Nhiễu đa đường.

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật viễn thông BẢO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHO VoIP TRONG WLAN (Trang 56)

Nhiễu đa đường xảy ra khi một tín hiệu vô tuyến truyền nhiều đường khác nhau khi nó truyền từ một trạm vô tuyến tới một trạm khác. Trong khi tín hiệu đang truyền, các chướng ngại vật như tường, ghế, bàn và những thứ khác nằm ở trên đường truyền làm cho tín hiệu bị đẩy đi một hướng khác. Một phần của tín hiệu có thể đi trực tiếp đến đích, một phần khác có thể đi theo đường khác và tới đích. Kết quả là các tín hiệu gặp nhau trễ vì nó phải đi qua các quãng đường khác nhau để tới đích.

Nhiễu đa đường làm cho các kí hiệu thông tin bị chồng lên nhau làm cho phía thu rất khó khăn trong việc giải điều chế tín hiệu. Nhiều này xảy ra thường xuyên và nó được gọi là nhiễu ISI (InterSymbol Interference). Vì tín hiệu chứa thông tin được truyền dẫn nên phía khi tiến hành giải điều chế sẽ bị lỗi. Nếu trễ đủ lớn, số bớt lỗi trong gói sẽ xảy ra. Phía thu không thể nhận ra các ký tự và dịch ra các bit tương ứng một cách chính xác. Kết quả, trạm phát phải gửi lại các khung bị lỗi.

Truyền dẫn lại sẽ làm giảm thông lượng nhất là khi nhiễu đa đường trở lên nghiêm trọng. Sự suy giảm này tùy thuộc vào tình trạng môi trường. Thí dụ, tín hiệu

802.11 trong nhà và công sở có thể truyền đa đường và gặp nhau sau trễ 50ns nhưng ngược lại tín hiệu trong một nhà máy có thể gặp nhau sau khoảng 300ns. Khi trễ truyền tăng lên, hiệu quả của cell giảm xuống. Dựa vào những đánh giá trên thì nhiễu đa đường không phải là vấn đề lớn trong nhà và công sở. Tuy nhiên, các máy móc bằng kim loại và các giá đỡ trong nhà máy tạo ra rất nhiều sự phản chiếu tín hiệu làm cho tín hiệu đi theo nhiều đường. Do đó, phải chú ý tới vấn đề đa đường trong các nhà kho, nhà máy và các khu vực có nhiều các chướng ngại vật kim loại.

Phân tập ăng-ten có thể giúp chống lại nhiễu đa đường. Một Access Point có thể dựng một hệ thống phân tập ăng-ten trong không gian của nó, bao gồm 2 ăng-ten có thể thay thế cho nhau thu hoặc phát tín hiệu. Một access point sẽ nhận tín hiệu trên cả hai ăng-ten, vì đa đường và nhiễu giao thoa, các tín hiệu không thể tới cả hai ăng-ten tại cùng một thời điểm và với độ mạnh như nhau. Access point sau đó sẽ thực hiện tính toán để tối ưu hóa tín hiệu nhận được. Lợi ích chính của hệ thống phân tập ăng- ten là tăng phạm vi vùng phủ sóng và tín hiệu thu.

3.3 Đảm bảo chất lượng dịch vụ cho VoWLAN.3.3.1 Giới thiệu chung về 802.11e 3.3.1 Giới thiệu chung về 802.11e

Phiên bản IEEE 802.11 sử dụng cơ chế phân mức ưu tiên để hỗ trợ chất lượng dịch vụ. Không giống như bản 802.11 chuẩn nguyên gốc đối xử với mọi loại lưu lượng như nhau, thay vào đó 802.11e phân biệt ưu tiên đối xử với các lưu lượng dựa trên chính sách ưu tiên về chất lượng dịch vụ theo yêu cầu. Không chỉ như vậy, trong phiên bản còn định nghĩa ra bốn loại truy nhập (Access Categories – AC) nhằm chỉ định cho các lưu lượng với những mức ưu tiên khác nhau. Theo đó, việc truy nhập phương tiện sẽ được tuân theo mức ưu tiên của loại lưu lượng. Mỗi frame sẽ được gắn với một Access Category, sự phân biệt được thể hiện qua một tập các tham số phân tranh phương tiện gắn với từng AC và các tập này khác nhau cho mỗi AC.

IEEE 802.11e định nghĩa các AP, STA, BSS có dịch vụ QoS lần lượt QAP (QoS Acess Point), QSTA (QoS Station) và QBSSS (QoS Basic Service Set).

Bên cạnh đó 802.11e cũng đưa ra một giao thức phối hợp mới hỗ trợ QoS có tên Hybrid Coordination Function (HCF). Trong phần sau, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về HCF cùng với những cơ chế phục vụ có phân biệt của mình.

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật viễn thông BẢO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHO VoIP TRONG WLAN (Trang 56)