Khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tồn lưu metyl thủy ngân trong ngao (loài Meretrix Lyrata thuộc họ Veneridae ) ở môi trường nước lợ (Trang 34)

Quảng Ninh là một trong ba vựa nuôi ngao lớn ở miền Bắc. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, bên cạnh ngao, ngành nuôi trồng thủy hải sản tại Quảng Ninh cũng rất phát triển với các loại vẹm, tu hài, sá sung, hàu, tôm cua… với giá trị kinh tế cao, đem lại nguồn lợi lớn cho bà con.

Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu đông bắc nƣớc ta, phía tây tựa lƣng vào núi

rừng trùng điệp, phía đông nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc Bộ với bờ biển khúc khuỷu nhiều cửa sông và nhiều đảo nhỏ. Khí hậu ở Quảng Ninh thuộc kiểu khí hậu vùng ven biển, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau,

mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 23,70C, dao động

bố không đều theo hai mùa. Mùa hè, mƣa từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa đông là mùa khô, ít mƣa, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Ở các cửa sông, các quá trình sông và biển bồi lắng phù sa tạo nên các dạng địa hình đa dạng với những cánh đồng và bãi triều thấp, rộng, hệ thống lạch triều dày đặc... tạo điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản. Thuỷ triều mang tính chất nhật triều thuần nhất, hầu hết số ngày trong tháng là nhật triều. Độ lớn thuỷ triều trong kỳ nƣớc cƣờng giao động trong khoảng 2,6 - 3,6 m; trong kỳ nƣớc ròng xấp xỉ 0,5 - 1,0 m.

Nhiệt độ của nƣớc biển trung bình toàn năm khá ấm, đạt xấp xỉ 24,60C. Vùng ven biển

có độ cao trung bình từ 0,5 m đến 5 m, nƣớc ngập mặn xâm nhập vào vùng cửa sông khá xa. Độ mặn trung bình tại các cửa sông và vùng ven bờ khá cao, hàng năm dao

động trong khoảng 28-330/00. Độ mặn trong vịnh lớn hơn và đồng nhất hơn các vùng

ven bờ, độ mặn giữa các tháng trong năm không chênh lệch nhau nhiều. Do đó, điều kiện tự nhiên tại Quảng Ninh thích hợp cho sự phát triển thuận lợi của các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ trong đó có ngao, tập trung chủ yếu ở các vùng ven bờ nhƣ Hoàng Tân, Khu Đồn Điền, Hải Hà…

Tuy nhiên, bên cạnh các điều kiện thuận lợi đó Quảng Ninh tiềm ẩn nhiều nguy cơ ô nhiễm. Về tài nguyên, Quảng Ninh có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, đặc biệt là nguồn tài nguyên than với trữ lƣợng trên 3,3 tỷ tấn than đá và than antraxit, chiếm khoảng 90% trữ lƣợng than trên toàn Việt Nam. Nhiều khu công nghiệp vừa và nhỏ đƣợc xây dựng hàng loạt nhƣ khu công nghiệp Việt Hƣng, Đông Mai, Hoành Bồ… tiếp tục mở rộng và phát triển. Hoạt động ở cảng biển, tàu bè và du lịch cũng đƣợc đầu tƣ nở rộ. Hoạt động khai thác quặng và các hoạt động công nghiệp lớn ở Quảng Ninh trong quá trình sử dụng than đá làm nhiên liệu đã thải vào môi trƣờng một lƣợng đáng kể thủy ngân. Thêm vào đó lƣợng lớn hợp chất lƣu huỳnh trong than và các sản phẩm từ than trong quá trình đốt có liên kết tƣơng đối bền với thủy ngân hữu cơ, làm tăng khả năng lƣu giữ và di chuyển thủy ngân trong môi trƣờng. Đây là mối nguy cơ lớn dẫn đến ô nhiễm metyl thủy ngân trong trầm tích và sinh vật mà trong đó ngao là đối tƣợng chịu tác động trƣớc hết.

Mẫu nghiên cứu đƣợc lấy tại hai bãi nuôi ngao nằm ở xã đảo Hoàng Tân, huyện Yên Hƣng và Khu Đồn Điền, phƣờng Hà Khẩu, thành phố Hạ Long, thuộc tỉnh Quảng Ninh. Hai bãi nuôi ngao tại Hoàng Tân và Khu Đồn Điền ở Quảng Ninh tuy đều cách khá xa các khu công nghiệp trong vùng nhƣng lại nằm ở cuối dòng chảy của các con sông và vẫn chịu những tác động không nhỏ từ môi trƣờng.

Hình 4. Vị trí khu vực lấy mẫu nghiên cứu thuộc thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Xã đảo Hoàng Tân thuộc huyện Yên Hƣng là một trong các xã đƣợc đầu tƣ dự án nuôi trồng thủy hải sản với tiềm năng kinh tế lớn, nằm cách thành phố Hạ Long 60 km, cách Cát Hải, Hải Phòng về phía nam khoảng 20 km. Nguồn tài nguyên trên đảo

hạn chế về cả số lƣợng và chất lƣợng, chủ yếu là đá vôi với trữ lƣợng trên 1 triệu m3.

