Hình 5 Trụ cột Thương mại

Một phần của tài liệu Báo cáo Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế Bình Dương Tầm nhìn và Triển vọng 2013 (Trang 43)

13 (PEII 2010) lên vị trí thứ 7 (PEII 2012). Mặc dù những ảnh hưởng tiêu cực của biến động kinh tế tác động đến toàn bộ đời sống kinh tế của các chủ thể từ doanh nghiệp lớn đến các hộ gia đình kinh doanh, song người dân và doanh nghiệp Bình Dương vẫn dành những đánh giá tích cực về địa phương mình, đặc biệt là về kết quả thương mại.

Các tiêu chí được sử dụng trong mô hình PEII 2012 bao gồm:

44

Thương mại và Xuất nhập khẩu

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, Bình Dương vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng xuất nhập khẩu bình quân tương đối ổn định. Đối với xuất khẩu, mặc dù các mặt hàng chủ lực như hạt điều nhân, mủ cao su tăng sản lượng nhưng do giá xuất khẩu giảm nên dẫn đến kim ngạch xuất khẩu vẫn giảm trên bình diện chung. Năm 2009 việc sụt giảm xảy ra khó rõ rệt thì đến năm 2010, 2011 hiện tượng này đã ngưng lại khi một số mặt hàng như mủ cao su, hạt điều nhân, hàng điện tử, hàng dệt may, giày dép, hồ tiêu,… nhận được nhiều đơn hàng hơn và tăng kim ngạch xuất khẩu lên tới mốc 9 tỷ USD (2011). Điểm đáng chú ý là cơ cấu mặt hàng xuất khẩu ngoài những mặt hàng quen thuộc thì có thêm một số các mặt hàng khác như thực phẩm chế biến, sản phẩm chế biến từ gỗ đang chiếm một tỷ trọng giá trị đáng kể.

Hình 6 Tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu – nhập khẩu bình quân giai đoạn 2007 - 2011

Đối với nhập khẩu, năm 2009 cũng có sự sụt giảm do kim ngạch xuất khẩu giảm dẫn đến giảm nguyên liệu phục vụ sản xuất (như: thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu chế biến giảm 3,6%, thực phẩm chế biến giảm 23,2%, phụ liệu giày dép giảm 14%, sắt thép giảm

45 0,9%, hàng điện tử giảm 0,6%...). Tình hình đã cải thiện khi từ năm 2010, lượng hàng nhập khẩu quay trên đà trở lại khi có kim ngạch nhập khẩu cao như phụ liệu giày dép tăng 78,5%, thuốc trừ sâu tăng 72%, thức ăn gia súc tăng 63,6%, thực phẩm chế biến tăng 61,5%,…Từ năm 2012, mặt hàng máy móc thiết bị tăng lên trong kim ngạch nhập khẩu của tỉnh cùng với đà tăng của các mặt hàng phục vụ cho các đơn hàng gia công hàng xuất khẩu như tơ, sợi dệt,…

Thương mại và tiêu dùng

Sức mua trên thị trường Bình Dương khá ổn định nhờ chương trình bình ổn thị trường, người Việt tiêu dùng hàng Việt, đưa hàng Việt về nông thôn và các khu công nghiệp,... Bên cạnh đó, chính bản thân nhiều doanh nghiệp Bình Dương đã chủ động tổ chức các chương trình khuyến mại với quy mô lớn, tạo hiệu ứng và làm đa dạng hoá sự lựa chọn của người tiêu dùng.

Hình 7 Tỷ lệ tăng trưởng trung bình tổng doanh thu bán lẻ hàng hoá và tiêu dùng dịch vụ

Một phần của tài liệu Báo cáo Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế Bình Dương Tầm nhìn và Triển vọng 2013 (Trang 43)