TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HỆ THỐNG THÔNG TIN FPT

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao lợi nhuận của Công ty Cổ phần Hệ thống Thông tin FPT (Trang 28)

II.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần Hệ thống Thông tin FPT (FPT Information System – viết tắt là FIS), là thành viên của tập đoàn FPT. Từ tiền thân là Trung tâm Dịch vụ Tin học của FPT thời điểm trước năm 1994, đến năm 2007 FIS là sức mạnh hợp nhất của 3 công ty: Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT, Công ty TNHH Giải pháp phần mềm FPT, Trung tâm dịch vụ ERP. FIS hợp nhất được thành lập với sứ mệnh giúp các khách hàng của mình - các tổ chức và doanh nghiệp - nâng cao hiệu quả quản lý, năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh thông qua việc tư vấn và cung cấp hệ thống công nghệ thông tin toàn diện. Ngày 13/8/2009, FIS chuyển đổi thành công ty Cổ phần và chính thức hoạt động từ ngày 1/9/2009.

FIS là công ty tiên phong trong lĩnh vực CNTT với các sản phẩm dịch vụ như: Dịch vụ tích hợp hệ thống thông tin, Dịch vụ giải pháp tài chính công, Dịch vụ tư vấn ERP, toàn cầu hóa…..

II.1.2 Các hoạt động kinh doanh cơ bản của Công ty

FIS được thành lập với nhiệm vụ giúp các tổ chức và doanh nghiệp – nâng cao hiệu quả quản lý, năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động sản xuất – kinh doanh thông qua việc tư vấn và cung cấp hệ thống công nghệ thông tin trọn gói. Gần 20 năm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, FIS đã thành công trong việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đa dạng cho các ngành: Tài chính, Ngân hàng, Viễn thông, Dịch vụ công, An ninh – Quốc phòng, Giáo dục, Y tế, Doanh nghiệp…

II.1.2.1 Phát triển phần mềm ứng dụng

Gần 20 năm sát cánh cùng khách hàng, không ngừng nghiên cứu và phát triển, hiện tại FIS chuyên sâu vào lĩnh vực phát triển phần mềm ứng dụng chất lượng đạt đẳng cấp quốc tế trong các ngành Tài chính- Ngân hàng, tài chính công, Viễn thông, Chính phủ, Doanh nghiệp. Tập trung vào các ngành kinh tế quan trọng, phần mềm ứng dụng FIS giúp cho các tổ chức và doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tối ưu hóa nguồn lực và nâng cao vị thế trên thị trường Trong lĩnh vực ngân hang tài chính, sản phẩm core banking Smartbank của FIS được triển khai và ứng dụng tại 25 ngân hàng trong và ngoài nước như ngân hàng Habubank, Sacombank, ngân hang Public Bank Lao, ngân hang Public Bank Cambodia, ngân hang Lào Việt, ngân hang Vattanac Bank Cambodia,…. Trong lĩnh vực viễn thông, FIS cung cấp phần mềm tính cước và chăm sóc khách hàng (FPT.BCCS) cho hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông ở Việt Nam, Lào, Campuchia như VMS Mobiphone, Viettel, Bealine, Hà nội Telecom, Milicom Lao, EVN Telecom, Metfone, Starfone, Tigo. Các ứng dụng này đáp ứng cho mạng viễn thông lên đến cỡ 50 triệu thuê bao. Bên cạnh đó rất nhiều phần mềm phục vụ viễn thông do FIS thiết kế hiện đang được ứng dụng tại VMS Mobiphone, Viettel, EVN TELecom…

Trong mảng tài chính công, FIS là đối tác lâu dài và tận tụy của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Hải quan, Kho bạc. Những phần mềm phục vụ ngành tài chính công như Hệ thống quản lý Thuế, Cấp phát ngân sách, Kết nối Thuế - Kho bạc – Bộ Tài chính – Hải quan, Hệ thống quản lý Thuế thu nhập cá nhân, Phần mềm kế toán Kho bạc, Hải quan điện tử….. đều do FIS thiết kế, xây dựng, tích hợp và triển khai

Ngoài ra FIS phát triển phần mềm ứng dụng cho các lĩnh vực như: chính phủ với trên 20 tỉnh thành đang sử dụng phần mềm FPT. eGOV của FIS, an ninh quốc phòng, doanh nghiệp, y tế giáo dục và tiện ích công cộng,…

II.1.2.2 Dịch vụ ERP

Đến nay FIS đã nghiệm thu thành công nhiều hệ thống ERP cho khách hàng, điển hình như hệ thống ERP cho tập đoàn FPT, Tập đoàn Thép Việt, Nova,

