.Nghệ thuật biểu diễn truyền thống

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại Vân Đồn, Quảng Ninh (Trang 43)

5. Cấu trúc của luận văn

2.2.2.3 .Nghệ thuật biểu diễn truyền thống

Là vùng đất có truyền thống lịch sử và văn hóa lâu đời, từ thời đồ đá mới với Văn hóa Soi Nhụ và văn hóa Hạ Long đến thời kì kim khí con người đã liên tục quần cư ở vùng đất này. Vân Đồn là nơi có nhiều dân tộc cùng chung sống xen kẽ với nhau. Nếu thống kê theo nguồn gốc thì hiện nay có tới 9 dân tộc khác nhau, mỗi dân tộc có đặc trưng văn hóa truyền thống riêng song luôn có ảnh hưởng qua lại với nhau. Nằm trong cùng khu vực địa lý là vùng biển Đông Bắc Việt Nam, Vân Đồn cũng là nơi hội tụ, tiếp nhận truyền thống văn hóa của nhiều vùng, trước hết là vùng đồng bằng Bắc Bộ, ở các huyện miền Đông của tỉnh Quảng Ninh, văn hóa nghệ thuật của người Việt cũng tiếp nhận những ảnh hưởng của văn hóa các dân tộc thiểu số và của Trung Hoa. Tuy vậy, do những điều kiện đặc biệt về địa lý, những hoàn cảnh đặc thù về xã hội và lịch sử,

Luận văn thạc sỹ du lịch Lê Thị Ngoan

vùng Vân Đồn đã hình thành và tồn tại những nếp sống văn hóa, những hình thái nghệ thuật dân gian độc đáo, nhất là ở vùng biển.Các vùng dân cư khác nhau ở Quảng Ninh thì có nhiều loại hình dân gian độc đáo, đặc sắc và mang sắc thái riêng. Trong các vùng dân cư của người Việt thì người dân chài trên biển có những loại hình hát dân gian đặc sắc hơn cả, đó là hát chèo đường.

Hàng ngày những người dân chài phải đối mặt với sóng gió, vật lộn với con cá, con tôm, cuộc sống đầy khó khăn vất vả nhưng họ vẫn sáng tạo ra những giá trị văn hóa tinh thần rất đặc sắc như những câu hò biển, những lời hát đối đáp giao duyên…Những câu hò, lời hát đó đã làm cho họ thấy lạc quan hơn, yêu cuộc sống của mình hơn, quên đi những lo âu, vất vả đời thường.

Hát chèo đường còn gọi là hát ví, hát véo, hát gái, hát đố, hát giảng…cũng có người gọi là hò biển. Theo nhà nghiên cứu văn hóa Tống Khắc Hài (Quảng Ninh): “Giai điệu của lối hát này gần với giai điệu của miền Trung nhưng mềm mại, chậm rãi, mênh mang, trữ tình hơn”. Bắt đầu bài hát, sau tiếng “ơ” ngân rất dài là lời hát gần như trong “hát đúm”, tiết tấu chậm rãi, âm vực thấp, rất dễ hát, ai cũng có thể hát được.

Hát chèo đường là những cuộc hát đối đáp giao duyên thường diễn ra rất tự nhiên trên vùng non nước Hạ Long kỳ diệu, huyền ảo, thơ mộng, giữa các thuyền ngư dân với nhau.

Chúng ta có thể thấy rất rõ, không ở đâu có cuộc sống giống như nơi này, ngư dân suốt đời lênh đênh trên thuyền, dưới biển vật lộn với sóng gió…Họ sinh đẻ, cưới xin, giỗ tết, làm ăn…đều trên thuyền, chỉ khi họ chết mới được gửi xương trên đảo. Quê hương của họ không ở xã, ở huyện, ở phường nào rõ rệt cả mà cứ theo con nước, theo sóng gió, theo mùa vụ và tuỳ từng nghề (chài hay lưới, cắm đăm hay thả câu…) mà nay đây mai đó, đương nhiên họ cũng thường đi và sống quây quần theo gia đình, dòng họ. Họ quen nhau, thân thiết với nhau nhờ những lời ca, tiếng hát. Phần lớn trai gái dân chài nên vợ nên chồng từ tiếng hát. Hát đã trở thành phương tiện giao lưu, một nhu

Luận văn thạc sỹ du lịch Lê Thị Ngoan

cầu tình cảm hết sức quan trọng. Chính con người nơi đây với những phong tục, tập quán lâu đời mang đậm bản sắc văn hóa bản địa đã tạo được sự thu hút đối với khách du lịch.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại Vân Đồn, Quảng Ninh (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)