Hình 8 Phản ứng người dân với làm phát

Một phần của tài liệu Báo cáo Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế Bình Dương Tầm nhìn và Triển vọng 2013 (Trang 46)

người dân khi phản ứng đối với thói quen mua hàng hoá đã thay đổi. Trong đó, người dân Bình Phước thể hiện độ nhạy cảm lớn hơn so với các địa phương khác khi lựa chọn “mua ít hơn”. Người dân Bình Dương phản ứng thông qua việc “hạn chế mua” và “chỉ mua để đáp ứng nhu cầu cần thiết” rõ rệt hơn.

Đánh giá của về chất lượng hệ thống phân phối tại địa phương

Với mạng lưới CSHT chợ, trung tâm thương mại, siêu thị được đầu tư và mở rộng tạo thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá, đặc biệt là sự xuất hiện của Sài Gòn Co.op Mart, Big C, Metro Cash & Carry

47 và mới đây nhất là Lotte Mart. Tính đến tháng 11 năm 2013, Bình Dương có 8 siêu thị và 7 Trung tâm thương mại đang hoạt động, và dự kiến đến 2015, địa phương này sẽ có 17 siêu thị với một số tên tuổi lớn đang tìm kiếm cơ hội như Aeon, GS Retail. Nguyên nhân đến từ cơ cấu dân số của địa phương có hơn 1,7 triệu dân với sức mua trẻ, hơn 17.000 doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động, thị trường có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ lên gần 90.000 tỷ đồng/ năm,…

Tuy nhiên, trong kết quả nghiên cứu thì đáng chú ý là không chỉ người dân Bình Dương, mà người dân ở các tỉnh thành khác trong vùng đô thị Tp.Hồ Chí Minh không đánh giá quá tích cực về kênh phân phối nào. Điều này có thể lý giải bởi 2 nguyên nhân: (1) sự khắt khe của người tiêu dùng đối với chất lượng kênh phân phối tại địa phương khi chưa thực sự đáp ứng được kỳ vọng của người tiêu dùng và (2) sự tương tự nhau của cơ sở hạ tầng thương mại và chất lượng kênh phân phối tại các địa phương, cho thấy chưa địa phương nào có khả năng vượt lên trên về chất lượng thương mại.

Sự phát triển của hệ thống hạ tầng thương mại còn có nguyên nhân từ tiến trình đô thị hóa do xây dựng các tổ hợp chung cư thương mại và văn phòng. Trong đó, các tầng thấp thường được quy hoạch cho việc sử dụng làm trung tâm thương mại. Mà điều này thường mâu thuẫn giữa đơn vị quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại với đơn vị cấp phép xây dựng (!) Nguyên nhân thứ hai là chiến lược của các doanh nghiệp nội địa khi giữ thị trường phân phối trong nước là đi từ các địa phương vệ tinh để chiếm giữ thị

48 phần rồi quay ngược về trung tâm để cạnh tranh với các doanh nghiệp phân phối có vốn đầu tư nước ngoài.

Hình 9 Đánh giá của người dân về kênh phân phối

Một phần của tài liệu Báo cáo Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế Bình Dương Tầm nhìn và Triển vọng 2013 (Trang 46)