Các nghiên cứu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tồn lưu metyl thủy ngân trong ngao (loài Meretrix Lyrata thuộc họ Veneridae ) ở môi trường nước lợ (Trang 29)

Tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng đã tiến hành khảo sát về hiện trạng ô nhiễm thủy ngân trong môi trƣờng và trong các loài thủy hải sản nhƣ các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ (ngao, hến, trai…), các loài cá (cá thu, cá nục, cá ngừ…). Các nghiên cứu cho thấy, hai loại thủy vực là vùng vịnh và cửa sông là nơi có nguy cơ ô nhiễm thủy ngân nhiều nhất, vì tại đây ngoài sự tác động mạnh mẽ về mặt địa chất giữa đất liền với biển còn là nơi tập trung các hoạt động kinh tế - xã hội của con ngƣời [5]. Các khu vực cửa sông ven biển là nơi tiếp nhận các chất ô nhiễm từ các con sông chảy qua các vùng công nghiệp, nông nghiệp mang tới, đồng thời nơi đây cũng là nơi diễn ra hoạt động giao thông vận tải, neo đậu tàu thuyền, cầu cảng,… Do đó vịnh và cửa sông là hai thủy vực tiềm ẩn nhiều nhất các nguy cơ về ô nhiễm môi trƣờng. Đặc biệt một số nơi gần nguồn thải của các nhà máy, các khu công nghiệp, khu chế xuất thƣờng xuyên phải tiếp nhận một lƣợng lớn các chất thải từ nguồn lục địa với một số chất ô nhiễm thƣờng xuyên có hàm lƣợng vƣợt quá mức giới hạn cho phép, nhất là một số kim loại trong đó có thủy ngân. Hàm lƣợng kim loại nặng này ảnh hƣởng trực tiếp tới chất

lƣợng nguồn thủy sản đƣợc khai thác trong khu vực. Hiện trạng ô nhiễm kim loại, đặc

biệt là hàm lƣợng thủy ngân đã đƣợc phát hiện ở mức trung bình đến mức cao trong trầm tích, trong các loài nhuyễn thể và các loài cá ở khu vực ô nhiễm nhƣ vùng cửa

sông Bạch Đằng, cửa sông Hồng, sông Mêkong, vùng vịnh Hạ Long… [1, 3, 4, 7].

Trên thế giới đã có những nghiên cứu chỉ ra rằng, trong động vật nhuyễn thể đới ven bờ, bên cạnh việc tích lũy, còn tìm thấy có sự tích lũy metyl thủy ngân và các hợp

chất thủy ngân hữu cơ có độc tĩnh cao khác. Tuy nhiên cho tới nay ở Việt Nam chƣa có nhiều các nghiên cứu xác định lƣợng metyl thủy ngân có trong động vật nhuyễn thể nói riêng và thủy hải sản nói chung. Xung quanh các vùng vịnh phát triển nuôi trồng thủy hải sản lớn nhƣ ở Quảng Ninh có các hoạt động công nghiệp, giao thông vận tải,… thì vấn đề ô nhiễm thủy ngân trong các loài động vật nhuyễn thể ở đây phải đƣợc đặt ra để nghiên cứu, trong đó có ngao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tồn lưu metyl thủy ngân trong ngao (loài Meretrix Lyrata thuộc họ Veneridae ) ở môi trường nước lợ (Trang 29)