Thị trường khách du lịch nội địa

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại Vân Đồn, Quảng Ninh (Trang 50)

5. Cấu trúc của luận văn

2.3.4. Thị trường khách du lịch nội địa

Cho đến nay, phần lớn du khách đến với Vân Đồn là khách du lịch trong nước. Khách du lịch nội địa đến đây chủ yếu là khách sinh sống tại Quảng Ninh, khách Hà Nội và một số tỉnh lân cận phía Bắc. Một số ít đến từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Ngoài ra còn một đối tượng khách là Việt kiều về Vân Đồn theo dạng thăm thân, khách công vụ do các công ty tổ chức họp tổng kết hay tổ chức sự kiện. Mặc dù cơ sở dịch vụ còn chưa phong phú, du lịch vẫn mang tính chất mùa vụ. Nhưng vào những ngày cuối tuần, lượng khách từ nhiều nơi đến Minh Châu nghỉ ngơi, tắm biển, hưởng bầu không khí thiên nhiên trong lành vẫn rất đông.

Số lượng khách du lịch nội địa đến Vân Đồn được trình bày qua bảng sau:

Bảng 2.3: Hiện trạng khách du lịch nội địa đến Vân Đồn giai đoạn 2005 – 6 tháng đầu năm 1009 [Phòng kinh tế huyện Vân Đồn]

(Đơn vịtính: Lượt) Năm 2005 2006 2007 2008 6 tháng Đầu năm 2009 ddd Tổng số 198,067 241,000 256,000 260,000 198,000 Khách nội địa 196,947 239,329 254,281 258,020 196,997

Luận văn thạc sỹ du lịch Lê Thị Ngoan

Đối với khách du lịch nội địa thời gian lưu trú còn thấp hơn khách du lịch quốc tế, từ 1,5 – 2 ngày, nếu là khách sinh sống ở Quảng Ninh, thông thường họ chỉ đi du lịch trong ngày, một số ít lưu trú khoảng 1-1,5 ngày nếu họ ra thăm quan tại các đảo.

Khách du lịch nội địa đến Vân Đồn chủ yếu tập chung vào mùa hè, hiện nay, khu du lịch Bãi Dài vẫn chủ yếu là phục vụ khách du lịch vào những tháng mùa hè, còn vào mùa đông khu du lịch này dường như rất vắng khách, công suất sử dụng phòng nghỉ chỉ đạt trung bình từ 25-30%, tăng đột biến vào dịp ngày nghỉ, ngày lễ lớn và chủ yếu vẫn là khách thăm thân, tham quan, lễ hội. Số lượng khách thường tập chung không đều tại các điểm du lịch. Chẳng hạn ở các khu vực như Bãi Dài, Quan Lạn tập chung tới hơn 80% lượng khách còn lại ở các khu vực khác như Ngọc Vừng, Ba Mùn lượng khách đến đây rất ít. Chính vì vậy nên giá cả dịch vụ tăng cao vào những ngày tập trung đông khách, đồng thời các phương tiện tại các cảng Quan Lạn, Cái Rồng chưa được sắp xếp, bố trí hoạt động hợp lý, đặc biệt là các bãi tắm trên địa bàn huyện chưa có phương tiện cứu hộ, phao tiêu cảnh báo nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho du khách.

Kết quả điều tra cho về sự sẵn sàng tham gia hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng tại Vân Đồn, thì khách du lịch thể hiện thái độ sẵn sàng chiếm 63%, khách du lịch thể hiện thái độ băn khoăn chiếm 27%, khách du lịch không đồng ý tham gia chiếm 10%. Như vậy, sự sẵn sàng tham gia hoạt động du lịch cộng đồng tại Vân Đồn của khách du lịch chiếm tỷ lệ khá cao, tuy nhiên theo ghi nhận của tác giả phần lớn đối tượng quan tâm, có ý kiến ủng hộ nằm trong các nhóm khách có trình độ học vấn khá.

Trong trường hợp tham gia các hoạt động của du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, 90% khách du lịch cam kết sẽ tôn trọng các giá trị văn hóa truyền thống, 8% khách du lịch tỏ ý tránh tiếp xúc với các giá trị văn hóa truyền thống và

Luận văn thạc sỹ du lịch Lê Thị Ngoan

0% khách du lịch không quan tâm đến việc giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống.

Khi tham gia du lịch, những yếu tố mà khách du lịch quan tâm tìm hiểu khá phong phú: 56% quan tâm đến việc thư giãn vì họ coi đây là mục đích chính khi đi du lịch, 17% quan tâm đến phong tục tập quán, 13% quan tâm đến chất lượng cuộc sống của người dân địa phương, 14% quan tâm đến tính cách, quan hệ ứng xử của người dân bản địa. Yếu tố mà khách du lịch quan tâm nhiều nhất vẫn là chất lượng dịch vụ phục vụ tại các điểm du lịch ở Vân Đồn.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại Vân Đồn, Quảng Ninh (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)