Chất lượng của nguồn nhân lự cở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Luận văn triết học vấn đề con người và phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 37)

Dù thời đại nào, nguồn nhân lực cũng luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định sức mạnh của một quốc gia. Bởi chúng ta biết rằng mọi của cải vật chất đều được làm nên từ bàn tay và trí óc của con người.

Trong quá trình toàn cầu hoá như hiện nay, nền kinh tế nào dựa nhiều vào tri thức sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển, duy trì được tốc độ phát triển kinh tế cao, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, tạo nhiều công ăn việc làm, giải quyết tốt hơn các quan hệ xã hội, cải thiện đời sống con người,… Trong điều kiện mới đó, sự phát triển của mỗi quốc gia phụ thuộc vào nguồn nhân lực chủ yếu, thay vì dựa vào nguồn tài nguyên, vốn vật chất như trước đây. Các lí thuyết về tăng trưởng kinh tế gần đây cũng chỉ ra rằng động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế bền vững chính là yếu tố con người, nguồn nhân lực.

Đối với Việt Nam, một nước còn nhiều hạn chế về nguồn lực tài chính, và nguồn tài nguyên chưa được sử dụng hiệu quả thì nguồn lực con người đóng vai trò quyết định. So với nhiều nước trên thế giới thì Việt Nam có lợi thế dân số đông. Nếu

được đào tạo thì đó sẽ là nguồn nhân lực có tác động tích cực trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Do vậy, hơn bất cứ nguồn lực nào khác, nguồn nhân lực chiếm vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Đây là nguồn lực của mọi nguồn lực, là nhân tố quan trọng bậc nhất để đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển.

Theo nguồn Niên giám thống kê, Hà Nội, 2008: Việt Nam chúng ta đang có nguồn nhân lực dồi dào với dân số cả nước gần 86 triệu người (Tính đến ngày 1/4/2009, dân số Việt Nam: 85.789.573 người), nước đông dân thứ ba trong khu vực. Trong đó, số người trong độ tuổi lao động tăng nhanh và chiếm một tỉ lệ cao khoảng 67% dân số cả nước. Cơ cấu Dân số vàng ở nước ta bắt đầu xuất hiện từ năm 2010 và kết thúc vào năm 2040, kéo dài khoảng 30 năm. Rõ ràng Việt Nam đang có thế mạnh lớn về nguồn lực lao động nhưng tại sao chúng ta vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong việc thúc đẩy kinh tế đi lên? Có nhiều nguyên nhân lí giải cho vấn đề này, trong đó chất lượng nguồn nhân lực hiện nay của nước ta được xem là nguyên nhân mấu chốt.

Như chúng ta đã biết, trong gần 86 triệu người ở Việt Nam thì nông dân chiếm gần khoảng 73% dân số cả nước. Điều này cho thấy nông dân vẫn là lực lượng lao động xã hội chiếm tỉ lệ cao nhất. Nông dân ta bao đời nay vẫn lấy nghề trồng lúa nước là nghề chính. Họ vẫn đang sản xuất một cách tự phát, manh mún. Họ vẫn nghĩ rằng trồng lúa là nghề dễ nhất, không cần học vẫn làm được, thế là cứ truyền qua muôn đời. Nhìn vào thực tế, sản xuất của nông dân ta thấy rằng dù mấy nghìn năm phát triển xã hội nhưng cách trồng lúa của người Việt hôm nay cũng chưa tiến bộ hơn cách trồng lúa của người Việt xưa là mấy, vẫn còn tồn tại cảnh: con trâu đi trước, cái cày đi sau. Mặc dù bây giờ đã có sự liên kết nhà khoa học với nhà nông nhưng cũng chưa tạo được những đột phá đem lại hiệu quả. Hiện nay, nông dân đã mở ra nhiều ngành nghề để tạo việc làm và thu nhập nhưng hiệu quả kinh tế vẫn chưa cao nguyên nhân là còn thiếu áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất vẫn nặng cái kiểu tư duy: lấy công làm lãi hoặc không thua chị kém em... Rõ ràng nguồn lực nông dân dồi dào nhưng chất lượng vẫn còn yếu kém.

Bên cạnh đó, do dân số tăng nhanh trong nhiều năm (gần bằng 2%) nên nguồn nhân lực nước ta có cơ cấu trẻ. Nhóm tuổi từ 16 – 35 chiếm 65,2% nguồn nhân lực trong đó đặc biệt là nhóm tuổi 16 – 24 là nhóm ưu thế về trình độ văn hóa, chuyên môn về thể lực, có sức tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học – công nghệ, năng động.

