Hình 45 Đánh giá của doanh nghiệp về thực trạng cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu Báo cáo Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế Bình Dương Tầm nhìn và Triển vọng 2013 (Trang 89)

Người dân cho rằng với thực trạng CSHT như hiện nay, cần thiết phải đầu tư vào việc đồng bộ hoá CSHT của địa phương và của địa phương với các tỉnh lân cận. Ngoài ra, hệ thống quy hoạch nhà ở

90 xã hội và quy hoạch hệ thống giao thông trong tỉnh cũng cần được thực hiện nghiêm túc và phù hợp với nhu cầu người dân. Đối với nhà ở xã hội, nhiều dự án bị chậm tiến độ do suy thoái kinh tế và tình trạng đóng băng của lĩnh vực bất động sản, đặc thù người lao động tại một số địa phương như Bình Dương, Đồng Nai, Long An có nhu cầu thuê nhà hơn là việc dành dụm tiền mua nhà nên các nhà đầu tư cũng không quá thiết tha xây nhà ở xã hội.

Hình 46: Đánh giá về nhu cầu và thách thức trong quản lý CSHT

Còn đối với doanh nghiệp, quy hoạch hệ thống điện, nước, giao thông của địa phương cần được thực hiện khẩn trương. Đặc biệt đối với hệ thống cung cấp điện cho các khu công nghiệp khi lịch cắt điện tiết giảm công suất ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình

91 sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, chưa kể đến sự cố rã lưới điện năm 2013 vừa qua đã làm mất điện toàn miền Nam.

Hình 47: Đánh giá về nhu cầu và thách thức trong quản lý CSHT của Bình Dương

Ngoài những ý kiến chung với các tỉnh, thành phố trong vùng đô thị Tp.Hồ Chí Minh, người dân Bình Dương còn cho rằng thách thức lớn nhất đối với chính sách phát triển CSHT của địa phương chính là việc quản lý CSHT một cách hiệu quả và đồng bộ. Đồng thời, việc quy hoạch giao thông, xét cho đến cùng, là phục vụ cho hoạt động kinh doanh, nên hạ tầng giao thông cần liên kết tốt hơn đối với hạ tầng kinh doanh. Ngoài ra, hệ thống lưới điện cũng là những bức xúc đối với người dân và doanh nghiệp của Bình Dương.

92

93 Trụ cột Văn hoá

Một phần của tài liệu Báo cáo Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế Bình Dương Tầm nhìn và Triển vọng 2013 (Trang 89)