Điều tra khảo sát, thu thập các thông tin, số liệu liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu luận văn đánh giá hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn thành phố hạ long và đề xuất giải pháp quản lý theo mục tiêu phát triển bền vững (Trang 39)

- Thời gian tiến hành: Tháng 4, 5 năm 2013.

a. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

- Thu thập, tổng hợp tài liệu có liên quan đến chất thải rắn sinh hoạt và công tác quản lý, xử lý nhƣ: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố, các văn bản pháp lý liên quan đến quá trình quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, các dự án chiến lƣợc của thành phố....

30

- Các số liệu về diện tích, dân cƣ, tình hình phát triển chung của thành phố đƣợc thu thập qua các cơ quan của UBND thành phố Hạ Long, từ Chi cục Dân số - KHHGĐ, Phòng Địa chính, Phòng Thanh tra xây dựng của thành phố, Công ty Môi trƣờng Đô thị thành phố Hạ Long....

- Tham khảo thêm thông tin, tài liệu từ: UBND các phƣờng, thành phố, Sở Tài nguyên & Môi trƣờng tỉnh Quảng Ninh, Chi cục Bảo vệ môi trƣờng, Phòng Tài nguyên & Môi trƣờng TP Hạ Long, Ban công ích thành phố, Công ty môi trƣờng đôi thị Hạ Long, Công ty môi trƣờng đô thị INDEVCO, Phòng Cảnh sát PCTP về Môi trƣờng - Công an tỉnh Quảng Ninh ...

b. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

+ Điều tra, phỏng vấn (phỏng vấn trực tiếp, phát phiếu điều tra)

Tiến hành lập phiếu điều tra phỏng vấn bao gồm các nội dung sau:

- Đối với đối tƣợng là các tổ chức thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn: tổ chức thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; hiện trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt, nhân lực tham gia quản lý chất thải rắn và đề xuất kiến nghị của đơn vị về công tác quản lý CTR. Điều tra phỏng vấn trực tiếp đối với Công ty môi trƣờng đô thị Hạ Long, Công ty môi trƣờng đô thị INDEVCO.

- Đối với đối tƣợng là các đơn vị hành chính cấp phƣờng bao gồm: thông tin kinh tế - xã hội, hiện trạng chất thải sinh hoạt (tổ chức thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; hiện trạng xử lý), đề xuất, kiến nghị về công tác quản lý CTR sinh hoạt. Tiến hành phỏng vấn đối với 20 phƣờng trên địa bàn thành phố Hạ Long (1phiếu/phƣờng).

- Đối với đối tƣợng là các đơn vị hành chính cấp thành phố: hiện trạng chất thải sinh hoạt (tổ chức thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; hiện trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt; quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố); đánh giá của đơn vị về tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt hiện tại của địa phƣơng; đề xuất, kiến nghị về công tác quản lý CTR trên địa bàn thành phố. Tiến hành phỏng vấn đối với Ban Công ích thành phố, Phòng TN&MT thành phố Hạ Long.

- Đối với đối tƣợng là các hộ gia đình: thông tin chung về hộ gia đình; rác thải sinh hoạt (vật dụng chứa rác tạm thời; công tác phân loại rác tại nhà; hình thức xử lý); chất thải vƣờn; chất thải rắn chăn nuôi; công tác thu gom; kiến nghị của hộ gia đình về công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt của địa phƣơng. Tiến hành phỏng vấn 60 hộ tại 20 phƣờng bao gồm: Phƣờng Việt Hƣng, Đại Yên, Tuần Châu,

31

Hùng Thắng, Hà Khẩu, Bãi Cháy, Yết Kiêu, Cao Xanh, Cao Thắng, Hà Lầm, Trần Hƣng Đạo, Bạch Đằng, Hồng Gai, Hồng Hải, Hồng Hà, Hà Phong, Hà Tu, Giếng Đáy, Hà Khánh, Hà Trung.

Số lƣợng phiếu điều tra: 3 phiếu/phƣờng.

Phƣơng pháp lấy mẫu hệ thống. Ở đây chọn các hộ gia đình kinh tế tƣơng đối phát triển, có trình độ dân trí cao.

+ Khảo sát thực địa

Tiến hành khảo sát thực tế công tác thu gom, vận chuyển rác thải, các điểm tập kết rác của các phƣờng, tham quan tìm hiểu bãi rác Đèo Sen, bãi rác Hà Khẩu...để có những đánh giá khách quan, chính xác về hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý rác sinh hoạt của từng cơ sở.

2.3.2. Tổng hợp, phân tích, đánh giá

- Điều tra, phân tích và đánh giá mức độ phù hợp các tuyến thu gom chất thải rắn thuộc khu vực nghiên cứu. Cơ sở khảo sát đƣợc xây dựng trên bản đồ.

