Phát triển văn hóa, xã hộ

Một phần của tài liệu Luận văn triết học vấn đề con người và phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 46)

Trong thời đại ngày nay, khi kinh tế ngày càng phát triển và các quốc gia trên thế giới ngày càng xích lại gần nhau thì văn hóa dân tộc ngày càng trở thành trung tâm của sự chú ý. Những năm gần đây, văn kiện Đại hội Đảng và Nhà nước Việt Nam

nhiều lần khẳng định vai trò quan trọng của văn hóa trong việc bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, đồng thời đặt mục tiêu: xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc nghĩa là: xây dựng một nền văn hóa mới, tạo ra đời sống tinh thần cao đẹp, phong phú và đa dạng, có nội dung nhân đạo, dân chủ, tiến bộ; khẳng định và biểu dương những giá trị chân chính, bồi dưỡng cái chân, cái thiện, cái mĩ theo quan điểm tiến bộ, phê phán những cái lỗi thời thấp kém, khẳng định tiếp tục tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa, làm cho thế giới quan Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội. Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mĩ ngày càng cao.

Hoạt động văn hóa thông tin phát triển đa dạng hơn, góp phần nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân, làm tăng hiệu quả công tác giáo dục.

Văn hóa không chỉ là động lực, là mục tiêu, mà còn là định hướng, là kết quả của nền nhân văn của một nền kinh tế lành mạnh. Vì vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mười năm 2001 – 2010 là: “Làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện giá trị mới của con người Việt Nam, kế thừa giá trị truyền thống của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của loài người, tăng sức đề kháng chống văn hóa đồi trụy, độc hại. Nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân” [12; tr.213].

Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và con người trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế, quốc tế. Cụ thể, trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X có viết: “Tiếp tục cụ thể hóa chiến lược phát triển văn hóa, giữ gìn và phát

huy bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu những thành tựu và tinh hoa văn hóa của nhân loại, hoàn thiện hệ thống giá trị của con người Việt Nam trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế; gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn phát triển kinh tế - xã hội với phát triển văn hóa, làm cho văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội” [12; tr.284].

Văn hóa, đạo đức là bộ phận trọng yếu của nền tảng tinh thần và động lực phát triển của xã hội. Sự suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận thanh niên, cán bộ, đảng viên… hiện nay có nguy cơ làm giảm sự đồng thuận trong xã hội, tác động đến sự ổn định và phát triển bền vững của xã hội. Sự suy giảm đạo đức, lối sống đang phá hoại hạnh phúc nhiều gia đình, làm suy giảm nguồn nhân lực, gây hậu quả rất lớn về kinh tế do không phát huy được nguồn lực về con người để phát triển đất nước. Đặc biệt là sự suy thoái đạo đức của một bộ phận, cán bộ, đảng viên hiện nay đang là vấn đề bức xúc của dư luận xã hội, làm cho nhân dân bất bình, ảnh hưởng xấu đến uy tín chất lượng lãnh đạo của Đảng. Chính vì vậy, coi trọng nâng cao văn hóa quản lí, văn hóa kinh doanh và văn hóa nhân cách thanh niên, thiếu niên, chống những hiện tượng phi văn hóa.

Hiện nay vẫn còn đang tồn tại những tệ nạn xã hội như: tệ tham nhũng, hối lộ, quan liêu, thoái hóa đạo đức gia đình,… tăng lên. Lối sống buông thả, hưởng thụ thiếu lí tưởng, hoài bão, tệ nạn nghiện hút, cờ bạc, sa đọa có chiều hướng phát triển,... Vì vậy, cần phải đẩy lùi tệ nạn xã hội, tạo môi trường sống lành mạnh cho con người là điều cần thiết.

Hơn thế nữa, vấn đề việc làm cũng đang là một hiện tượng khá bức xúc của xã hội bởi lẽ người dân có việc làm sẽ nâng cao được mức sống từ đó sẽ đảm bảo an ninh, an toàn công dân, lành mạnh và chuẩn mực về kỉ luật, trật tự, kỉ cương, luật pháp. Trong suốt chiều dài của lịch sử, Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn chăm lo cho nhân dân từ việc ăn, việc mặc đến việc học hành. Nhân dân được chăm sóc sức khỏe, được hưởng đầy đủ các quyền công dân của một nước độc lập.

Trong công cuộc đổi mới hiện nay, đời sống của người dân được cải thiện, tuy nhiên số người thất nghiệp, mù chữ, chênh lệch giàu nghèo, và các tệ nạn xã hội cũng không ngừng tăng lên làm cho cả xã hội phải nhứt nhối. Vì lẽ đó mà hiện nay, toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội thực hiện Cuộc vận động: Học tập và làm theo tấm

gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đây là một trong những biện pháp khắc phục sự suy

thoái về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên và của nhân dân. Do vậy, mỗi cá nhân chúng ta cần nhận thức đầy đủ, thường xuyên, tự giác nỗ lực học tập theo tấm gương của Người. Đặc biệt, đối với đoàn viên, thanh niên để: Học tập và làm theo tấm gương

làm theo lời Bác hay Tuổi trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thấm nhuần và thực hiện sáng tạo lời dạy của Bác,…

Bên cạnh đó, việc phát triển văn hóa được xem là nền tảng tinh thần của xã hội. Cho nên, “Đảng ta cần có biện pháp đồng bộ, đủ mạnh mới tạo tiền đề để xây dựng

con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Bồi dưỡng các giá trị văn hóa thanh niên, đặc biệt là lí tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa của con người Việt Nam”.[12; tr.106].

Một phần của tài liệu Luận văn triết học vấn đề con người và phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 46)