Đồng Nai về chất lượng sản phẩm Tây Ninh về chất lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu Báo cáo Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế Bình Dương Tầm nhìn và Triển vọng 2013 (Trang 49)

lòng với chất lượng của tất cả các sản phẩm có các nguồn gốc khác nhau.

Hình 11: Đánh giá của người dân Long An, Bình Phước, Tiền Giang, Tây Ninh về chất lượng sản phẩm

Trong khi ý kiến đánh giá của người dân tương đối đồng đều và không có nhiều điểm khác biệt thì đánh giá của doanh nghiệp lại thể hiện sự phân hoá khá rõ. Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình

50 Dương được đánh giá khá tốt về hệ thống bán lẻ và đặc biệt là kênh siêu thị. Trong đó, ở Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu được cho là có cơ sở vật chất dành cho buôn bán tốt hơn so với các địa phương khác trong tương quan so sánh.

Hình 12: Đánh giá của doanh nghiệp về kênh phân phối

Tiền Giang và Long An thì được đánh giá tích cực hơn ở cửa hàng bình dân, còn ở hai địa phương Tây Ninh và Bình Phước thì không có nhiều sự nổi trội về đánh giá nào. Kết quả này cho thấy trong vùng đô thị Tp.Hồ Chí Minh vẫn đang tồn tại sự phân hoá giữa 3 nhóm địa phương trong tương quan hội nhập thương mại, đó là

51 nhóm gồm Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương và Đồng Nai; nhóm gồm Long An, Tiền Giang và nhóm gồm Tây Ninh, Bình Phước.

Đánh giá tính liên kết giữa các doanh nghiệp

Trong đối sánh, thấy rằng các doanh nghiệp Bình Dương đánh giá khá tốt về tính liên kết của doanh nghiệp trong ngành khi có sự hỗ trợ từ một số Hiệp hội địa phương như Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hiệp hội doanh nghiệp trẻ,…

Hình 13: Đánh giá về tính liên kết trong ngành

Đánh giá về tính liên kết ngoài ngành, hay chính là liên kết trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp của Bình Dương ở mức trung bình. Điều này cho thấy sự kết hợp giữa doanh nghiệp của địa phương với các đơn vị hậu cần hỗ trợ và cung cấp dịch vụ (như kết hợp với công ty cung ứng bao bì, thiết kế, dịch vụ quảng cáo, cung cấp thông tin,…) còn nhiều hạn chế.

52

Hình 14: Đánh giá về tính liên kết ngoài ngành

Tương tự là mức đánh giá về tính liên kết của doanh nghiệp trong hệ thống phân phối. Điều này cho thấy với thế mạnh là khu vực đông dân nhất của toàn quốc, hệ thống phân phối của các địa phương thuộc vùng đô thị Tp.Hồ Chí Minh vẫn chưa thể đáp ứng được hết nhu cầu và kỳ vọng của người tiêu dùng cũng như các đối tác thương mại.

53

54 Trụ cột Đầu tư

Một phần của tài liệu Báo cáo Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế Bình Dương Tầm nhìn và Triển vọng 2013 (Trang 49)