REE, Prime Group, Vinamilk, … Dựa trên các nền tảng SAP, Oracle và People Soft, FIS đã nghiên cứu và định hướng xây dựng các bó sản phẩm ERP chuyên sâu cho từng lĩnh vực, từng ngành kinh tế như ngân hàng tài chính, viễn thông, sản xuất, thương mại, dược phẩm, xăng dầu, chất đốt và tiện ích công cộng Năm 2009 còn đánh dấu bước ngoặt lớn khi cuối năm 2009, FIS trúng thầu dự án Hệ thống Quản trị nguồn nhân lực với tập đoàn dầu khí Việt Nam Petrolimex với giá trị gần 13 triệu USD. Đây là hợp đồng có giá trị lớn nhất trong lịch sử ERP tại Việt Nam tính đến thời điểm ký kết.

Không chỉ cung cấp hệ thống ERP cho các tổ chức/doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, FIS đã hợp tác với SAP, Oracle cung cấp dịch vụ này trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

II.1.2.3 Dịch vụ Công nghệ Thông tin

FIS được biết đến là nhà cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin với năng lực và trình độ vượt trội, đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm và nhiệt huyết.

Các dịch vụ hiện có của FIS bao gồm dịch vụ bảo hành bảo trì, dịch vụ quản trị (managed service), data center, core IO, các dịch vụ hạ tầng. Đối với mảng bảo hành bảo trì, FIS hiện là đơn vị duy nhất có chi nhánh tại tất cả các vùng trên cả nước, đáp ứng theo tiêu chuẩn quốc tế việc bảo hành bảo trì của các hệ thống máy ATM, POS, máy chủ, hệ thống lưu trữ, hệ thống mạng, hệ thống bảo mật, cơ sở dữ liệu, ứng dụng,….

II.1.2.4 Dịch vụ Tích hợp Hệ thống

FIS đã thiết kế và xây dựng hệ thống công nghệ thông tin tổng thể và toàn diện cho rất nhiều tổ chức và doanh nghiệp. Khách hàng của FIS là những tổ chức lớn, giữ vai trò xương sống của nền kinh tế.

Nằm trong chiến lược dài hạn, FIS thực hiện các dự án tích hợp lớn với vai trò tổng thầu như Ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng quản lý Thuế thu nhập cá nhân cho Tổng cục thuế, dự án GSO – cung cấp triển khai giải pháp thu thập và xử lý dữ liệu phục vụ Tổng điều tra dân số và nhà ở toàn quốc cho Tổng cục Thống kê, FIS đã chứng tỏ năng lực tổng thầu của mình. Cùng với các dự án

như dự án Quản lý ngân sách TABMIS và rất nhiều dự án khác trong ngành tài chính công, FIS khẳng định vị trí công ty tích hợp hệ thống hàng đầu khu vực. Các hệ thống mà FIS đang cung cấp bao gồm hệ thống máy chủ, hệ thống lưu trữ, hệ thống mạng và bảo mật, hệ thống thanh toán (ATM, POS), hệ thống giám sát… Ngoài ra FIS mở rộng tích hợp và cung cấp cho ngành viễn thông, hệ thống chuyên biệt cho ngân hàng, hệ thống đặc chủng cho an ninh – quốc phòng.

Không chỉ là tổng thầu các dự án tích hợp lớn trong nước, FIS tiến tới thâm nhập thị trường khu vực bằng việc chinh phục những dự án tích hợp lớn quy mô vài chục triệu USD

II.1.2.5 Toàn cầu hóa

Không chỉ giới hạn phạm vi hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam, FIS đang dần mở rộng phạm vi hoạt động ra khu vực và trên toàn cầu. Các lĩnh vực mà FIS tập trung cho toàn cầu hóa là EPR, IT service và BPO.

FIS đã cung cấp dịch vụ ERP cho các khách hang như Hitachi Joho, TIS ở Nhật Bản, T-System ở Đông Nam Á và Tyco Global ở Mỹ. Trong tương lai gần, FIS nỗ lực trở thành trung tâm cung cấp dịch vụ và nguồn lực ERP của khu vực Châu Á Thái Bình Dương theo chương trình hợp tác chiến lược với SAP.

Ở lĩnh vực BPO, hiện tại FIS đang cung cấp dịch vụ kế toán tài chính cho đối tác ISC tại Nhật Bản. Liên doanh về BPO giữa FIS và Itochu đang được xúc tiến thành lập.

