Phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao tay nghề

Một phần của tài liệu Luận văn triết học vấn đề con người và phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 49 - 55)

Ngày nay khi nhân loại đang bước vào nền văn minh tri thức với những biến đổi vô cùng to lớn cùng với sự phát triển kì diệu của khoa học kĩ thuật và công nghệ, đòi hỏi mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, bằng truyền thống và nội lực của mình phải tạo được những bước đi thích hợp để nhanh chóng tiếp cận và hội nhập với trào lưu đó.

Việt Nam là một quốc gia có nền nông nghiệp lúa nước lâu đời, vốn là một đất nước thuần nông, lao động chủ yếu là thủ công, kĩ thuật còn thô sơ và lạc hậu nên trong một thời gian dài nền kinh tế còn phát triển chậm không theo kịp với sự đi lên nhanh chóng của các nước trên thế giới. Trong thời đại ngày nay, muốn phát triển kinh tế nhanh thì trước hết phải xây dựng một nền tảng khoa học vững chắc. Do đó, chủ đề Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam là: “tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát

huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; đến giữa thế kỉ XXI nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa [13, tr.149]. Nước công nghiệp ở đây được hiểu là một đất nước có nền kinh

tế mà trong đó lao động công nghiệp trở thành phổ biến trong các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế.

Để thực hiện mục tiêu tổng quát trên thành công đòi hỏi phải có các tiền đề cần thiết, phát huy được nội lực vốn có như tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng kĩ thuật; huy động vốn và sử dụng vốn một cách có hiệu quả, mở rộng kinh tế đối ngoại để tranh thủ nguồn vốn từ bên ngoài, để học tập khoa học kĩ thuật của họ,… tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lí của Nhà nước và không thể thiếu việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả và muốn thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa phải

phát triển một cách tương xứng năng lực của người quản lí và sử dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại.

Đối với nước ta, đây thực sự là thời cơ thuận lợi to lớn để phát triển, đồng thời đây cũng là một thách thức vô cùng gay gắt, đòi hỏi phải có nghị lực kiên cường và tài năng sáng tạo để vượt qua. Chính vì lẽ đó mà đầu tư cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo và việc phát triển nguồn nhân lực đã được Đảng ta đặt vào quốc sách hàng đầu.

Trong tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chính sách đào tạo – phát triển nguồn nhân lực có ảnh hưởng trực tiếp, sâu sắc và được xem như là nhân tố hàng đầu. Hiện nay, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nước ta có những bước tiến nhất định. Quy mô giáo dục – đào tạo tăng nhanh, các loại hình đào tạo được phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, giáo dục và đào tạo nước ta vẫn còn nhiều yếu kém và bất cập. Điểm nổi bật là chất lượng đào tạo rất yếu, phương pháp dạy và học còn lạc hậu.

Trình độ văn hóa của người lao động là yếu tố quan trọng nhất, quyết định hiệu quả của việc làm và hướng quyền lợi của người lao động đối với loại hình lao động sáng tạo. Theo tính toán của nhiều nhà khoa học, lao động của người công nhân đã tốt nghiệp phổ thông có hiệu suất gấp 2 lần người chưa tốt nghiệp phổ thông, còn lao động của người tốt nghiệp đại học có hiệu suất gấp 3 lần lao động của người chỉ tốt nghiệp phổ thông. Mặt khác, trong điều kiện tiến bộ không ngừng của khoa học công nghệ buộc người công nhân trong sản xuất cứ 3 – 5 năm lại phải hoàn thiện, bổ sung một cách cơ bản kiến thức của mình. Điều đó có nghĩa, quá trình học tập là suốt đời.

Hiện nay cả nước đang quan tâm đến vấn đề giáo dục, với mong muốn đất nước ta sớm có một nền giáo dục tiên tiến, đáp ứng yêu cầu phát triển cao của đất nước. Phó thủ tướng, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân cũng đã nói lên tâm nguyện của mình hết sức xúc động: “Điều trăn trở của tôi lúc này là

yêu cầu hội nhập quốc tế rất quyết liệt, nếu ngành giáo dục không có phương pháp vừa đột phá, vừa phát triển theo hướng chiến lược đồng bộ thì chúng ta có thể làm lỡ cơ hội phát triển của đất nước”, và “Nguồn nhân lực là tài nguyên quý báu của mỗi quốc gia. Với ý thức lao động tốt, ý thức dân tộc tốt và khả năng tay nghề cao thì nguồn nhân lực sẽ trở thành một lợi thế cực kì quan trọng để cạnh tranh về kinh tế. Tôi chỉ mong toàn ngành, với sự hỗ trợ của xã hội, đổi mới để chuyển mình đáp ứng

mong mỏi: lợi thế nhân lực là một lợi thế to lớn của Việt Nam trong thời kì tăng tốc và hội nhập hiện nay”. (Nguồn: Báo Tiền phong, số ra ngày 31/8/2009).

