Hiện đại của hệ thống giao thông

Một phần của tài liệu Báo cáo Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế Bình Dương Tầm nhìn và Triển vọng 2013 (Trang 85)

thì mức độ hiện đại của giao thông – dựa trên khả năng thích ứng với các loại hình phương tiện di chuyển – còn nhiều bất cập. Chưa kể tới mức độ cải thiện chất lượng hạ tầng giao thông của địa phương theo thời gian vẫn chưa thể theo kịp với tốc độ phát triển kinh tế của địa phương.

Hạ tầng Viễn thông

Là địa phương có hệ thống các khu công nghiệp tương đối dày đặc, Bình Dương có tỷ lệ tăng trưởng hạ tầng viễn thông như tỷ lệ tăng trưởng thuê bao cố định, thuê bao di động và Internet tương đối ổn định. Điều này, ở một góc độ nào đó, là tốc độ phát triển của địa phương không có nhiều thay đổi.

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu và đối sánh cho thấy rằng, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu khá ổn định về “sức nóng” của ngành viễn thông, trong khi Đồng Nai, Long An, Tây Ninh và Bình Phước lại thể hiện sự tăng trưởng khá mạnh mẽ của thuê bao di động.

86

Hình 43: Tỷ lệ tăng trưởng thuê bao cố định, di động và Internet

Thực trạng hạ tầng

Mặc dù được đánh giá cao là địa phương có sự đầu tư vào hệ thống CSHT, đặc biệt là hệ thống giao thông trong tỉnh, song vẫn còn một số vấn đề không chỉ riêng Bình Dương mà các địa phương khác trong vùng cũng gặp phải. Đó là:

(1) Tình trạng tắc nghẽn giao thông. Đặc biệt đối với cung đường QL1A đoạn từ dốc Thiên Thu (khu phố Hiệp Thắng, phường Bình Thắng, Dĩ An, Bình Dương) về ngã tư Vũng Tàu (Đồng Nai) khi đây là con đường huyết mạch nối với Tp.Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, xuất phát từ việc chưa có thêm kinh phí thi công như các tuyến đường giao thông nông thôn và gia cố bờ bao ven kênh và sông Sài Gòn (tại thị xã Thuận An); do ảnh hưởng của triều cường trên sông Sài Gòn nên vùng trũng giáp với sông bị ngập (tại huyện Bến Cát) cũng đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình lưu thông của các phương tiện.

(2) Tình trạng an toàn giao thông. Tính đến tháng 10 năm 2013 có tới 334 vụ tai nạn giao thông, làm chết 34 người, bị

87 thương 440 người và hư hỏng 545 phương tiện. Mặc dù chính quyền địa phương đã tích cực tuyên truyền về văn hoá giao thông và có nhiều biện pháp ngăn chặn xong ý thức tham gia giao thông, cùng với chất lượng đường và hệ thống bảng chỉ dẫn giao thông chưa đồng bộ và thiếu ở một số nhánh đường khiến cho tình trạng này vẫn đang là vấn nạn của địa phương. Bên cạnh đó, hiện tượng rải đinh trên các tuyến đường quan trọng cũng là một phần nguyên nhân của các vụ tai nạn.

(3) Tình trạng trạm thu phí. Nổi bật nhất phải kể đến đoạn đường chưa đầy 6km (ĐT 743 và Tỉnh lộ 16) nhưng có tới 4 trạm dừng, trong đó có 2 trạm thu phí xé vé và 2 trạm thu vé. Việc này gây ra những cản trở không nhỏ cho các lái xe chặng dài, đặc biệt là các xe có trọng tải lớn của các doanh nghiệp đi/ đến các khu công nghiệp.

88

Hình 44 Đánh giá của người dân về thực trạng cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu Báo cáo Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế Bình Dương Tầm nhìn và Triển vọng 2013 (Trang 85)