Đất đai chủ yếu là đất mặn và đất cát hầu hết đều đã đƣợc khai thác sử dụng cho nuôi trồng thủy hải sản, chỉ còn rất ít đất hoang và ngập mặn. Bờ biển có đặc điểm địa mạo

tích tụ sông – biển, có nhiều cửa sông, đáy biển kiểu delta nông, độ nghiêng nhỏ, trong đó có một số lạch sâu là các lòng sông cũ. Vịnh tƣơng đối kín sóng gió do đƣợc che chắn bởi một số đảo nhỏ, yên tĩnh, thuận lợi cho sự lắng đọng các trầm tích hạt mịn [12]. Kinh tế trong vùng chủ yếu ngành nghề nuôi trồng thủy sản và lĩnh vực nông nghiệp. Bãi ngao nằm cách khá xa khu công nghiệp Đầm Nhà Mạc ở huyện Yên Hƣng nằm sâu trong đất liền.

Khu Đồn Điền thuộc phƣờng Hà Khẩu, thành phố Hạ Long, nằm ngay cạnh quốc lộ 18, nằm cách trung tâm thành phố Hạ Long khoảng 8 km. Khu vực này mới đƣợc ngƣời dân đƣa vào khai thác nuôi trồng thủy hải sản trong thời gian gần đây, bao gồm các loại tôm, hàu, ngao, sò… Đất ở vùng nuôi ngao chủ yếu là cát bùn pha lẫn đất cát. Khu vực này nằm cách khu công nghiệp Việt Hƣng khoảng 15 km. Đây là khu công nghiệp phát triển về lĩnh vực đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng và các ngành công nghiệp khác.

Bãi ngao tại xã đảo Hoàng Tân nằm ven vịnh, khá xa khu dân cƣ và

trung tâm huyện, có tọa độ 20092’23” vĩ

độ bắc và 106092’83” kinh độ đông. Cả

bãi nuôi ngao rộng khoảng 7 ha, nằm thoai thoải, hình 5.

Bãi ngao tại khu Đồn Điền nằm ngay cạnh quốc lộ 18, cách cổng chào vào đảo Tuần Châu về phía tây khoảng

5km, tọa độ địa lý 20095’44” vĩ độ bắc

và 106095’66” kinh độ đông. Bãi rộng khoảng 10ha.

Hình 5. Bãi nuôi ngao ở xã đảo Hoàng Tân

Tiến hành lấy mẫu vào 2 đợt đại diện cho hai mùa trong năm: mùa khô lấy mẫu đợt 1 vào tháng 5 năm 2012; và mùa mƣa lấy mẫu đợt 2 vào tháng 11 năm 2012.

Mẫu đƣợc thu thập tại các bãi nuôi ngao tại hai địa điểm trên, mỗi điểm lấy 7 mẫu. Tại Hoàng Tân lấy dọc theo bờ biển theo hƣớng nam. Tại Khu Đồn điền lấy dọc theo bờ biển về phía tây. Công việc lấy mẫu đƣợc tiến hành ngay khi nƣớc triều rút, vị trí lấy mẫu ở khoảng cách 30 m – 40 m so với mực nƣớc biển lúc cao nhất, các vị trí nằm cách nhau 100 m. Mỗi vị trí lấy một mẫu ngao và một mẫu trầm tích, ở độ sâu 0 cm – 5 cm so với bề mặt trầm tích.

Các mẫu lấy tại khu vực xã đảo Hoàng Tân đợt 1 vào tháng 5 đƣợc ký hiệu lần lƣợt theo các vị trí liền kề nhau là 5-HT1, 5-HT2, 5-HT3, 5-HT4, 5-HT5, 5-HT6, 5- HT7, đợt 2 vào tháng 11 ký hiệu là 11-HT1,11-HT2, 11-HT3, 11-HT4, 11-HT5, 11- HT6, 11-HT7. Các mẫu lấy tại Khu Đồn Điền đợt 1 vào tháng 5 đƣợc ký hiệu lần lƣợt theo các vị trí nối tiếp nhau là 5-Đ1, 5-Đ2, 5-Đ3, 5-Đ4, 5-Đ5, 5-Đ6, 5-Đ7, đợt 2 vào tháng 11 ký hiệu là 11-Đ1, 11-Đ2, 11-Đ3, 11-Đ4, 11-Đ5, 11-Đ6, 11-Đ7.

Trong đợt 2 lấy mẫu, tiến hành khảo sát đồng thời hàm lƣợng metyl thủy ngân trong ngao tại hai bãi nuôi theo kích thƣớc và khối lƣợng khác nhau. Tại mỗi vị trí lấy mẫu, ngao đƣợc thu thập và phân loại theo kích thƣớc thành hai nhóm: nhóm kích thƣớc vừa và nhóm kích thƣớc lớn.

Mẫu ngao và trầm tích đƣợc lấy đựng trong túi nhựa kín và bảo quản trong (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thùng đựng mẫu lạnh 40

C. Mẫu đƣợc chuyển về phòng thí nghiệm và bảo quản ở 40C

cho tới khi phân tích.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tồn lưu metyl thủy ngân trong ngao (loài Meretrix Lyrata thuộc họ Veneridae ) ở môi trường nước lợ (Trang 34)