Không những thế, hiện nay việc phát triển nguồn nhân lực đang trở thành đòi hỏi bức thiết hàng đầu trên chặng đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, chặng đường nước rút – vì thời gian từ nay đến năm 2020 không phải là dài. Sự thật là chưa lúc nào vấn đề phát triển con người và nguồn nhân lực trở thành vấn đề nóng bỏng ở nước ta như hiện nay bởi lẽ, đất nước ta đã giành nhiều thành tựu sau những năm đổi mới, nay bước vào một thời kì phát triển mới, hội nhập toàn diện vào nền kinh tế toàn cầu hóa với những cơ hội và thách thức chưa từng có, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực thích ứng.

Hơn nữa, thực trạng nguồn nhân lực hiện nay khó cho phép tận dụng tốt nhất cơ hội đang đến với đất nước. Không mau chóng khắc phục được yếu kém này, có nguy cơ khó vượt qua những thách thức mới, sẽ kéo dài sự tụt hậu của đất nước với nhiều hệ lụy nan giải.

Trong phát triển con người và nguồn nhân lực, nhiều yếu kém và tiêu cực tích tụ lâu năm đang dồn nén lại thành nguy cơ có thể làm cho đất nước bó tay trước những cơ hội lớn. Nhìn chung, việc phát triển nguồn nhân lực đang có nguy cơ rơi vào khủng hoảng: đào tạo nhiều mà dùng ít, số người được đào tạo thất nghiệp nhiều, chi phí của toàn xã hội quá lớn so với những gì gặt hái được, có nhiều hậu quả lớn phải xử lí tiếp (ví dụ như vấn đề đào tạo lại, việc bố trí người không đúng việc, không chuẩn bị kịp cho các bước phát triển tiếp theo của đất nước...).

Trên thực tế, tính theo thu nhập đầu người, Việt Nam có tỉ lệ giáo dục: trung bình khoảng 8% GDP/năm, ở Mĩ mới chỉ là 6%, Trung Quốc là 2,7%,... Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo năm 2000 là 11,5% năm 2005 là 13%, năm 2007 là 20% (Nguồn: TCTK và BKHĐT), nhiều quốc gia mơ tưởng con số này dành cho giáo dục của họ. Gần đây có nhiều quyết sách khác về tài chính- kể cả việc cho sinh viên vay tiền ngân hàng để chi cho học tập – hỗ trợ việc phát triển giáo dục. Nghĩa là cả nước nỗ lực rất lớn cho phát triển giáo dục nói riêng và phát triển nguồn nhân lực nói chung.

Điều tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2006, cả nước có tới 63% số sinh viên ra trường không có việc làm, 37% số còn lại có việc làm, hầu hết là đào tạo lại và có nhiều người không làm đúng nghề mà mình đã học, trong đó có nhiều doanh nghiệp, kể cả những doanh nghiệp có FDI và nhiều dự án kinh tế quan trọng khác rất

thiếu nguồn lực chuyên nghiệp. Khoảng 2/3 số người có học vị tiến sĩ trong cả nước không làm khoa học mà đang làm công tác quản lí, số bài báo khoa học được công bố hàng năm chỉ bằng khoảng ¼ của Thái Lan và bằng 0.00043% của thế giới.

Nguồn nhân lực nước ta đứng trước tình hình: trẻ ( tính theo tuổi trung bình – một ưu thế lớn), đông (một ưu thế lớn khác, nước có dân số đứng thứ 13 trên thế giới), nhưng tỉ lệ tính trên triệu dân của số người có nghề và có trình độ chuyên môn rất thấp so với tất các nước trong nhóm ASEAN 6 và Trung Quốc; số cán bộ có trình độ quản lí cao rất ít so với dân số cũng như so với quy mô nền kinh tế.

Nền tảng khoa học để phát triển các đội ngũ nguồn nhân lực nước nhà được giáo sư Phạm Duy Hiển đánh giá khái quát: Với năng lực KHCN như hiện nay, làm sao Việt Nam có thể trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Theo điều tra của Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2005: Nguồn nhân lực Việt Nam về chất lượng được xếp hạng 53 trên 59 quốc gia được khảo sát, song mất cân đối nghiêm trọng: Ở Việt Nam cứ một cán bộ tốt nghiệp đại học có 1,16 cán bộ tốt nghiệp trung cấp và 0,92 công nhân kĩ thuật, trong khi đó tỷ lệ này của thế giới là 4 và 10. Ở Việt Nam cứ 1 vạn dân có 181 sinh viên đại học, trong khi đó của thế giới là 100, của Trung Quốc là 140 mặc dù mức thu nhập quốc dân tính theo đầu người của Trung Quốc cao khoảng gấp đôi nước ta,..

Tác động sâu xa và lâu dài về mặt văn hóa của những tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục là nhiều giá trị cao quý bị mai một, với nhiều di chứng khó sửa: suy nghĩ lệch lạc về cái học trở thành hiện tượng xã hội phổ biến;

Đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo dù ở cấp bậc nào, cơ sở giáo dục, đào tạo cũng giữ một vai trò quan trọng vì nó cung ứng cho xã hội nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế, mà sự phát triển kinh tế xảy ra ở mọi bộ phận, mọi khâu của nền kinh tế đó từ mức độ thấp đến cao. Như vậy, vấn đề đặt ra là một nhà trường trong một thời gian, một giai đoạn cụ thể phải đào tạo những ngành nghề gì? Trình độ nào? Số lượng bao nhiêu là phù hợp?

