b. Ảnh hưởng của điều kiện nuôi cấy
3.1.1. Đặc điểm nuôi cấy chủng xạ khuẩn HP
Mặt trên của khuẩn lạc (khuẩn ti khí sinh) và mặt dưới của khuẩn lạc (khuẩn ti cơ chất) được so với bảng màu của Tresner và Backus (1963). Xạ khuẩn được phân thành 7 nhóm theo màu sắc khuẩn ti khí sinh. Đó là các nhóm: Trắng (W), vàng (Y), đỏ (R), tím (violet), Xám (Grey), xanh (Green), xanh da trời (Blue). Màu sắc của khuẩn ti khí sinh và khuẩn ti cơ chất là tiêu chuẩn cơ bản để phân biệt cácchủng xạ khuẩn.Kết quả nghiên cứu đặc điểm nuôi cấy của chủng xạ khuẩn HP411 được trình bày ở bảng và hình sau:
Hình 3.1. Màu sắc của chủng HP411 nuôi cấy trên các môi trường ISP
Khả năng sinh sắc tố tan được xác định trên môi trường ISP2-5 và được xếp vào 5 nhóm màu là vàng nâu, xanh da trời, xanh lá, đỏ-da cam, tím. Kết quả bảng 3.1 cho thấy chủng có khả năng sinh sắc tố tan. Màu của sắc tố tan có thể giống nhau trên các MT nhưng cũng có thể thay đổi trên các MT khác nhau.
Theo Chương trình xạ khuẩn quốc tế (ISP), khả năng hình thành melanin được xác định trên môi trường ISP1, ISP6 và ISP7 ở nhiệt độ thích hợp trong 14 ngày, nếu chủng sinh ra melanin thì màu của môi trường sẽ chuyển từ vàng nhạt sang nâu, đen. Dưới đây là kết quả so màu của chủng HP411.
Bảng 3.1. Đặc điểm nuôi cấy của chủng xạ khuẩn HP411 trên các MT ISP Môi
trường
Khuẩn ty Sắc tố
KTKS KTCC Săc tố tan Melanin
ISP1 Xám d Xám 7ih - -
ISP2 Xám5fe Xám 7ih Nâu nhạt
ISP3 Trắng xám a Trắng a -
ISP4 Xám xanh 11/2ge Trắng b -
ISP5 Trắng a Trắng b -
ISP6 Trắng b Xám 3ge - -
(Ghi chú: KTKS: khuẩn ty khí sinh; KTCC: khuẩn ty cơ chất; -: không có )
Hình 3.2. Hình thái khuẩn lạc của chủng HP411 trên môi trường ISP2
Kết quả so sánh cho thấy, chủng HP411 thuộc nhóm xám (Gray). Trên các môi trường ISP khác nhau, chủng chỉ sinh sắc tố nâu nhạt trên môi trường ISP2 và không sinh melanin, không làm thay đổi màu sắc của môi trường ISP1, ISP6 và ISP7.