Trong lĩnh vực dịch vụ CNTT, FIS đang cung cấp dịch vụ managed services cho Daimler Châu Á Thái Bình Dương, dịch vụ chuyển đổi hệ thống T-System, dịch vụ triển khai, hỗ trợ cho ngân hàng Quốc gia Australia,….

II.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Bộ máy quản lý

FIS hoạt động với quy mô trên 2000 nhân viên, được bố trí thành 2 khối: Khối kinh doanh – Sản xuất và Khối Đảm bảo. Khối kinh doanh – Sản xuất gồm 8 công ty thành viên, 1 công ty liên doanh và 4 trung tâm trực thuộc. Đứng đầu công

ty là Tổng giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo chung về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Giúp việc cho Tổng giám đốc có 4 Phó tổng giám đốc (phụ trách các mảng tài chính và sản xuất kinh doanh) và các Giám đốc các công ty thành viên, trưởng ban.

Các công ty thành viên và trung tâm trực thuộc gồm: • Chi nhánh FIS tại Tp. HCM

• Chi nhánh FIS tại Đà Nẵng

• Công ty TNHH Hệ thống Thông tin (HTTT) Ngân hàng- Tài chính FPT • Công ty TNHH HTTT FSE FPT

• Công ty TNHH HTTT Viễn thông và Dịch vụ công FPT • Công ty TNHH Dịch vụ ERP FPT

• Công ty TNHH Dịch vụ Hệ thống Thông tin FPT • Công ty TNHH Giải pháp Tài chính công FPT • Công ty TNHH Phát triển Phần mềm FPT

• Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT Miền Nam • Công ty liên doanh TELEHOUSE Vietnam

• Trung tâm Hạ tầng Công nghệ thông tin • Trung tâm Phát triển thương mại toàn cầu • Trung tâm Dịch vụ BPO

• Trung tâm Đào tạo Tư vấn Quốc tế FPT

Khối đảm bảo gồm 9 ban chức năng phụ trách các mảng công việc: Tài chính, Nhân sự, Kế hoạch kinh doanh, Chất lượng, Hành chính, Truyền thông, Thông tin, Thầu và Pháp chế, Tổng hội

Sơ đồ tổ chức bộ máy và quản lý của Công ty

II.1.4 Các loại doanh thu của công ty FIS

Tại FIS, doanh thu chủ yếu là từ tích hợp hệ thống và kinh doanh phần mềm.

*/ Doanh thu từ kinh doanh phần mềm : bao gồm doanh thu từ các dịch vụ/ giải pháp phần mềm, bán bản quyền phần mềm cho các cơ quan chính phủ, ngân hàng quốc doanh, các tổ chức doanh nghiệp lớn…

*/ Doanh thu từ tích hợp hệ thống : Mảng tích hợp hệ thống chiếm 16.1% trong doanh thu năm 2009 và đạt tỷ suất lợi nhuận gộp là 23.1%. Doanh thu từ mảng này tăng trưởng với tốc độ gộp bình quân là 21% trong giai đoạn từ 2005- 2009

Tích hợp hệ thống gồm 2 mảng chính: phần cứng (cung cấp các thiết bị như máy tính, server và thiết lập các hệ thống phần cứng), và các dịch vụ giá trị gia tăng bao gồm các dịch vụ công nghệ thông tin, hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (EPR) và gia công quy trình kinh doanh(BPO)

*/ Doanh thu khác: bao gồm lãi từ thanh lý tài sản cố định, lãi cơ bản trên cổ phiếu, lãi tiền gửi ngân hàng, doanh thu từ tiền thưởng và hoa hồng.

II.1.5 Các loại chi phí của công ty FIS

Việc quản lý chi phí của Công ty được thực hiện trên tinh thần tiết kiệm gắn liền với hiêụ quả sản xuất kinh doanh, mặt khác phải thực hiện theo đúng chế độ của Bộ Tài chính cũng như của Tập đoàn quy định.

Chi phí hoạt động kinh doanh gồm các chi phí có liên quan đến quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty, như : Chi phí nguyên, nhiên vật liệu; khấu hao tài sản cố định; tiền lương và các khoản có tính chất lương; chi ăn trưa; các khoản trích nộp theo quy định của Nhà nước như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn; chi về nghiên cứu khoa học và công nghệ, đào tạo; chi dịch vụ mua ngoài; chi bằng tiền khác.

Việc quản lý và hạch toán chi phí được quy định như sau: Chi phí dùng cho SXKD được chia làm 2 loại:

+ Chi phí dùng cho SXKD mang tính ngắn hạn.

