của Nhà nước
Dân chủ là mục tiêu, là thước đo trình độ văn minh tiến bộ của xã hội. Vì vậy, từng bước hoàn thiện và mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực. Dân chủ là vấn đề cơ bản của hệ thống chính trị và toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội. Trong chủ nghĩa xã hội, người lao động hoạt động không phải chỉ với tư cách người công dân, mà còn với tư cách người chủ tư liệu sản xuất. Do đó, đặc điểm dân chủ xã hội chủ nghĩa luôn có sự thống nhất giữa quyền công dân và quyền làm chủ xã hội.
Bên cạnh đó, dân chủ xã hội chủ nghĩa còn là động lực của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Nhà nước đại diện quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời là ngưởi tổ chức thực hiện đường lối chính trị của Đảng. Mọi đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, có sự tham gia ý kiến của nhân dân.
Xây dựng một xã hội dân chủ, trong đó cán bộ, đảng viên và công chức phải thực sự là công bộc của dân. Xác định các hình thức tổ chức và có cơ chế để nhân dân thực hiện quyền dân chủ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Bộ máy nhà nước,các thiết chế khác trong hệ thống chính trị có nhiệm vụ đề xuất ý kiến với Đảng trong quá trình xây dựng, hoạch định và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng.
Phát huy dân chủ đi đôi với giữ gìn kỉ luật trong Đảng. Mọi cán bộ, đảng viên có quyền tham gia quyết định công việc của Đảng; quyền được thông tin, thảo luận, tranh luận, nêu ý kiến riêng, bảo lưu ý kiến trong tổ chức; khi Đảng đã có nghị quyết thì phải nói và làm theo nghị quyết.
Lãnh đạo các cấp phải lắng nghe ý kiến của cấp dưới, của đảng viên và nhân dân. Xây dựng quy chế ra quyết định của Đảng, bảo đảm phát huy trí tuệ tập thể; có cơ
chế nhân dân bày tỏ ý kiến đối với những quyết định lớn, tham gia các công việc quan liêu, xa dân.
Xu hướng hoạt động lãnh đạo của Đảng Cộng sản là lấy dân làm gốc. Đây là điểm xuất phát để chúng ta từng bước xây dựng hệ thống chính trị với phương châm: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Đó không chỉ là hoạt động của những người dân mà còn là hoạt động của người chủ xã hội. Tuy nhiên, mở rộng dân chủ phải đi đôi với xây dựng kỉ cương, kỉ luật và pháp luật là công cụ quản lí của nhà nước. Thời gian trước đây, trong lĩnh vực hoạt động xã hội cũng như trong cuộc sống của người dân, việc vi phạm dân chủ trở nên phổ biến. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới mất lòng tin của nhân dân với nhà nước.
Hoàn thiện quy chế đảm bảo quyền kiểm tra, giám sát của tập thể đối với cá nhân, của tổ chức đối với cá nhân, của tổ chức đối với tổ chức, kể cả đối với người lãnh đạo chủ chốt và tổ chức cấp trên. Kết hợp giám sát trong Đảng với giám sát của nhà nước và giám sát của nhân dân.
Đổi mới là một trong những quá trình cải biến cách mạng nhằm khắc phục những hiện tượng trên, đồng thời phá bỏ những lực cản trong xã hội và trong mỗi con người. Do vậy, cần có những hình thức tổ chức, cơ chế hợp lí và tiến bộ góp phần vào xây dựng Nhà nước để nhà nước ta thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân, để khi con người được đặt trong cơ chế đó sẽ thu hút quần chúng tham gia quản lí kinh tế - xã hội, tham gia kiểm kê, kiểm soát số lượng lao động sản xuất và phân phối sản phẩm.
Ở đây, quan hệ lợi ích và quan hệ dân làm chủ gắn bó với nhau tạo thành quan hệ sống còn đối với chế độ, nếu dân không làm chủ, xa lạ với chế độ, mất lòng tin, đứng ngoài trông chờ, thì gây mất ổn định chính trị xã hội. Phát huy dân chủ là vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với tiến trình phát triển kinh tế ở nước ta.
