 2, 3, 4 là thứ tự cổ trục cam tính từ đầu tự do.

Hình 3.10. Tháo trục cam.

- Bước 9: dùng tuýp để tháo nắp máy, khi tháo nắp máy cần chú ý nới lỏng đều các bu lông từ ngoài vào trong và tách nắp máy khỏi thân máy.

39

Hình 3.12. Nắp máy sau khi tháo.

Bước 8: dùng cảo xupap để tháo xupap, nhưng vì lí do không có cảo nên dùng dụng cụ tự chế và máy khoan bàn để tháo lò xo, móng hãm, đế chặn và xupap ra ngoài.

Hình 3.13. Dụng cụ tháo xupap tự chế.

Hình 3.14. Xupap và phốt xupap sau khi tháo.

Khi tháo con đội và xupap cần chú ý dấu thứ tự và loại, cần đánh dấu cần đánh dấu bằng dụng cụ đánh số để phân biệt.

- Bước 10: xoay cho piston máy số một xuống điểm chết dưới dùng đột đánh dấu thanh truyền và nắp của nó theo thứ tự cho máy 1và máy 4. Dùng tuýp nới lỏng và tháo các bu lông thanh truyền, dùng búa gõ nhẹ vào bu lông thanh truyền và lấy nắp đầu to thanh truyền ra ngoài. Xoay tiếp 180º và làm tương tự tháo tiếp máy số 2 và 3.

40

Hình 3.15. Tháo đầu to thanh truyền.

Sau đó lấy piston ra khỏi xylanh bằng cách dùng thanh gỗ đẩy thanh truyền và piston ra khỏi động cơ và sắp xếp theo thứ tự ngăn nắp.

Hình 3.16. Tháo cụm piston thanh truyền.

3.3. Bảo dưỡng động cơ 3.3.1. Bảo dưỡng nắp máy

Sau khi tháo nắp máy và hệ thống phân phối khí phát hiện bệ đỡ và xupap bị rỗ, phốt xupap, roang nắp máy, phốt chắn dầu trục cam bị hỏng vì thế cần bảo dưỡng và phục hồi để đảm bảo sự kín khít của buồng đốt cũng như khắc phục rò rỉ nhớt.

3.3.1.1. Vệ sinh

Sau thời gian sử dụng nắp máy và hệ thống phân phối khí bị đóng rất nhiều cặn và nhiều muội than nên phải vệ sinh sạch sẽ. Đối với nắp máy tiến hành ngâm dầu sau đó dùng bàn chải và cọ làm sạch cặn bẩn và muội than, dùng dao cạo roang và giấy nhám P800 để làm sạch bề mặt tiếp xúc với thân máy.

41

Hình 3.17 vệ sinh nắp máy.

Làm sạch xupap bằng cách ngâm dầu chà rữa bằng bàn chải sau đó đánh lại bằng máy.

Hình 3.18. Vệ sinh nắp máy và xupap.

3.3.1.2. Đo kiểm

- Kiểm tra khe hở dầu xupap.

Ống dẫn hướng xupap có tác dụng dẫn hướng xupap. Nếu khe hở dầu bé xupap sẽ bị kẹt trong ống dẫn hướng khi làm việc. Khi khe he hở giữa ống dẫn hướng và xupap nạp lớn thì động cơ sẽ bị hao hụt nhớt, gây tác hại như hư bugi đóng chấu sinh ra hiện tượng cháy sớm và kích nổ, làm cho công suất và hiệu suất động cơ giảm. Khi khe he hở giữa ống dẫn hướng và xupap xả lớn thì khí cháy đi qua khe hở làm cho nhớt động cơ mau biến chất.

Dùng thước kẹp độ chính xác 0,01 mm và ca lip đo đường kính thân xupap và đường kính trong của ống dẫn hướng xupap tại các mặt phẳng 1-1, 2-2, 3-3, theo hai phương vuông góc nhau. Hiệu số giữa đường kính trong ống kiềm và và đường kính ngoài xupap ta có được khe hở dầu xupap.

42

Hình 3.19. Hang eve trí cần đo.

Hình 3.20. Đo đường kính thân xupap.

Bảng 3.1. Giá trị chuẩn khe hở dầu xupap (mm) [8. Trang 79].

Đường kính chuẩn Khe hở dầu tiêu chuẩn

Khe hở dầu lớn nhất

Xupap nạp 5,970 – 5,985 0,025 – 0,060 0,08

Xupap xả 5,965 – 5,980 0,030 – 0,065 0,10

Bảng 3.2. Kết quả đo khe hở dầu xupap( mm).

Xupap 1 2 3 4 5 6 7 8

Nạp 0,04 0,035 0,05 0,04 0,045 0,045 0,05 0,035 Xả 0,04 0,045 0,05 0,045 0,055 0,04 0,05 0,045 Trong đó 1, 2, 3,.. là thứ tự các xupap tính từ đầu tự do.

Kết luận: khe hở dầu xupap vẫn còn trong giới hạn cho phép nên không ảnh hưởng gì tới quá trình làm việc của động cơ, ta chỉ cần thay phốt xupap mới là được. - Kiểm tra chiều cao mỏ cam.

1 1 1 1 3 2 3 3 2 2 3 2

43

Dùng pan me độ chính xác 0,01 mm đo chiều cao lần lượt các mỏ cam của trục cam nạp và cam xả.

Hình 3.21. Đo chiều cao mỏ cam.