- Xác định lộ trình, thời gian thu gom, phƣơng thức thu gom, quá trình vận chuyển chất thải rắn thải. Từ đó đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn thải trên địa bàn thành phố Hạ Long.

2.3.3. Phương pháp kế thừa

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhằm xác định, phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội - môi trƣờng và tổng hợp các dữ liệu liên quan đến khu vực thành phố Hạ Long thông qua các thông tin, số liệu đã thu thập đƣợc từ các nguồn khác nhau. Từ đó, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các nghiên cứu đã thực hiện trƣớc đây tại khu vực nghiên cứu và các thông tin cần thiết cho đề tài nghiên cứu, chúng tôi chọn: Bản đồ vị trí khu vực nghiên cứu; Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội - môi trƣờng khu vực nghiên cứu; Các thông tin có liên quan nhƣ: số liệu về lƣợng chất thải rắn sinh hoạt của thành phố, quy trình công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt, báo cáo kế hoạch phát triển công tác vệ sinh môi trƣờng đô thị...

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng các giáo trình có nội dung về quản lý rác, các đề tài đã nghiên cứu về quản lý rác thải. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng những thông tin trên các trang Web về hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt.

32

2.3.4. Phương pháp chuyên gia

Để đƣa ra đƣợc các phƣơng pháp phù hợp với nội dung nghiên cứu và có tính thực tế cao, đề tài đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia, cán bộ quản lý, cán bộ trực tiếp quản lý môi trƣờng tại các cơ quan trên địa bàn thành phố Hạ Long.

2.3.5. Ứng dụng hệ thống thông tin (GIS) trong truy cập, quản lý, thông tin dữ liệu

Với các tính năng đặc biệt, GIS cho phép ngƣời sử dụng có thể quản lý các dữ liệu thuộc tính lẫn không gian phù hợp với nhiệm vụ của hệ thống thu gom - vận chuyển chất thải rắn của thành phố.

Dựa vào những dữ liệu đầu vào thu thập đƣợc liên quan đến quá trình thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt của thành phố (khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt, thành phần tính chất , phƣơng tiện thu gom , bản đồ giao thông , bản đồ hành chính....) chúng tôi tiến hành thiết kế mô hình ứng dụng GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý rác thải sinh hoạt và thành lập bản đồ quản lý các tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt về trạm xử lý tập trung theo sơ đồ sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.6. Phân tích SWOT và đánh giá tổng hợp DPSIR

a. Phương pháp đánh giá tổng hợp DPSIR

Phƣơng pháp đánh giá tổng hợp DPSIR là mô hình nhận thức dùng để xác định, phân tích và đánh giá các chuỗi quan hệ nguyên nhân - kết quả: nguyên nhân gây ra các vấn đề môi trƣờng, hậu quả của chúng và các biện pháp ứng phó cần thiết. Cấu trúc mô hình bao gồm các thông số chỉ thị về điều kiên tự nhiên – kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu, dựa vào đặc điểm và bản chất, các thông số này đƣợc chia thành 5 hợp phần (Hình 2.2). Đầu vào Cập nhật (phần mềm) Đầu ra IMPACT Tác động DRIVER Động lực chi phối REPSONSE Ứng phó PRESSURE Áp lực STATE Hiện trạng

33

Chiều thuận Chiều phản hồi

Hình 2.2: Sơ đồ mô hình DPSIR [19]

- Các thông số thể hiện các động lực chi phối đặc điểm và chất lƣơng môi trƣờng vùng (DRIVER indicatos): Các động lực này thƣờng là một số yếu tố đặc trƣng cho địa hình, hình thái, thủy văn, khí hậu,... cũng nhƣ các hoạt động sản xuất phát triển kinh tế - xã hội chính diễn ra trong vùng nhƣ cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, công nghiệp, vận tải thủy, phát điện, du lịch....

- Các thông số thể hiện áp lực (PRESSURE indicators). Ví dụ, các thông số thƣờng cung cấp các thông tin định tính và định lƣợng về chất thải rắn của các hộ gia đình, khu đô thị, các nhà máy, diện tích canh tác, lƣợng phân bón thuốc trừ sâu đƣợc sử dụng, sản lƣợng đánh bắt cá, lƣợng khách du lịch hàng năm, .. Rõ ràng là cƣờng độ của các áp lực này sẽ làm thay đổi đáng kể điều kiện tự nhiên vật lý và sinh thái vốn có của vùng. Hơn nữa, phần lớn các thay đổi đó diễn ra theo hƣớng tiêu cực.

