Thị trường khách du lịch quốc tế

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại Vân Đồn, Quảng Ninh (Trang 48)

5. Cấu trúc của luận văn

2.3.3.Thị trường khách du lịch quốc tế

Mặc dù hằng năm đón một lượng không lớn các du khách quốc tế so với một vài địa phương khác trong tỉnh Quảng Ninh như Hạ Long, Móng Cái. Nhưng qua điều tra cho thấy thị trường khách du lịch quốc tế đến với Vân Đồn tương đối đa dạng bao gồm cả các du khách mang quốc tịch châu Âu, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, châu Mỹ…Số lượng khách du lịch quốc tế đến Vân Đồn được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.2: Hiện trạng khách du lịch quốc tế đến Vân Đồn giai đoạn 2005 – sáu tháng đầu năm 2009 [Phòng kinh tế huyện Vân Đồn]

(Đơn vị tính: Lượt) Năm 2005 2006 2007 2008 6 tháng Đầu năm 2009 ddd Tổng số 198,067 241,000 256,000 260,000 198,000 Khách quốc tế 1,120 1,671 1,719 1,980 1,003

Khách quốc tế vẫn chiếm con số ít ỏi trong tổng lượng khách đến với khu vực này. Trong vài năm trở lại đây, rõ ràng khách quốc tế đến với Vân Đồn năm sau tăng hơn năm trước, tuy nhiên con số này còn khá khiêm tốn so với số lượng khách du lịch quốc tế đến với Quảng Ninh. Đồng thời, lượng khách đến huyện Vân Đồn chỉ tăng đột biến vào dịp ngày nghỉ hè, nghỉ đông. Khách quốc tế đến

Luận văn thạc sỹ du lịch Lê Thị Ngoan

tham quan Vân Đồn chủ yếu tập trung tại các điểm du lịch thuộc xã Minh Châu, Quan Lạn, Hạ Long. Khách quốc tế đến với Vân Đồn vào hầu hết các khoảng thời gian trong năm nhưng tập chung đông hơn cả vào khoảng từ tháng 9 đến hết tháng 12 và có tính mùa vụ. Số ngày lưu trú bình quân của khách quốc tế ở Vân Đồn còn rất thấp, từ 2 – 2,5 ngày. 73% du khách khi được phỏng vấn đã trả lời rằng họ rất có tình cảm với vùng đất Vân Đồn vì vẻ đẹp hoang sơ, thiên nhiên kỳ thú, song do dịch vụ ở điểm du lịch này quá nghèo nàn nên họ không lưu trú lâu, 8% số người được hỏi tỏ ý thích thú với cảnh sống tự nhiên, hoang sơ, 19% lựa chọn chỉ nghỉ lưu trú trong 1 ngày. Nhiều khách du lịch nước ngoài “mê” sự hấp dẫn của khu du lịch Bãi Dài bởi vẻ đẹp tự nhiên nhưng điều kiện dịch vụ hạ tầng vẫn còn thiếu nên chưa thể níu giữ được chân họ dài ngày. Đồng thời 80% số du khách được phỏng vấn trả lời họ mong muốn được tìm hiểu về cuộc sống của người dân địa phương song do bất đồng ngôn ngữ, hướng dẫn viên cũng chưa truyền tải hết được những nét văn hóa nổi bật của Vân Đồn nên họ cũng chỉ đến xem để biết. Một hạn chế khác khiến khách du lịch nước ngoài không cư trú lâu dài là do thời gian họ đi du lịch từ tháng 9 đến tháng 12, song đây lại là thời gian hay xảy ra mưa bão và là mùa thu, đông ở Việt Nam, Vân Đồn lại là vùng du lịch sinh thái, du lịch biển nên không thuận lợi về mặt thời tiết đối với du khách. So với các Khu Kinh tế khác thì Vân Đồn có một số điểm yếu vì du khách quốc tế thiếu khả năng tiếp cận, cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, bị sự cạnh tranh từ các khu kinh tế khác như Cát Bà của Hải Phòng hay Tuần Châu ở ngay địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Với lợi thế về tài nguyên tự nhiên phong phú bao gồm các khu vực tự nhiên còn hoang sơ rất thích hợp cho việc tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu, nâng cao nhận thức và kiến thức về tài nguyên, môi trường, sinh thái (trên các đảo và khu vực ven biển). Hiện nay loại hình này đã được một số công ty lữ hành tổ chức cho khách đến các điểm du lịch trên đảo Quan Lạn, Ba Mùn. Các loại khách đi theo loại hình du lịch này chủ yếu là khách

Luận văn thạc sỹ du lịch Lê Thị Ngoan

phương tây như Pháp, Anh, Thụy Điển. Theo đánh giá của các du khách thì môi trường tự nhiên ở một số điểm đến trên các đảo còn tương đối hoang sơ trong lành, hệ động thực vật hết sức phong phú. Tuy nhiên phần đông ý kiến cũng cho rằng cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch và nhận thức của người dân địa phương còn yếu kém. Muốn phát triển loại hình du lịch này đòi hỏi sự đồng thuận hơn nữa từ phía chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người dân.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại Vân Đồn, Quảng Ninh (Trang 48)