Đặc điểm nguồn nhân lực địa phương

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch văn hóa tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc (Trang 67)

2.5.1.1. Cơ cấu lao động

Theo Báo cáo về tình hình phát triển du lịch, thực trạng và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực du lịch cho đến năm 2010 (báo cáo cuối năm 2005) các tỉnh trong tiểu vùng thì về cơ cấu lao động có khá nhiều chênh lệch giữa các địa phương.

Ở các tỉnh đã có du lịch phát triển như Lào Cai, Hòa Bình và khởi sắc như Yên Bái thì các con số này khả quan hơn. Ví dụ ở Lào Cai, số lao động trực tiếp trong ngành du lịch năm 2001 là 640 người thì đến năm 2005 là 1400 người. Số lao động gián tiếp là 1400 (2001) lên tới 3000 người (2005). Bên cạnh đó, một tỉnh có ngành du lịch chưa phát triển như Điện Biên thì các con số này là: lao

động trực tiếp năm 2001 là 170 người trong ngành, năm 2005 là 600 người, lao động gián tiếp là 550 (2001) và 1400 (2005).

Một tỉnh có điểm xuất phát của ngành du lịch thấp như Lai Châu thì con số này rất đáng lưu tâm. Trong báo cáo tháng 11/2005, tổng số lao động có thu nhập từ hoạt động du lịch của tỉnh khoảng 1100 người, trong đó, lao động trực tiếp thường xuyên là 315 người, lao động gián tiếp ngoài ngành khoảng 800 người.

Tỉnh Hòa Bình, số lao động trực tiếp là 740 người, gián tiếp là 90 người (năm 2005). Đó là một con số nhỏ bé ở một tỉnh giàu tiềm năng du lịch và có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển du lịch so với một số tỉnh khác như Lai Châu, Sơn La, Điện Biên. [1]

Như vậy, điểm qua một số thông tin trên cho thấy, cơ cấu về lao động trong ngành du lịch của các tỉnh trong tiểu vùng còn khá nhiều vấn đề đáng lưu tâm. Thứ nhất, với thực trạng ngành chưa phát triển và phát triển chưa đồng đều thì số nhân lực trong du lịch còn thấp. Hơn nữa, số lao động gián tiếp lớn hơn nhiều so với trực tiếp. Điều đó có nghĩa là việc đáp ứng công ăn việc làm cho người lao động của ngành du lịch còn rất yếu. Mặt khác, sự ổn định về công việc cũng thấp khiến cho lao động không thể gắn bó trực tiếp và thường xuyên cho hoạt động du lịch.

Ngoài những nguyên nhân về kinh tế thì một trong những nguyên nhân khác cũng rất quan trọng dẫn tới tình trạng cơ cấu lao động chênh lệch và thiếu hụt như trên là do cơ cấu dân cư, dân tộc. Chủ yếu trên địa bàn tiểu vùng là nơi cư trú của cộng đồng đa tộc người tới 20 dân tộc (Yên Bái là khoảng 30). Lý do đó cũng tác động không nhỏ đến cơ cấu lao động trong ngành. Vì thực sự, lao động đòi hỏi có chuyên môn, nghiệp vụ lại chủ yếu là người Kinh, trong khi đó,

đặc trưng ngành, nhất là trong các dịch vụ du lịch lại đòi hỏi cao sự tham gia của cộng đồng dân cư bản địa - đồng bào các dân tộc thiểu số.

2.5.1.2. Trình độ và đặc điểm lao động

Đặc điểm lao động hay trình độ nguồn nhân lực cũng không đồng đều giữa các địa phương trong tiểu vùng.

Tính riêng ở Yên Bái, việc quan tâm đến du lịch đã phần nào đáp ứng được đòi hỏi về chất lượng lao động trong ngành. Đến năm 2005, số lao động du lịch có trình độ trên đại học là 12 người. Con số này ở Hòa Bình chỉ có 3 và Điện Biên thì không có. Lao động có trình độ đại học, cao đẳng ở Lào Cai là 420 người, trong khi Hòa Bình là 70 người và Lai Châu thì chỉ có 6 người ở vị trí quản lý nhà nước và một vài cơ sở kinh doanh có lao động ở trình độ này. Số hướng dẫn viên được cấp thẻ ở tỉnh có du lịch phát triển nhất là Lào Cai thì đến năm 2005 cũng chỉ có 3 người.[42]

Ngoài ra lao động có trình độ sơ, trung cấp chiếm phần đông còn lại phục vụ trong các nhà hàng, khách sạn, các đơn vị kinh doanh du lịch. Tuy nhiên, lực lượng này vẫn còn yếu và thiếu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thiếu tính chuyên nghiệp trong từng lĩnh vực. Các cơ sở lưu trú cũng như các đơn vị kinh doanh du lịch chưa xây dựng được các quy trình làm việc khoa học và văn hóa cho người lao động. Năng suất lao động vì vậy còn rất thấp do cách quản lý nhân lực cũng như cách thức làm việc của người lao động chủ yếu dựa vào kinh nghiệm.

Số cán bộ quản lý tuy có trình độ và bằng cấp nhưng chủ yếu là được đào tạo ở các chuyên ngành khác khi chưa có chuyên ngành du lịch cho nên công tác quản lý du lịch gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Dù đội ngũ này có kinh nghiệm làm việc nhưng lại hạn chế cả về trình độ chuyên môn cả về trình độ ngoại ngữ, tin học và kiến thức quản lý, tư duy hoạch định chiến lược. Các lao động có trình

độ, được đào tạo đúng chuyên ngành du lịch thì còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm (Hòa Bình, Yên Bái).

Cán bộ quản lý du lịch ở cấp huyện, thị hầu hết đều kiêm nhiệm nhiều công tác, chưa được bồi dưỡng nhiều về chuyên môn nghiệp vụ quản lý du lịch nên công tác quản lý còn nhiều tồn tại, vướng mắc.

Các doanh nghiệp tư nhân cũng như hộ kinh doanh du lịch ở cấp quản lý thì hầu hết đều không có bằng cấp chuyên ngành du lịch hoặc ít chú trọng đến trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ mà phải kiêm nhiệm nhiều công việc nên hiệu quả kém.

Do đặc điểm về loại hình tài nguyên và du lịch, lực lượng lao động trong ngành ở Tây Bắc chủ yếu là trong các làng bản và ở loại hình du lịch cộng đồng các dân tộc thiểu số. Số lao động này chủ yếu là các thành viên trong các gia đình, tự đứng ra đảm nhận công việc phục vụ khách qua liên hệ trực tiếp với hướng dẫn viên và đơn vị lữ hành cấp khách. Vì vậy, công tác quản lý chủ yếu theo lối "gia đình", chuyên môn nghiệp vụ cũng không được quan tâm. Gần đây, một số địa phương như Lào Cai, Hòa Bình đã mở các chương trình tập huấn dành cho các đối tượng này nhưng phần lớn đều chưa có các lớp đào tạo hay bồi dưỡng về chuyên môn thực sự.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch văn hóa tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)