Dân chủ, công khai đã khơi dậy, khám phá năng lực sáng tạo và bản lĩnh của người dân trong các lĩnh vực kinh tế - chính trị - văn hóa – xã hội – quốc phòng, an ninh và cả đối ngoại nhân dân. Dân chủ về chính trị sinh hoạt trong Đảng, trong các đoàn thể nhân dân ngày càng cởi mở hơn; hoạt động của Quốc hội, hội đồng nhân dân ngày càng thực chất hơn, nhân dân tham gia đóng góp vào việc hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng,… dân chủ về kinh tế, các thành phần kinh tế phát triển, mọi người được tự do kinh doanh, làm tất cả những gì pháp luật không cấm; dân chủ trong lĩnh vực văn hóa – xã hội, báo chí, các phương tiện truyền thông hoạt động sôi động,
sinh hoạt tôn giáo, lễ hội ngày càng phát triển; đối ngoại nhân dân đối với người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài đang hình thành một cộng đồng vừa hòa nhập vào xã hội sở tại vừa gắn bó với quê hương. Đảng và Nhà nước ta thông cảm đánh giá cao lòng yêu nước của đồng bào, sẽ tạo thêm những điều kiện thuận lợi để đồng bào xây dựng khối đoàn kết cộng đồng, tiếp xúc với bà con trong nước, đóng góp ngày càng nhiều hơn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hồ Chí Minh coi dân chủ là chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi vấn đề mà thực tiễn cách mạng đặt ra. Thực hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động thực chất là tôn trọng con người, phát huy sức sáng tạo của mọi tầng lớp nhân dân, hướng sáng tạo đó vào sự nghiệp xây dựng xã hội mới, muốn tạo nên một tập thể vững mạnh, phải xây dựng từng con người, quan tâm và phát triển nhân tài, xác định mối quan hệ Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lí.
Vì vậy, cùng với việc chăm lo đời sống nhân dân, các cơ quan nhà nước phải tôn trọng và bảo đảm những quyền công dân mà Hiến pháp quy định. Lợi ích chính đáng của quần chúng nhân dân phải được giải quyết phù hợp với từng đối tượng: đối với giai cấp công nhân: chăm lo đời sống vật chất và văn hóa, tạo ra những điều kiện cần thiết để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, có chế độ tiền lương và phúc lợi xã hội hợp lí…
Đối với nông dân, phải giải quyết tốt quan hệ giữa nghĩa vụ đóng góp cho đất nước và quyền lợi của nông dân, bãi bỏ những chính sách không đúng.
Đối với trí thức, bảo đảm quyền tự do sáng tạo, đánh giá đúng năng lực và tạo điều kiện phát triển. Thanh niên, được bảo đảm việc làm khi bước vào đời, thiếu niên và nhi đồng phải được học tập và chăm sóc. Phụ nữ, tạo thêm việc làm, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ phụ nữ, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em…
Muốn phát huy dân chủ phải tạo nên một tập thể vững mạnh, phải quan tâm phát hiện và bồi dưỡng nhân tài, xây dựng nếp sống mới, con người mới và nâng cao hiệu lực quản lí của Nhà nước: thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành pháp luật, chính sách cụ thể, thực hiện một quy chế làm việc khoa học, có hiệu suất cao, xây dựng bộ máy gọn nhẹ, có chất lượng cao, với một đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị và có năng lực quản lí nhà nước, quản lí kinh tế, quản lí xã hội…
Bên cạnh đó, cần xây dựng cơ chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc hoạch định đường lối, chủ
trương, chính sách, quyết định lớn của Đảng và việc tổ chức thực hiện, kể cả đối với công tác tổ chức và cán bộ.
Ngoài ra, đổi mới phương pháp kiểm tra và bổ sung chức năng giám sát cho ủy ban kiểm tra đảng các cấp. Tăng cường công tác kiểm tra, phòng ngừa. Xây dựng quy chế phối hợp công tác giữa Uỷ ban Kiểm tra của Đảng với Thanh tra của Chính phủ.
Như vậy, lấy dân chủ trong Đảng, trong bộ máy nhà nước làm nòng cốt để thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tăng cường dân chủ nhằm giải phóng mọi năng lực sáng tạo của quần chúng nhân dân, góp phần ổn định chính trị - xã hội, tạo điều kiện cho sự nghiệp đổi mới.
Bên cạnh đó, việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng phải đồng bộ với đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị, đổi mới kinh tế; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng.
Tập trung đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng đường lối, quan điểm, các nghị quyết; lãnh đạo thể chế hóa thành Hiến pháp, pháp luật, kế hoạch, các chương trình công tác lớn của Nhà nước; bố trí đúng cán bộ và thường xuyên tổ chức thực hiện.
Đảng lãnh đạo nhưng không bao biện, làm thay Nhà nước; trái lại, phát huy mạnh mẽ vai trò chủ động, sáng tạo của Nhà nước trong quản lí đất nước và xã hội.
Khẩn trương xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy định cụ thể về nguyên tắc, nội dung và cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong từng lĩnh vực: lập pháp, hành pháp, tư pháp và từng cấp, từng loại hình của tổ chức Nhà nước.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, tạo điều kiện để mặt trận và các đoàn thể xác định đúng mục tiêu, phương hướng hoạt động; đồng thời, phát huy tinh thần tự chủ, sáng tạo trong xây dựng, đổi mới tổ chức và hoạt động của mình.
Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lí đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị, thực hiện luân chuyển cán bộ, khắc phục tình trạng khép kín, cục bộ về cán bộ. Tăng cường trách nhiệm của cán bộ, đảng viên là thủ trưởng cơ quan nhà nước. Cơ quan nào vi phạm chính sách, pháp luật, để xảy ra tình trạng tiêu cực, mất đoàn kết nội bộ thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm. Đổi mới phương thức lãnh đạo gắn với đổi mới phong cách và lề lối làm việc thật dân chủ, thiết thực, nói đi đôi với làm.
Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo của mình thông qua đường lối và chính sách, liên hệ mật thiết với nhân dân. Nhà nước không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật và quản lí, tạo điều kiện để nhân dân được làm những việc mà pháp luật không cấm. Nhà nước và nhân dân cùng nỗ lực phấn đấu cho sự phát triển của đất nước, kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích toàn xã hội.
Thực hiện đồng bộ các chính sách và luật pháp của Nhà nước nhằm phát huy dân chủ (dân chủ đại diện, dân chủ trực tiếp và chế độ tự quản của cộng đồng dân cư) và giữ vững kỷ cương trong xã hội. Tổ chức và động viên nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, làm kinh tế giỏi, phát triển kinh tế đi liền với phát triển văn hóa – xã hội; mỗi người, mỗi hộ gia đình đều phấn đấu làm giàu cho mình, cho cộng đồng và cho đất nước, thu nhập chính đáng, nâng cao đời sống. Chăm lo và bảo vệ lợi ích của các tầng lớp nhân dân, bảo đảm công bằng xã hội. Tôn trọng và phát huy vai trò gương mẫu, dẫn dắt những người tiêu biểu, có uy tín trong cộng đồng dân cư, các dân tộc, các tôn giáo…
Đất nước ta ngày càng lớn mạnh. Thế giới đang thay đổi rất nhanh. Nước ta phải sớm trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nhân dân ta phải được hưởng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.
Đại hội X của Đảng nêu cao ý chí sắt đá của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, triệu người như một, năng động và sáng tạo, nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, quyết tâm đổi mới toàn diện và mạnh mẽ theo con đường xã hội chủ nghĩa, nhằm thực hiện bằng được mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, sánh vai cùng các nước trên thế giới trong nhịp bước khẩn trương của thời đại.
KẾT LUẬN
Phát triển kinh tế nhanh, bền vững dựa trên nền tảng chủ trương và chính sách của Đảng, phù hợp với bước phát triển của nền kinh tế. Việc đào tạo thích ứng nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng để thực hiện các mục tiêu kinh tế vì nó tạo ra con người có đủ trình độ, khả năng phù hợp với một công việc nhất định được xã hội phân công, giao phó. Các cơ sở giáo dục, đào tạo là nơi thực hiện nhiệm vụ cung ứng cho xã hội những con người có đủ phẩm chất, trình độ nghề nghiệp; đáp ứng được đào tạo cho con người ở trình độ cao có thể hoàn thành một công việc theo yêu cầu, đồng thời nghiên cứu đề ra phương án tối ưu để thực hiện công việc hiệu quả.
Phát triển nguồn lực về thực chất là ngày càng phải làm tốt hơn việc giải phóng con người. Đòi hỏi này đặt ra yêu cầu cùng một lúc. Phải tập trung trí tuệ và nguồn lực cho phát triển nguồn nhân lực, mặt khác phải đồng thời thường xuyên và cải thiện và đổi mới môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, gìn giữ môi trường tự nhiên của quốc gia.
Đảng đã khẳng định: Con người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta, coi việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Bên cạnh đó, vai trò quyết định của nguồn nhân lực chất lượng cao chỉ trở thành hiện thực khi người lao động được đào tạo để có năng lực và phẩm chất cần thiết đáp ứng được những yêu cầu mà quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đặt ra hiện nay và cả tương lai. Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng nhấn mạnh: Đổi mới hoàn thiện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng những đòi hỏi cấp thiết của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Bác Hồ từng dạy: con người nếu chỉ có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, mà thiếu tri thức, kiến thức khoa học, tức là có đức mà không có tài, thì làm việc gì cũng khó. Tri thức, trí tuệ thực sự là yếu tố thiết yếu của mỗi người, bởi vì, tất cả những gì thúc đẩy con người hành động đều phải thông qua đầu óc của họ - tức là phải thông qua trí tuệ. Sự yếu kém về trí tuệ sẽ là lực cản nguy hại nhất dẫn đến sự thất bại trong con người.
Năng lực trí tuệ của con người hiện nay biểu hiện ở khả năng áp dụng những thành tựu của khoa học để sáng chế ra những kĩ thuật, công nghệ tiên tiến, sự nhạy bén, thích nghi nhanh và làm chủ được những kĩ thuật – công nghệ hiện đại, khả năng biến tri thức thành kĩ năng lao động nghề nghiệp.
Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, người lao động cần phải biết chủ động hội nhập quốc tế. Khác với toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế là hành động chủ quan, có chủ đích của con người nhằm khai thác nguồn lực bên ngoài để tăng cường sức mạnh của đất nước mình. Hội nhập quốc tế cũng có nghĩa là chấp nhận cạnh tranh