Đây là một lợi thế rất quan trọng làm tăng hiệu quả sử dụng nguồn lao động và khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động ở khu vực song do trình độ phát triển còn thấp về kinh tế, mức sống chưa cao nên tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng còn cao (46,9%): một bộ phận khá lớn dân cư ở nhóm nghèo (20% dân số) đặc biệt ở nông thôn mức dinh dưỡng càng thấp, nên nhìn chung thể lực của thanh niên nước ta hiện nay còn kém các nước trong khu vực cả về chiều cao và cân nặng. Vì vậy, phần lớn lực lượng lao động không đáp ứng được yêu cầu về cường độ lao động cao của nền sản xuất công nghiệp. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học kĩ thuật bảo hộ lao động cho thấy tỉ lệ công nhân mắc bệnh, ốm đau trong 3 năm 1991 - 1993 tăng lên, chỉ số sức khỏe giảm 1,42%. (Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2002 ).

Về nguồn nhân lực công nhân thì hiện nay số lượng công nhân Việt Nam có khoảng 5 triệu người, chiếm 6% dân số cả nước. Như vậy, lực lượng công nhân Việt Nam còn quá ít. Đã vậy công nhân có tay nghề cao lại chiếm tỉ lệ thấp so với đội ngũ công nhân nói chung. Số công nhân có trình độ văn hóa, tay nghề, kĩ thuật rất ít. Theo thống kê công nhân có trình độ cao đẳng, đại học ở nước ta chiếm khoảng 3,3% đội ngũ công nhân nói chung. Tỉ lệ này khiến chúng ta phải suy nghĩ. Chính vì trình độ văn hóa tay nghề thấp nên đa số công nhân không đáp ứng tốt yêu cầu công việc. Điều này dẫn đến sự mất cân đối về lao động ở các doanh nghiệp. Doanh nghiệp không thiếu người nhưng lại thiếu những công nhân có tay nghề để đảm bảo những khâu kĩ thuật quan trọng trong dây chuyền sản xuất. Hệ quả kéo theo của vấn đề này là đồng lương công nhân bị thấp đi, đời sống không được đảm bảo, địa vị công nhân trong đời sống xã hội cũng không cao. Với tình hình đó nguồn lực công nhân chưa thể đóng vai trò chủ đạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Việt Nam đã và đang bước vào hội nhập thế giới, từng bước tiến tới chiếm lĩnh khoa học công nghệ cao vì thế đòi hỏi một lực lượng đông đảo nhân lực có trình độ cao, có khả năng làm việc trong môi trường công nghệ và cạnh tranh. Đặc biệt với một số ngành đặc thù như năng lượng nguyên tử, công nghệ thông tin lại càng đòi hỏi nhân lực đạt tới trình độ quốc tế hóa. Bên cạnh đó một số ngành mũi nhọn như ngân hàng tài chính, du lịch cũng yêu cầu một đội ngũ đủ khả năng thích ứng với mọi biến động của thị trường trong nước và thế giới… Có thể nói rằng ở lĩnh vực nào, nông nghiệp, công nghiệp hay dịch vụ chúng ta đều cần lao động có trình độ cao. Nhưng thực tế đáp ứng được bao nhiêu? Như phân tích ở trên, lực lượng nông dân đang thiếu khoa học kĩ

thuật, sản xuất manh mún, lực lượng công nhân trình độ thấp, vậy còn lực lượng trí thức thì sao?

Vào những năm gần đây đội ngũ trí thức nước ta tăng nhanh, chỉ tính riêng số sinh viên cũng tăng nhanh vượt bậc. Năm 2003-2004 tổng số sinh viên đại học và cao đẳng là 1.131.030 sinh viên đến năm 2007- 2008 tăng lên 1.603.484 sinh viên. Năm 2008 tổng số sinh viên ra trường là 233.966 trong đó có sinh viên tốt nghiệp đại học là 152.272; sinh viên tốt nghiệp cao đẳng là 81.694. Số trí thức có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ cũng tăng nhanh. Theo thống kê cả nước đến 2008 có hơn 14 nghìn tiến sĩ khoa học và đang đặt mục tiêu trong 10 năm tới sẽ có 20 nghìn tiến sĩ. Năm 2008 nước ta có 275 trường Trung cấp chuyên nghiệp, 209 trường cao đẳng, 160 trường Đại học và có tới 27.900 trường phổ thông, 226 trường dân tộc nội trú . Nhìn vào những con số này cho thấy lực lượng tri thức và công chức thực sự là một nguồn lực quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Nhưng thực tế vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề. Hàng năm lượng sinh viên ra trường lớn nhưng số sinh viên có việc làm lại ít. Theo thống kê có đến 63% sinh viên ra trường không có việc làm, số có việc làm thì cũng không đúng ngành được học. Thêm vào đó là một số đơn vị nhận người vào làm phải mất 1- 2 năm đào tạo lại. Phải chăng lao động đào tạo còn nhiều bất cập so với yêu cầu của thị trường lao động ? ( Nguồn: Theo Trung tâm bảo vệ và cung ứng nguồn nhân lực do

Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lí).

Đối với năm 2010, đã có sự chuyển dịch lớn về cơ cấu các loại hình lao động. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra không phải đơn thuần về tỉ lệ, số lượng các loại hình mà điều quan trọng hơn là trình độ, chất lượng, cơ cấu ngành nghề và phân bố lao động kĩ thuật ở các vùng kinh tế.

Trong những năm gần đây, quy mô đào tạo bậc đào tạo bậc Đại học và Cao đẳng tăng nhanh song hiệu quả sử dụng còn thấp. Qua điều tra của 55 trường Đại học và Cao đẳng còn có rất nhiều sinh viên ra trường không có việc làm, riêng ngành Y có khoảng 3000 sinh viên tốt nghiệp chờ việc ở các thành phố trong khi nhiều vùng nông thôn, miền núi còn có nhiều cán bộ có trình độ đại học và bác sĩ. (Nguồn: Bộ kế hoạh

và đầu tư, năm 2010).

Trong tổng số hơn 4,7 triệu lao động kĩ thuật ở nước ta hiện nay thì số công nhân kĩ thuật được đào tạo theo hệ thống trường chính quy trong và ngoài nước khoảng 60% (1,5 – 1,7 triệu) còn lại được đào tạo qua nhiều loại hình khác nhau, đào

tạo xí nghiệp, đào tạo ngắn hạn (khoảng 1 triệu) với tay nghề thấp. Số công nhân bậc cao còn khoảng 4000 người (chiếm khoảng 0,15 tổng số công nhân kĩ thuật) và hầu hết tuổi đời đã cao. Do trang bị kĩ thuật thiếu và lạc hậu, trình độ đội ngũ giáo viên dạy nghề còn nhiều hạn chế nên chất lượng đào tạo thấp, cơ cấu ngành nghề không hợp lí dẫn đến tình trạng một số bộ phận công nhân kĩ thuật thất nghiệp không có việc làm (khoảng 0,32%). (Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư, năm 2010). Số học sinh tốt nghiệp trường nghề hệ chính quy ở các ngành công nghiệp, nông nghiệp rất khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm trong khi nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất không tuyển đủ số công nhân kĩ thuật chuyên môn cần thiết. Rõ ràng, vấn đề phát triển nguồn nhân lực lao động kĩ thuật không chỉ đơn thuần về số lượng, cơ cấu trình độ bậc thợ mà điều quan trọng hơn là yêu cầu chất lượng, cơ cấu ngành nghề và khả năng đáp ứng với nhu cầu đa dạng ngày càng cao của thị trường lao động trong và ngoài nước với những biến đổi nhanh chóng về công nghệ, vật liệu, mẫu mã sản phẩm, tổ chức và phân công lao động…

Bài toán về nguồn nhân lực, việc làm hiện là bài toán khó và cũng không thể một sớm một chiều mà chúng ta giải quyết ngay được. Để làm được điều này cần phải đồng bộ ở nhiều phương diện: Đơn vị đào tạo, người lao động, đơn vị sử dụng lao động… và còn cần tới một cơ chế, một sự hỗ trợ lớn từ Nhà nước.

Theo báo cáo 8 tháng đầu năm 2009 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, giải quyết việc làm thông qua việc thu hút đầu tư, kinh doanh, phát triển kinh tế năm 2006 tạo việc làm được 1,222 triệu lao động; năm 2007 cho 1,25 triệu lao động và năm 2008 khoảng 1,28 triệu lao động. Từ cuối năm 2008 đến tháng 8 năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế thế giới, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, kinh tế suy giảm, số lao động mất việc làm tăng lên, ảnh hưởng không nhỏ đến giải quyết việc làm. Ước tính 6 tháng đầu năm 2009 chỉ giải quyết việc làm khoảng 650.000 lao động.