- Các thông số về hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng (STATE indicators): Các thông số hiện trạng môi trƣờng giúp cung cấp thông tin định tính và định lƣợng về đặc điểm và tính chất của các yếu tố vật lý, hóa học và sinh thái các thành phần môi trƣờng vùng (đất, nƣớc, không khí, rừng, động thực vật hoang dã, hệ sinh thái thủy sinh). Chất lƣợng môi trƣờng bị suy giảm dần và ảnh hƣởng xấu tới cộng đồng và hệ sinh thái tự nhiên trong vùng.

- Các thông số phản ánh các tác động tiêu cực tới đa dạng sinh học, tới sức khỏe và sự ổn định, phồn vinh của cộng đồng (IMPACT indicators).

- Các thông số thể hiện các biện pháp đối phó với các hậu quả môi trƣờng và xã hội (RESPONSE indicators).

Nhƣ thể hiện ở hình 2.2 hợp phần có mối quan hệ tƣơng tác qua lại theo hai chiều: chiều thuận và chiều phản hồi. Với cách xây dựng mô hình nhận thức theo chuỗi nhƣ vậy, DPSIR là một công cụ hiệu quả để xác định, phân tích và đánh giá các mối quan hệ phức tạp của hệ thống môi trƣờng tự nhiên và hệ thống kinh tế - xã

34

hội. Vì vậy, phƣơng pháp này thƣờng đƣợc áp dụng cho xây dựng quy hoạch và chiến lƣợc quản lý môi trƣờng vùng và quốc gia nhằm đảm bảo phát triển bền vững . Với các ƣu điểm nhƣ vậy , DPSIR đã đƣợc sử dụng trong đề tài nhằm tìm ra các nguyên nhân chính đô ̣ng lƣ̣c chi phối để xây dựng quy hoạch và chiến lƣợc quản lý chất thải rắn tại thành phố Hạ Long nhằm đảm bảo phát triển bền vững.

b. Phương pháp phân tích SWOT

SWOT là công cụ phân tích hữu hiệu, giúp chúng ta hiểu vấn đề của sự việc, là từ viết tắt của Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Nguy cơ, Thách thức) [23].

Những nhà nghiên cứu sử dụng công cụ SOFT để phân tích: Điều tốt trong hiện tại thể hiện sự thỏa mãn (Điểm mạnh – Strengths), Điều tốt trong tƣơng lai thể hiện (Cơ hội – Opportunities), Điều xấu ở hiện tại (Điểm yếu –Weak), Điều xấu trong tƣơng lai (Nguy cơ – Threats). Công cụ SWOT đƣợc phân tích dƣới dạng ma trận 2*2 (hai hàng, hai cột) Bên trong Hiện tại Bên ngoài Tƣơng lai Strengths Weaknesses Opportunities S - O W - O Threats S - T W - T

Điểm mạnh – Điểm yếu của một vấn đề khi phân tích đôi khi không rõ, nó có thể là ranh giới, nó phụ thuộc vào chủ quan của những ngƣời tham gia phân tích, nó phụ thuộc vào nguồn thông tin có đƣợc của ngƣời tham gia. Ví dụ khi nói đến phạm vi “Diện tích rộng” của thành phố Hạ Long là một “điểm yếu” trong công tác quản lý, nhƣng khi phân tích lợi thế của nó sẽ trở thành “điểm mạnh”, đƣợc đầu tƣ nhiều hơn, nhân lực sẽ nhiều hơn, đƣợc quan tâm nhiều hơn, cấp quản lý cao hơn,… hoặc khi nói đến “dân đông” đây là “điểm yếu” trong công tác điều hành quản lý, nhƣng khi phân tích nguồn nhân lực để phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng thì đây lại là “điểm mạnh” hoặc là ƣu thế.

2.3.7. Phương pháp thống kê, xử lý thông tin, số liệu

- Thống kê các số liệu về:

35

+ Số liệu về thành phần chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn . + Tỷ lệ thu gom/phát sinh CTRSH.

- Các số liệu đƣợc xử lý, tổng hợp, thành các bảng biểu mô tả tình hình phát sinh, thu gom và xử lý CTRSH trên địa bàn TP. Hạ Long.

