Điều khiển truy nhập.

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật viễn thông BẢO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHO VoIP TRONG WLAN (Trang 62)

Sự cần thiết điều khiển truy nhập với VoWLAN xuất phát từ thực tế rằng luôn có một số lượng cuộc gọi giới hạn mà một BSS có thể hỗ trợ đồng thời. Khi đạt ngưỡng này, sẽ làm giảm chất lượng cuộc gọi đang hoạt động trong BSS. Vì đây là một tình huống không mong đợi, nên cần một kĩ thuật để ngăn chặn số cuộc gọi vượt quá ngưỡng này.

802.11e/WME cung cấp kĩ thuật điều khiển truy nhập sử dụng TSPEC (Traffic Specifi Cation). Lý thuyết của phương pháp này là một trạm không có quyền sử dụng kênh truyền cho truyền dẫn/nhận dữ liệu vì nó kết nối hoặc liên kết tới AP. Một trạm phải hỏi (AP) để được đồng ý truy nhập trước khi nó gửi hay nhận dữ liệu. Chính xác kĩ thuật này như sau. Khi một trạm cần bắt đầu truyền/nhận dữ liệu, nó phát ra một yêu cầu TSPEC tới AP. Một yêu cầu TSPEC là một khung quản lí mới đưa ra bởi 802.11e/WME, dựng để xác định chính xác đặc tính của luồng gói mà trạm muốn truyền/nhận bởi việc xác định các thông tin quan trọng sau về luồng gói:

•Kích thước MSDU – Cho thoại, nó dựa trên bộ mã hóa và giải mã sử dụng cho cuộc gọi.

•Tốc độ dư liệu – Cho thoại, nó dựa trên kích thước MSDU và chu kì đóng gói sử dụng cho cuộc gọi.

•Tốc độ PHY tối thiểu.

•Thời gian trung bình.

Với một cuộc gọi thoại, yêu cầu TSPEC sẽ xảy ra trước khi thiết lập cuộc gọi để tránh tình huống người bị gọi nhấc điện thoại và thấy không có cuộc gọi nào. Cuộc gọi được ngăn chặn tới đích nếu không có đủ băng thông cho nó.

Tuy nhiên, với VoIP, cuộc gọi không được bắt đầu cho tới tận khi kết thúc thủ tục báo hiệu. Thí dụ, với SIP, phía bị gọi không biết được bộ mã hóa và giải mã thích hợp cho tới tận khi bản tin 200 OK được gửi. Một cách giải quyết khác cho trường hợp này là sử dụng TSPEC với các tham số trong trường hợp xấu nhất. Sau khi các tham số cuộc gọi được điều chỉnh và một bộ mã hóa giải mã tốc độ bit thấp hơn được chọn cho cuộc gọi, một trạm VoIP có thể phát lại yêu cầu TSPEC với dung lượng thấp hơn.

AP sử dụng các thông tin được cung cấp trong yêu câu TSPEC để xác định nếu phần lưu lượng thêm vào có thể dẫn tới tắc nghẽn hoặc ảnh hưởng tới các phần khác hoặc các cuộc gọi khác. Nếu AP quyết định nó có thể điều khiển lưu lượng này nó sẽ gửi TSPEC tương ứng quay trở lại trạm và chấp nhận yêu cầu của trạm, cho phép trạm bắt đầu cuộc gọi. Mặt khác, nếu AP phát hiện rằng lưu lượng mới hoặc cuộc gọi không được cho phép trong BSS, nó sẽ gửi TSPEC tương ứng từ chối yêu cầu TSPEC của trạm.

Chú ý rằng, thuật toán sử dụng để AP quyết định chấp nhận hay không yêu cầu TSPEC không nằm trong chuẩn và mỗi nhà sản xuất được tự do sử dụng nó trong phiên bản của riêng họ. Sự lựa chọn này dựa trên một nhân tố chính bao gồm lí thuyết về số cuộc gọi tối đa có thể, số cuộc gọi đang hoạt động, băng thông cần thiết để phục vụ cho điều khiển chuyển vùng cuộc gọi, phần dữ liệu trong BSS, nhiễu trong BSS…

Như chúng ta đã biết 802.11e phân chia lưu lượng thành các loại khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu của mỗi lưu lượng. Nó cũng cho phép mỗi trạm duy trì một hàng đợi riêng cho từ loại lưu lượng. Kĩ thuật TSPEC sử dụng cho điều khiển truy nhập cũng hoạt động dựa trên mỗi loại lưu lượng. Hơn nữa, một AP có thể yêu cầu điều khiển truy nhập cho một vài lưu lượng và không yêu cầu cho các lưu lượng khác. Trong thực tế, các mạng VoWLAN nên cần điều khiển truy nhập cho các lưu lượng thoại (để bảo đảm QoS) nhưng không cần cho các lưu lượng best-effort.

Thông tin về điều khiển truy nhập được chứa trong bản tin dẫn đường và Probe Responses được phát bởi AP. Khi một trạm cần truyền dữ liệu, đầu tiên nó phải xác định lưu lượng nào nó định truyền. Sau đó, tùy thuộc vào AP có yêu cầu điều khiển truy nhập cho lưu lượng này hay không, trạm có thể cần gửi yêu cầu TSPEC và đợi TSPEC phản hồi từ AP. Nếu AP chấp nhận yêu cầu TSPEC, trạm có thể bắt đầu truyền dữ liệu. Tuy nhiên một tình huống rất đáng quan tâm là khi AP từ chối yêu cầu TSPEC.

trạm vì nhiều lí do khác nhau. Trong thực tế, TSPEC phản hồi được gửi từ AP tới trạm có một trường chứa lí do được sử dụng để mạng lí do mà TSPEC bị từ chối. Chúng ta sẽ xem xét những lí do khiến cho AP có thể từ chối một yêu TSPEC từ một trạm.

Lý do chủ yếu là do sự tắc nghẽn trong BSS và AP phát hiện rằng nó không thể điều khiển được thêm bất kì lưu lượng thoại nào nữa. Trong những tình huống này trạm có khá nhiều lựa chọn để điều khiển từ chối TSPEC từ AP. Phương pháp thông thường là nhân bản tin từ chối TSPEC và chuyển nó tới ngăn xếp tín hiệu thoại, do đó cuộc gọi sẽ tạm thời được dừng lại. Việc điều khiển này tương tự với một người sử dụng nhấc tai nghe điện thoại PSTN và không nhận được âm báo (hoặc nhận được âm báo bận)

Một lựa chọn khác cho điều khiển TSPEC bị từ chối là do trạm chuyển vùng tới một BSS khả dụng khác trong cùng một ESS. Đây là ý tưởng cơ bản của cân bằng tải, khi một trạm chuyển từ một AP tới một AP khác, không phụ thuộc vào sự thay đổi của RSSI mà vì dung lượng hệ thống.

Còn một lựa chọn nữa cho việc điều khiển một TSPEC bị từ chối là ngăn xếp tín hiệu thoại trong trạm cố gắng điều khiển truy nhập cho cuộc gọi thoại với các tham số cuộc gọi khác nhau, cơ bản trong số đó là “codec”, kích thước gói thoại, chu kì đóng gói. Phương pháp này rất có lợi vì việc sử dụng kích thước gói thoại lớn hơn sẽ làm giảm tải của BSS vì nó giảm số lượng gói mỗi giây.

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật viễn thông BẢO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHO VoIP TRONG WLAN (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w