Cũng theo Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, bằng việc đẩy mạnh hỗ trợ người lao động tự tạo việc làm thông qua chương trình, dự án cho vay từ Quỹ quốc gia hàng năm đã góp phần hỗ trợ quan trọng tự tạo việc làm cho 300 – 350 ngàn lao động, chủ yếu cho cá thể và hộ gia đình. Trong xuất khẩu lao động và chuyên gia, năm 2006 đưa được 78 ngàn lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong hai năm 2007 và 2008, mỗi năm có 85 ngàn lao động đi xuất khẩu. Năm 2009, do tác động của

khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế, 6 tháng đầu năm chỉ tạo được khoảng 35 ngàn lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Tính chung lại từ năm 2006 đến 2008, đã tạo được việc làm gần 5,6 triệu lao động (năm 2006: 1,65 triệu lao động, năm 2007: 1,68 triệu lao động, năm 2008: 1,615 triệu lao động và 6 tháng đầu năm 2009 ước khoảng 0,65 triệu lao động), đạt 70% mục tiêu chung giải quyết việc làm cho 5 năm 2006 – 2010 (8 triệu lao động), góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị năm 2008 chỉ còn 4,65%, vượt mục tiêu đề ra là dưới 5% vào năm 2010.( Nguồn: Niên giám thống kê năm 2008 của Bộ Kế hoạch

và Đầu tư)

Như vậy, từ những điều trên ta có thể thấy số lượng dân cư cũng là một yếu tố liên quan đến nguồn nhân lực của các quốc gia. Dân số đông là đồng nghĩa nguồn nhân lực dồi dào (người ta gọi là sức người). Tuy nhiên, sức người trong nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, lao động chủ yếu dựa vào cơ bắp, dựa vào thời gian và số lượng người lao động thì tình trạng đó đến nay vẫn còn hiện ra ở một số vùng nông thôn, gia đình nào có nhiều người, nhiều lao động thì có lợi thế về mặt phát triển, nhất là về mặt kinh tế. Thế nhưng, trong xu thế công nghiệp hóa và hiện đại hóa sẽ đòi hỏi năng lực trí tuệ mang hàm lượng chất xám cho nên lao động cần được đào tạo có trình độ, hiểu biết và trình độ tay nghề ngày càng cao.

Theo số liệu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, tuy Việt Nam có nguồn lao động dồi dào nhưng tỉ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, năm 2006: 31,9%; năm 2007: 34,75% và năm 2008 gần 37%. Chất lượng lao động chưa đáp ứng yêu cầu, lao động phổ thông chiếm phần lớn, thiếu lao động ở vùng núi, thừa lao động ở đồng bằng.

Chất lượng nguồn nhân lực thể hiện trạng thái nhất định của nguồn nhân lực với tư cách vừa là một khách thể vật chất đặc biệt vừa là chủ thể của mọi hoạt động kinh tế và các quan hệ xã hội. Chất lượng nguồn nhân lực là khái niệm tổng hợp bao gồm những nét đặc trưng về trạng thái thể lực, trí lực, kĩ năng, phong cách đạo đức, lối sống và tinh thần của nguồn nhân lực.

Nói cách khác là trình độ học vấn, trạng thái sức khỏe, trình độ chuyên môn kĩ thuật, cơ cấu nghề nghiệp, thành phần xã hội,… của nguồn nhân lực, trong đó trình độ học vấn là quan trọng bởi vì đó là cơ sở để đào tạo kĩ năng nghề nghiệp và là yếu tố hình thành nhân cách và lối sống của mỗi con người.

Xét về thể lực, dưới góc độ cá nhân thì đó là việc giữ gìn sức khỏe, luyện tập thân thể, sử dụng hợp lí các thực phẩm, thuốc men để có một sức khỏe tốt. Dưới góc độ gia đình thì đó là việc chăm lo, nuôi dưỡng. Đặc biệt là vai trò của người mẹ ngay từ khi mang thai đến khi sinh nở và chăm sóc giáo dục đứa trẻ, trong những năm tháng đầu đời của nó. Ở góc độ xã hội thì xã hội phải có hệ thống mạng lưới chăm sóc y tế,

Một phần của tài liệu Luận văn triết học vấn đề con người và phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w