Bảng 3.3. Giá trị chuẩn thông số chiều cao mỏ cam (mm)

[8. Trang 84].

Thông số Giá trị

Chiều cao của mỏ cam nạp 42,51 - 42,61

Chiều cao của mỏ cam xả 40,36 - 40,46

Chiều cao tối thiểu của mỏ cam nạp 42,40

Chiều cao tối thiểu của mỏ cam xả 40,25

Bảng 3.4. Giá trị kiểm tra.

Cam nạp Giá trị (mm) Cam xả Giá trị (mm)

1 42,50 1 40,37 2 42.54 2 40,40 3 42,52 3 40,39 4 42,53 4 40,41 5 42,50 5 40,41 6 42,54 6 40,42 7 42,51 7 40,37 8 42,54 8 40,41

Trong đó 1, 2, 3…. Là thứ tự các xupap tính từ đầu tự do.

Kết luận: chiều cao mỏ cam vẫn còn trong giới hạn không ảnh hưởng đến quá trình làm việc của động cơ.

44

- Kiểm tra đường kính cổ trục cam.

Dùng pan me có độ chính xác 0,01 mm đo lần lượt đường kính cổ trục cam. Giá trị đường kính tiêu chuẩn 26,959 mm – 26,975 mm [ 8. Trang 85].

Hình 3.22. Kiểm tra đường kính cổ trục cam.

Bảng 3.5. Giá trị đường kính cổ trục cam (mm).

Cổ trục 1 2 3 4 5

Cam nạp 26,963 26,965 26,965 26,968 26,963 Cam xả 26,964 26,965 26,962 26,966 26,963

Trong đó 1, 2, 3… là thứ tự các cổ trục cam tính từ đầu tự do.

Kết luận: đường kính cổ trục cam vẫn còn trong giới hạn, nên vẫn làm việc tốt chỉ cần vệ sinh sạch sẽ lắp lại.

- Kiểm tra con đội.

Dùng pan me kiểm tra đường kính ngoài của con đội, dùng ca lip xác định đường kính trong xylanh của con đội. Hiệu của hai giá trị này là khe hở dầu của con đội.

45

Bảng 3.6. Giá trị chuẩn đường kính con đội [8. Trang 87].

Thông số Giá trị (mm)

Đường kính con đội 30,966 - 30,976

Đường kính xylanh 31 - 31,018

Khe hở tiêu chuẩn 0,024 - 0,052

Khe hở lớn nhất 0,07

Bảng 3.7. Giá trị kiểm tra khe hở dầu con đội (mm).

Khe hở dầu con

đội xupap nạp Giá trị

Khe hở dầu con

đội xupap xả Giá trị

1 0,035 1 0,036 2 0,036 2 0,037 3 0,035 3 0,034 4 0,04 4 0,034 5 0,042 5 0,039 6 0,036 6 0,040 7 0,035 7 0,036 8 0,038 8 0,038

Trong đó 1, 2, 3…. Là thứ tự các con đội tính từ đầu tự do.

Kết luận: khe hở dầu con đội vẫn còn nằm trong giới hạn cho phép nên ta chỉ cần vệ sinh sạch sẽ, lắp lại là được.

- Kiểm tra chiều cao lo xo.

Dùng thước kẹp độ chính xác 0,01 mm để đo chiều cao lò lo. Chiều cao tiêu chuẩn là 41,96 mm – 41,99 mm. nếu kết quả đo nằm ngoài giới hạn phai thay lò xo [8. Trang 89].

46

Hình 3.24. Kiểm tra chiều cao lò xo.

Bảng 3.8. Chiều cao lò lo (mm).

Lò xo xupap nạp Giá trị Lò xo xupap xả Giá trị

1 41,97 1 41,97 2 41,97 2 41,98 3 41,98 3 41,98 4 41,97 4 41,98 5 41,98 5 41,97 6 41,98 6 41,97 7 41,96 7 41,98 8 41,98 8 41,98

Kết luận chiều cao lò vẫn còn nằm trong giới hạn cho phép nên không ảnh hưởng đến qua tình làm việc của động cơ.

3.3.1.3. Xoáy xupap

Sau khi vệ sinh xong ta tiến hành kiểm tra bề mặt làm việc của xupap và bệ xupap. Ta thấy bề mặt xupap và bệ đỡ bi rổ do quá trình làm việc xupap phải đóng mở liên tục và tiếp xúc với nhiệt độ khí cháy nên không đảm bảo kín khít vì thế cần phải có biện pháp khắc phục.

Biện pháp khắc phục ở đây là tiến hành xoáy xupap để khôi phục lại độ kín khít của xupap và bệ đỡ. Quá trình xoáy xupap được thực hiện theo những bước sau:

47

Hình 3.25. Bề mặt làm việc xupap và bệ đỡ của nó.

- Bước 1: chuẩn bị cát xoáy một lọai thô 80 hạt/ 3

mm và một loại tinh 220 hạt/ 3

mm ,

nhớt sạch, ống nhựa, dẻ lau, giá đặt nắp máy, xăng hay dầu máy.

Hình 3.26. Cát xoáy và ống nhựa.

- Bước 2: đặt nắp máy lên giá đỡ sao cho thuận lợi khi thao tác, tránh bập bênh… - Bước 3: bôi một lớp mỏng cát xoáy to thô lên mặt côn của xupap.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phục hồi mô hình động cơ phun xăng đa chức năng tại Xưởng thực tập bộ môn Kỹ thuật ô tô (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)