+ Chi phí dùng cho SXKD mang tính chiến lược dài hạn.

Kế hoạch chi phí SXKD bao giờ cũng được gắn liền với kế hoạch doanh thu, nếu kế hoạch doanh thu không đạt thì chi phí cũng chỉ thực hiện ở mức độ tương ứng.

Trường hợp cần đầu tư chi phí SXKD cho các sản phẩm dịch vụ mang tính chiến lược dài hạn thì các đơn vị SXKD phải dự kiến được thời gian hoàn thành sản phẩm dịch vụ và có doanh thu.

* Chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực (gọi tắt là chi phí vật tư):

Là toàn bộ các chi phí về vật tư, linh kiện máy tính, giấy máy tính, mực in, văn phòng phẩm và các loại vật tư khác...

- Tạm thời Công ty chi khoán cho các công ty thành viên và phòng ban chức năng tiền văn phòng phẩm bình quân là 10.000đ/người/ tháng (bao gồm cả VAT).

* Chi phí tài chính: gồm các chi phí lãi vay, lỗ chênh lệch tỷ giá ngoại tệ và chi phí hoạt động tài chính khác.

* Chi phí khấu hao tài sản cố định: Chi phí khấu hao tài sản cố định tính tập trung tại Công ty.

Mọi tài sản cố định dùng vào sản xuất kinh doanh phải trích đủ khấu hao theo quy định của Nhà nước để thu hồi vốn. Tài sản cố định được tính khấu khao tại công ty chủ yếu là máy tính, điều hòa, bàn ghế văn phòng. Sau khi đã khấu hao hết, tài sản cố định vẫn còn sử dụng được thì đơn vị không phải trích khấu hao nhưng vẫn phải quản lý và sử dụng theo chế độ hiện hành.

* Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương, tiền ăn trưa: Chi phí tiền lương của Công ty bao gồm các khoản tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương phải trả cho người lao động tham gia vào hoạt động kinh doanh của Công ty theo chế độ hiện hành.

Tiền lương phải được quản lý chặt chẽ và chi theo đúng mục đích, gắn với kết quả sản xuất kinh doanh trên cơ sở các định mức lao động và đơn giá tiền lương hợp lý được Tập đoàn phê duyệt. Tiền lương thực hiện của Công ty phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng lao động và quy chế phân phối của Tập đoàn.

Để tạo sự chủ động cho các đơn vị SXKD và nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh, căn cứ vào kế hoạch lương của Tập đoàn giao cho FIS trên cơ sở đơn giá tiền lương tính trên doanh thu, sau khi giảm trừ các khoản sau:

+ Trích lập các quỹ từ tổng quỹ lương theo quy định của Tập đoàn. + Phần tiền lương chi cho các Phòng quản lý của Công ty

+ Phần còn lại Tổng Giám đốc Công ty sẽ phân bổ quỹ lương cho các đơn vị SXKD và giao cho Phụ trách các đơn vị chủ động phân chia thu nhập cho các thành viên trong Đơn vị mình tuỳ thuộc vào năng suất lao động, kết quả công việc do cán bộ công nhân viên đó thực hiện đảm bảo việc phân phối công bằng, phù hợp với những quy định của Nhà nước, Bộ Lao động thương binh xã hội, Tập đoàn và Công ty quy định.

Chi phí tiền ăn trưa phải chi cho người lao động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định hiện hành của Nhà nước do Tổng Giám đốc quy định là 200.000đ/ người/ tháng và được tính trên ngày công làm việc thực tế theo bảng chấm công, không tính ngày nghỉ phép, đi học dài hạn trên 1 tháng, nghỉ ốm, nghỉ không lương.

* Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và chi phí cho tổ chức Đảng, Đoàn thể:

Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn được quản lý tập trung tại công ty và được tính trên cơ sở quỹ tiền lương của Công ty theo chế độ hiện hành của Nhà nước như sau:

- Bảo hiểm xã hội: 15% mức lương cơ bản tính vào chi phí SXKD của Công ty; 05% BHXH tính trên lương cơ bản do người lao động tự nộp.

- Bảo hiểm y tế: 2% mức lương cơ bản tính vào chi phí SXKD của Công ty; 1% BHYT tính trên lương cơ bản do người lao động tự nộp.

- Kinh phí công đoàn: được trích bằng 2% quỹ lương thực tế vào chi phí.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao lợi nhuận của Công ty Cổ phần Hệ thống Thông tin FPT (Trang 28)