Một vấn đề cũng không kém phần quan trọng là đào tạo những chuyên ngành hẹp nào để đáp ứng với nhu cầu của từng doanh nghiệp cụ thể, chuyên môn sâu nào để đi vào nền kinh tế hiện tại một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Để xác định nhiệm vụ đào tạo cơ sở giáo dục, đào tạo tìm hiểu rõ nhu cầu của địa phương, của vùng và rộng hơn là của cả nước, thậm chí của khu vực – vì rằng học sinh, sinh viên tốt nghiệp

có thể tìm việc làm bất cứ đâu – khu vực nhà nước, liên doanh, tư nhân,… Như vậy đào tạo phải đáp ứng đúng với nhu cầu của xã hội, đáp ứng đúng với yêu cầu cụ thể của nguồn nhân lực, nghĩa là liên quan tới số lượng và chất lượng.

Nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, Đảng ta đã nhấn mạnh vai trò của giáo dục và đào tạo, khẳng định giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh và góp phần tạo nguồn nhân lực cho việc hội nhập khu vực và thế giới.

Đại hội X đã đề ra mục tiêu của những năm tới của giáo dục và đào tạo là: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới cơ cấu tổ chức, nội dung, phương pháp dạy và học, thực hiện: chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa; chấn hưng nền giáo dục Việt Nam.

Trong quá trình đổi mới và hội nhập, một trong những vấn đề được cả xã hội quan tâm nhất là cần phải xây dựng được một nền giáo dục với chất lượng ngày càng cao để góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Muốn làm được điều đó, nền giáo dục Việt Nam cần có sự đổi mới toàn diện mà trước hết là đổi mới tư duy trong việc quản lí ngành từ mục tiêu, nội dung đến phương pháp cũng như cơ chế quản lí,… Đây là vấn đề vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài.

Ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công (năm 1945) dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nền giáo dục Việt Nam mới được hình thành và đã góp phần trong việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, tạo nguồn nhân lực với một chất lượng ngày càng được nâng cao qua đó góp phần quan trọng vào hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cũng như những năm đầu của công cuộc đổi mới.

Tuy nhiên so với yêu cầu mới và hội nhập của đất nước hiện nay thì nền giáo dục ở nước ta còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập trên nhiều phương diện cần được khắc phục. Từ đó cũng xuất hiện được nhiều vấn đề cần được đổi mới về mặt tư duy làm cho nền giáo dục nước nhà có thể đáp ứng được yêu cầu mới của quá trình đổi mới và hội nhập hiện nay.

Để xây dựng và phát triển giáo dục Việt Nam có thể đáp ứng được yêu cầu của phát triển mới của đất nước trong đó có yêu cầu đối với phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập đòi hỏi cần phải xây dựng một hệ thống các giải pháp đồng bộ. Tuy nhiên, giải pháp cấp bách hiện nay là cần phải đổi mới hơn nữa về mặt tư duy là lĩnh vực chủ quan của con người nên quá trình đổi mới cũng cần thận trọng, có nguyên tắc.

Trong quá trình đổi mới và hội nhập chúng ta cần đưa ra một quan niệm mới, triết lí mới phù hợp với yêu cầu và nội dung của nền giáo dục nước nhà trong thời kì đổi mới… Theo đó, việc giáo dục, đào tạo đối với con người hiện nay không chỉ đơn thuần để trở thành con người có đạo đức, có tấm lòng nhân văn, hoặc đơn thuần học chỉ vì học mà còn phải hướng việc học tập của mỗi người vì lợi ích của chính bản thân họ và của cả xã hội. Có như thế mới tạo ra được động lực học tập của mỗi người trở nên thực tế hơn, từ đó có thể tránh được hiện tượng học không thực chất nên kiến thức không có hệ thống, mất cơ bản, học tập không phải là mục tiêu tự thân của mỗi người Việt Nam (nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện, vì công ăn việc làm, ít vì chí khí đam mê). Với ý nghĩa như vậy, triết lí mới trong giáo dục của nước ta hiện nay nên là: Học vì bản thân, học vì sự phồn vinh của đất nước.

Có lẽ trong mọi sự thay đổi thì thay đổi tư duy là khó khăn hơn cả, vì để thay đổi một nét suy nghĩ, một cách làm đã trở thành thói quen của mỗi cá nhân, nhóm và cộng đồng, đòi hỏi phải có thời gian và quyết tâm lớn. Đổi mới tư duy trong quản lí giáo dục ở nước ta hiện nay muốn có hiệu quả ngoài việc nhận thức đúng đắn cần phải có sự quyết tâm lớn của cả hệ thống chính trị.

Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng khẳng định: Đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lí để tạo chuyển biến cơ bản toàn diện nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vực và thế giới, khắc phục

Một phần của tài liệu Luận văn triết học vấn đề con người và phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w