36

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Giới thiệu chung về địa bàn thành phố Hạ Long

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Hạ Long là trung tâm của tỉnh Quảng Ninh , nằm ven bờ Vịnh Hạ Long, cách Hà Nội khoảng 165 km về phía Đông Bắc. Có quốc lộ 18A chạy qua tạo thành chiều dài của Thành phố, có cảng biển, có bờ biển dài 50km, có vịnh Hạ Long 2 lần đƣợc UNESCO công nhận là Di sản thế giới với diện tích 434km2.[9] Tổng diện tích đất của thành phố là 27.195,03 ha. Thành phố gồm 2 khu vực Bãi Cháy ở phía Tây và Hòn Gai ở phía Đông đƣợc ngăn cách nhau bởi Vịnh Cửa Lục. Thành phố nằm trong khoảng toạ độ địa lý: Vĩ độ bắc 2055' - 2105'; Kinh độ đông 10650' - 10730' Ranh giới địa lý nhƣ sau:

- Phía Đông giáp thành phố Cẩm Phả - Phía Tây giáp thị xã Quảng Yên - Phía Bắc giáp huyện Hoành Bồ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phía Nam là vịnh Hạ Long với bờ biển dài trên 20km

37

3.1.1.2. Địa hành, địa mạo

Thành phố Hạ Long có địa hình đa dạng và phức tạp, là một trong những khu vực hình thành lâu đời nhất trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả đồi núi, thung lũng, vùng ven biển và hải đảo, đƣợc chia thành 3 vùng rõ rệt:

Vùng đồi núi bao bọc phía bắc và đông bắc (phía bắc quốc lộ 18A) chiếm 70% diện tích đất của Thành phố, có độ cao trung bình từ 150m đến 250m, chạy dài từ Yên Lập đến Hà Tu, đỉnh cao nhất là 504m. Dải đồi núi này thấp dần về phía biển, độ dốc trung bình từ 15-20%, xen giữa là các thung lũng nhỏ hẹp.

Vùng ven biển ở phía nam quốc lộ 18A, độ cao trung bình từ 0.5 đến 5m. Vùng hải đảo là toàn bộ vùng vịnh, với gần hòn đảo lớn nhỏ, chủ yếu là đảo đá. Riêng đảo Tuần Châu, rộng trên 400ha nay đã có đƣờng nối với quốc lộ 18A dài khoảng 2km. Qua khảo sát địa chất cho thấy, kết cấu địa chất của thành phố Hạ Long chủ yếu là đất sỏi sạn, cuội sỏi, cát kết, cát sét… ổn định và có cƣờng độ chịu tải cao, từ 2.5 đến 4.5 kg/cm2, thuận lợi cho việc xây dựng các công trình [11].

3.1.1.3. Khí hậu

Thành phố Hạ Long thuộc khí hậu vùng ven biển, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10.

Nhiệt độ trung bình hằng năm là 23.7oC, dao động không lớn, từ 16.7oC đến 28,6oC. Về mùa hè, nhiệt độ trung bình cao là 34.9oC, nóng nhất đến 38oC. Về mùa đông, nhiệt độ trung bình thấp là 13.7oC rét nhất là 5oC.

Lƣợng mƣa trung bình một năm là 1832mm, phân bố không đều theo 2 mùa. Mùa hè, mƣa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm từ 80- 85% tổng lƣợng mƣa cả năm. Lƣợng mƣa cao nhất vào tháng 7 và tháng 8, khoảng 350mm. Mùa đông là mùa khô, ít mƣa, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chỉ đạt khoảng 15-20% tổng lƣợng mƣa cả năm. Lƣợng mƣa ít nhất là tháng 12 và tháng 1, chỉ khoảng từ 4 đến 40 mm. Độ ẩm không khí trung bình hằng năm là 84%. Cao nhất có tháng lên tới 90%, thấp nhất có tháng xuống đến 68%.

Do những đặc điểm về địa hình và vị trí địa lý, ở thành phố Hạ Long có 2 loại hình gió mùa hoạt động khá rõ rệt là gió Đông Bắc về mùa đông và gió Tây Nam về mùa hè. Tốc độ gió trung bình là 2.8m/s, hƣớng gió mạnh nhất là gió Tây Nam, tốc độ 45m/s.

38

Hạ Long là vùng biển kín nên ít chịu ảnh hƣởng của những cơn bão lớn, sức gió mạnh nhất trong các cơn bão thƣờng là cấp 9, cấp 10. Cá biệt có cơn bão mạnh cấp 11 [11].

3.1.1.4. Thủy văn

Các sông chính chảy qua địa phận Thành phố gồm có các sông Diễn Vọng, Vũ Oai, Man, Trới, cả 4 sông này đều đổ vào vịnh Cửa Lục rồi chảy ra vịnh Hạ Long. Riêng sông Míp đổ vào hồ Yên Lập.

Các con suối chảy dọc sƣờn núi phía nam thuộc phƣờng Hồng Gai, Hà Tu, Hà Phong. Cả sông và suối ở thành phố Hạ Long đều nhỏ, ngắn, lƣu lƣợng nƣớc

Một phần của tài liệu luận văn đánh giá hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn thành phố hạ long và đề xuất giải pháp quản lý theo mục tiêu phát triển bền vững (Trang 39)