Phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn triết học vấn đề con người và phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 38)

Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 – 2020 và Báo cáo chính trị của BCH T.Ư khóa X được Đại hội XI thông qua đều rút ra bài học về mục tiêu phải đảm bảo phát triển bền vững nền kinh tế, đó là: Đặc biệt coi trọng chất lượng, hiệu quả tăng trưởng và phát triển bền vững, nâng cao chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế, đồng thời duy trì tăng trưởng hợp lí. Điều kiện để phát triển bền vững là: Phải đặc biệt coi trọng giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ để đảm bảo cho đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Do vậy, cần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn liền với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên và môi trường. Đồng thời, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng chủ yếu phát triển chiều rộng sang phát triển hợp lí giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô, vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững. Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ phù hợp với các vùng; thúc đẩy cơ cấu lại doanh nghiệp và điều chỉnh chiến lược thị trường; tăng nhanh giá trị nội địa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của cả nền kinh tế, phát triển kinh tế tri thức. Đặc biệt, phải chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, đồng thời giữ vững, tăng cường độc lập, tự chủ trong phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, cần kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế đồng thời chú trọng phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách.

Không những thế, xuất phát từ yêu cầu dự báo tình hình thực tế của đất nước trong thời gian tới, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 được xác định là: “Chiến lược tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nhanh,

bền vững; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, xây dựng nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [13, tr.30].

Như vậy, Đảng ta đã chỉ ra muốn phát triển kinh tế - xã hội cần kết hợp nguồn lực trong nước và nguồn lực bên ngoài. Có kết hợp tốt ngoại lực và nội lực mới tạo được sức mạnh tổng hợp để phát triển. Cả nội lực và ngoại lực đều quan trọng, nhưng

nội lực là nhân tố quyết định. Trong nguồn nội lực, Đảng ta đã nhấn mạnh vai trò quyết định của nguồn lực con người.

Trên thực tế, chưa bao giờ Việt Nam lại đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân lực có trình độ như hiện nay, hầu hết tất cả các ngành kinh tế đều ở trong tình trạng khan hiếm nhân lực, đặc biệt là nhân lực có trình độ cao. Nếu trong thời gian tới nền giáo dục Việt Nam không giải quyết được bài toán nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chúng ta sẽ đứng trước một cuộc khủng hoảng chất lượng nhân lực trầm trọng, mà hệ quả của nó là vấn đề sụt giảm sức cạnh tranh của một nền kinh tế. Lợi thế cạnh tranh của một quốc gia được cấu thành từ nhiều yếu tố như: hạ tầng, môi trường pháp lí, nhân lực,... trong đó nhân lực được coi là yếu tố hàng đầu, yếu tố cạnh tranh mang bản sắc của quốc gia trong quá trình toàn cầu hóa.

Vì những giá trị thuộc về nguồn nhân lực là bền vững không thể sao chép, Việt Nam hiện đang cạnh tranh với thế giới bằng lao động dồi dào, giá cả rẻ. Thực tế cho thấy, lợi thế cạnh tranh này đang dần mất đi mà minh chứng là chúng ta luôn bị tụt hạng trong bảng xếp hạng chỉ số cạnh tranh toàn cầu, mà nguyên nhân cơ bản nhất là chất lượng lao động chưa qua đào tạo. Bên cạnh đó chúng ta đã đánh mất cơ hội tham gia thị trường lao động quốc tế.

Sau khi hội nhập WTO, thị trường lao động ngoài nước cũng được mở rộng, lao động Việt Nam có cơ hội tham gia tích cực vào quá trình phân công lao động quốc tế. Đặc biệt là trong bối cảnh các quốc gia phát triển như: EU, Úc, Nhật,… Khi tham gia thị trường lao động chúng ta có ba cái lợi:

Thứ nhất, chúng ta thu được một lượng ngoại tệ dồi dào.

Thứ hai, đội ngũ lao động sau thời gian làm việc sẽ tích lũy được kinh nghiệm và công nghệ, nếu có chính sách thu hút ngược trở lại thì đây là nguồn tài sản quý của mỗi quốc gia.

Và cuối cùng, là xây dựng được thương hiệu nguồn nhân lực Việt Nam trên thị trường quốc tế, tạo hình ảnh thu hút đầu tư.

Tuy nhiên với trình độ lao động như hiện nay, chúng ta chỉ dừng lại việc đi làm thuê với giá rẻ mạt. Vậy thì chúng ta đang phát triển nguồn nhân lực như thế nào?

Hạn chế lớn nhất của sự phát triển nguồn nhân lực nước ta là do các chiến lược kinh tế và chiến lược phát triển nhân lực không đi kèm với nhau. Chúng ta đang hiểu rất thô sơ rằng phát triển nguồn nhân lực là mỗi năm đào tạo ra bao nhiêu kỹ sư, bao

nhiêu cử nhân, bao nhiêu kĩ thuật viên,… và chúng ta phấn đấu bằng được mục tiêu đó mà không tính đến nhu cầu về nhân lực của nền kinh tế ở mức nào. Nói một cách đơn giản, các cơ quan hoạch định chiến lược kinh tế và các cơ quan hoạch định chiến lược đang đi trên hai con đường khác nhau.

