5. Cấu trúc của luận văn
2.3. Thực trạng hoạt động du lịch sinh thái tại Vân Đồn, Quảng Ninh
2.3.1.Các tuyến điểm chính:
Các điểm có thể khai thác du lịch của Vân Đồn là các vùng có cảnh đẹp ở các khu vực Soi Nhụ, Trà Bản, Cống Đông, Cống Tây, Minh Châu, Ngọc Vừng, Quan Lạn. Nổi tiếng là rừng quốc gia Ba Mùn, bãi cát trắng Vân Hải, vùng thương cảng Vân Đồn, đảo Phượng Hoàng, Thượng Mai, Hạ Mai,…Nhìn chung, vùng núi Vân Đồn tạo nên các lớp song song nhau, mỗi vùng một cảnh quan khác nhau.
Vùng đảo Vân Đồn có 3 tuyến chính theo hướng Đông Bắc – Tây Bắc, những tuyến này có cảnh quan đẹp khác nhau.
Tuyến 1: Từ Ao tiên đi tuyến gần bờ nhất là tuyến qua rừng đảo đá có cảnh quan thay đổi đa dạng.
Tuyến 2: Qua khu vực Bản Sen, rừng quốc gia Ba Mùn. Trên đảo là một khu rừng nguyên sinh với hai tầng thực vật đó là tầng nguyên sinh và tầng thứ sinh. Sống dưới cánh rừng có nhiều loại động vật quý hiếm.
Tuyến 3: Qua Minh Châu, Ngọc Vừng, Quan Lạn là trung tâm của thương cảng Vân Đồn với bến Cái Làng nằm sát chân núi Man đảo Quan Lạn.
Một số điểm du lịch khác gắn với lịch sử phát triển của Vân Đồn qua nhiều triều đại, gắn với quá trình hình thành và phát triển của nền văn hóa Hạ Long, đó là: Ao Tiên, Mắt Rồng, giếng Nàng Tiên, đình Quan Lạn, chùa Lấm, tháp Đất Nung, thành nhà Mạc,…
Mặc dù có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, tuy nhiên việc khai thác các tài nguyên này để tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách thì vẫn đang là vấn đề khó khăn lớn đối với du lịch Vân Đồn. Hiện nay các sản
Luận văn thạc sỹ du lịch Lê Thị Ngoan
phẩm du lịch đang được khai thác còn đơn điệu, nghèo nàn chưa thực sự mang dấu ấn riêng và hầu hết chưa mang tính chuyên nghiệp. Để tạo ra được một hình ảnh mang màu sắc riêng thực sự hấp dẫn du khách trong thời gian tới du lịch Vân Đồn cần cố gắng hơn nữa trong việc tạo ra các sản phẩm du lịch đặc sắc mang những nét đặc trưng biển đảo riêng có của địa phương.