b. Ảnh hưởng của điều kiện nuôi cấy
2.2.2.1. Đặc điểm hình thá
a) Đặc điểm nuôi cấy
- Màu sắc khuẩn lạc (khuẩn ty khí sinh): màu sắc của khuẩn ty khí sinh được so với 7 nhóm màu của Tresner và Backus (1963): xanh da trời, sẫm, xám, xanh lá, đỏ, tím, trắng, vàng.
- Màu sắc của khuẩn ty cơ chất: chia vào 5 nhóm vàng- nâu (gồm cả các loại không tiết sắc tố); xanh da trời, xanh lá, đỏ-da cam, tím.
- Khả năng sinh sắc tố tan: khả năng sinh sắc tố tan được xác định trên môi trường ISP2-5. Sắc tố tan được xếp vào 5 nhóm giống màu của khuẩn ty khí sinh và khuẩn ty cơ chất: vàng nâu, xanh da trời, xanh lá, đỏ-da cam, tím.
- Sự hình thành sắc tố melanin: để kiểm tra khả năng hình thành melanin, nuôi cấy xạ khuẩn trên môi trường ISP1, ISP6 và ISP7 ở nhiệt độ thích hợp. Quan sát trong 14 ngày, nếu chủng sinh ra melanin thì màu của môi trường sẽ chuyển từ vàng nhạt sang nâu, đen.
b) Đặc điểm cuống sinh bào tử và bề mặt bào tử
Xạ khuẩn được nuôi cấy trên môi trường ISP2 ở 370C. Sau cứ 7, 14 và 21 ngày nuôi ở nhiệt độ 28-300C xạ khuẩn phát triển tốt lấy ra quan sát hình dạng chuỗi bào tử trên lamen dưới kính hiển vi quang học và kính hiển vi quét.
- Hình dạng chuỗi bào tử được ký hiệu:
RF: thẳng hay hơi lượn sóng; RA: hình móc câu hay xoắn không hoàn toàn; S: dạng xoắn lò xo hay xoắn hoàn toàn; SRF: dạng xoắn lượn sóng; RFS: thẳng và xoắn ở đầu; SRA: dạng xoắn có móc câu.
- Bề mặt bào tử: Bề mặt của khuẩn ty khí sinh có bào tử được phủ vàng
trong 30 giây sau đó quan sát và chụp ảnh dưới kính hiển vi quét (Viện 69) để xác định đặc điểm bề mặt bào tử:
+ Bào tử hình tròn, ovan, hình trụ.
+ Bề mặt bào tử được ký hiệu: Trơn nhẵn: sm ; Gai: sp; Xù xì: wa; Tóc: ha