Theo cơ cấu tổ chức của Chính phủ, chiến lược phát triển kinh tế quốc gia được giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngoài ra các chiến lược phát triển kinh tế của Bộ, ngành, địa phương. Ngoại trừ chiến lược phát triển kinh tế quốc gia mang tính định hướng chung là có đề cập tới vấn đề phát triển nguồn nhân lực để đạt được các mục tiêu đề ra.

Vừa qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức xin ý kiến rộng rãi về Dự thảo chiến lược giáo dục 2009 – 2020 (dự thảo lần thứ 13), vẫn mang nặng tính mục tiêu như: nâng tỉ lệ sinh viên trên một vạn dân lên 450 vào năm 2020, tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 60%,... mà không tính đến năm 2020, nền kinh tế cạnh tranh với thế giới bằng mũi nhọn gì, làm thế nào để đào tạo nhân lực cho mũi nhọn đó. Hệ quả của cách làm này là: mặc dù chi tiêu cho giáo dục chiếm tỉ trọng lớn của GDP nhưng nguồn nhân lực của chúng ta chưa có bước đột phá, các chiến lược phát triển kinh tế không có đủ nguồn nhân lực cần thiết để thực hiện. Ví dụ như, các ngành công nghệ cao, cơ khí chế tạo và điện tử viễn thông thuộc danh mục những ngành công nghiệp mũi nhọn được ưu tiên phát triển trong giai đoạn 2007 – 2010, tầm nhìn đến năm 2020 (Quyết định 55/2007/QĐ- TTg), tuy nhiên đến thời điểm này chúng ta vẫn chưa có một kế hoạch phát triển nhân lực phục vụ cho sự phát triển của ba ngành trên.

Hơn thế nữa, chúng ta cần gắn kết chiến lược phát triển nhân lực và kinh tế. Trong vài năm gần đây, xu hướng đào tạo theo nhu cầu xã hội nổi lên với việc bắt đầu có sự hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường về công tác đào tạo nhân lực. Điều này đã cho thấy xu hướng chuyển biến tích cực trong tư duy giáo dục, tuy nhiên ở tầm nhìn vĩ mô thì sự hợp tác này còn manh mún, các thông tin về nhu cầu nguồn nhân lực của quốc gia chưa được thu thập đầy đủ. Mấu chốt của vấn đề là chúng ta phải thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ giữa các chiến lược phát triển nhân lực (số lượng, kĩ năng cụ thể) và đối với các cơ quan lập chiến lược phát triển nhân lực phải coi đây là những thông tin đầu vào cơ bản để xây dựng các chiến lược phát triển nguồn nhân lực.

Bất cứ quốc gia nào muốn phát triển đều phải sử dụng các nguồn lực trong và ngoài nước. Nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội bao gồm tài nguyên thiên nhiên, vốn,

khoa học công nghệ và lao động,... Trong đó, nguồn lực lao động là nhân tố quyết định việc tổ chức, sử dụng có hiệu quả các nguồn nhân lực khác.

Thật vậy, trước hết năng lực trí tuệ con người là vô hạn và tài nguyên thiên nhiên đa dạng, trong khi các nguồn lực khác lại có hạn. Tài nguyên thiên nhiên có đa dạng phong phú bao nhiêu đi chăng nữa thì sau quá trình khai thác đến lúc sẽ cạn kiệt. Vốn có nhiều bao nhiêu cũng bị giới hạn ở một số lượng nhất định và cũng khó đáp ứng đủ nhu cầu phát triển, công nghệ có hiện đại tiên tiến mấy đi chăng nữa cũng sẽ bị lạc hậu theo thời gian. Những điều đó chứng tỏ vai trò của con người rất quan trọng, nó quyết định việc tổ chức và sử dụng các nguồn lực khác. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người; Muốn xây

dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa; Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm quan trọng và rất cần thiết, v.v…

Chiến lược xây dựng con người và phát triển nguồn nhân lực có mối quan hệ biện chứng với nhau. Đào tạo con người như thế nào thì có kết quả nguồn nhân lực tương ứng, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong từng thời kì ở mức độ nào thì phải có chiến lược xây dựng con người phù hợp.

Theo tinh thần Hội nghị Trung ương lần thứ 5, khóa VIII, xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới có những đức tính: Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, vì tiến bộ xã hội. Có ý thức tập thể, đoàn kết phấn đấu vì lợi ích chung. Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh; cần, kiệm, trung thực, nhân nghĩa; tôn trọng kỉ cương phép nước, quy ước của cộng đồng, có ý thức bảo vệ và bảo vệ môi trường sinh thái. Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kĩ thuật có sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình tập thể và xã hội.

Như vậy, Đảng ta đã nhấn mạnh đến những phẩm chất cơ bản của con người mới phù hợp với thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đó là những con người có lí tưởng xã hội chủ nghĩa, yêu nước phát triển toàn diện cả về thể lực và trí lực, đạo đức, thẩm mĩ, có ý chí và nhiệt tình lao động. Nói cách khác, con người mới phải là con người vừa hồng vừa chuyên, vừa có đức vừa có tài. Muốn vậy

phải nâng cao giáo dục trong các mặt: trí, đức, thể, mĩ… Không chỉ dừng lại việc dạy chữ, dạy nghề mà còn phải chú ý đến việc dạy làm người.

Phát triển kinh tế nhanh và bền vững đặt nền tảng trên chủ trương, chính sách phù hợp với các bước phát triển nền kinh tế, xây dựng kế hoạch và thực hiện các mục tiêu đúng với kế hoạch đã đề ra. Việc đào tạo thích ứng nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng để thực hiện các mục tiêu kinh tế vì nó được xã hội phân công, giao phó. Các cơ sở giáo dục, đào tạo là nơi thực hiện, cung ứng cho xã hội những người có đủ phẩm chất, trình độ nghề nghiệp đáp ứng được yêu cầu của công việc cụ thể, trong đó các trường đại học, cao đẳng nắm vai trò đào tạo con người ở trình độ cao có thể hoàn thành công việc theo yêu cầu, đồng thời nghiên cứu đề ra phương án tối ưu để thực hiện công việc hiệu quả hơn.

2.2.2. Phát triển khoa học và công nghệ

Lịch sử phát triển tư duy khoa học và trình độ hoạt động thực tiễn của xã hội loài người được đánh dấu bằng các cuộc cách mạng khoa học và cách mạng công nghệ. Các cuộc cách mạng này phản ánh bước phát triển nhảy vọt của con người trong quá trình nhận thức và cải tạo tự nhiên, xã hội. Sự phát triển của chúng có mối liên hệ với nhau đặc biệt là trong thời đại ngày nay khi kĩ thuật thâm nhập mạnh mẽ vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Trong chiến lược phát triển quốc gia theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khoa học – công nghệ, giáo dục và đào tạo có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2, khóa VIII đã xác định: phát triển giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ là yếu tố cơ bản, là khâu đột phá nhằm khai thác, sử dụng và phát triển các nguồn lực khác nhau trong đó nguồn lực con người là quan trọng nhất. Xây dựng một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học – công nghệ hiện đại, giáo dục phải làm tốt nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, đội ngũ lao động cho khoa học – công nghệ.

Sự phát triển nhanh chóng của các lĩnh vực khoa học công nghệ một mặt tạo ra những điều kiện, tiền đề mới cho sự phát triển ngành giáo dục – đào tạo như không ngừng bổ sung nội dung và nâng cao trình độ khoa học - công nghệ, của các hoạt động giáo dục – đào tạo, hiện đại hóa trang thiết bị dạy học,… Mặt khác, sự phát triển của khoa học – công nghệ đặt ra những yêu cầu mới ngày càng cao hơn về trình độ đào tạo

và cơ cấu ngành nghề của đội ngũ nhân lực nói chung và nhân lực khoa học – công nghệ nói riêng.

Việc đảm bảo nguồn nhân lực khoa học – công nghệ có chất lượng cao, thích hợp với nhu cầu phát triển khoa học – công nghệ trong thời gian tới là một nhân tố quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển khoa học – công nghệ ở nước ta trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Về khoa học và công nghệ có nhiều tiến bộ. Khoa học và công nghệ đã tập trung hơn vào nghiên cứu ứng dụng, phục vụ các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều thành tựu khoa học công nghệ mới được ứng dụng trong các ngành xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp,… đã tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ mới có chất lượng cao, có sức cạnh tranh, phục vụ xuất khẩu và thay thế nhập khẩu.

Phát triển công nghệ thông tin là một trong những lĩnh vực ưu tiên trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ ở nước ta thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nghị quyết 49/CP ngày 4/8/1993 về phát triển công nghệ thông tin ở nước ta đã xác định mục tiêu: Xây dựng những nền móng bước đầu vững chắc cho một kết cấu hạ tầng về thông tin trong xã hội có khả năng đáp ứng những nhu cầu cơ bản về thông tin trong quản lí nhà nước và trong các hoạt động kinh tế - xã hội, đồng thời tích cực xây dựng ngành công nghệ thông tin thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước, góp phần chuẩn bị cho nước ta có vị trí xứng đáng trong khu vực khi bước vào thế kỉ XXI.

Không dừng lại ở đó, đất nước ta bước vào thời kì phát triển mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục tiêu cơ bản từ nay đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Quá trình công nghiệp hóa,

Một phần của tài liệu Luận văn triết học vấn đề con người và phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w