Đào tạo nguồn nhân lực hoạt động du lịch tại địa phương

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại Vân Đồn, Quảng Ninh (Trang 72)

5. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Đào tạo nguồn nhân lực hoạt động du lịch tại địa phương

Nhiệm vụ cơ bản của những người trực tiếp hoạt động du lịch cộng đồng là giới thiệu cho du khách về nếp sống, văn hóa và các phong tục tập quán của địa phương; phát huy và khai thác các điều kiện tự nhiên cơ sở vật chất, nguồn lực của nhân dân, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa do dân bản sản xuất ra phục vụ khách du lịch, qua đó tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho dân bản; bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể cũng như tài nguyên du lịch, hướng đến phát triển du lịch cộng đồng nhằm xóa đói, giảm nghèo mà chủ thể là cộng đồng bản địa. Ðó cũng chính là quá trình xây dựng thôn, bản văn hóa, khôi phục lễ hội truyền thống và nghệ thuật dân gian tiêu biểu; phát triển làng nghề gắn với du lịch như dệt, đan, chế tạo nhạc cụ, sản xuất hàng lưu niệm..., đáp ứng nhu cầu mua sắm của du khách. Ðiều đó có nghĩa là bản thân người dân địa phương tại tuyến du lịch, khu du lịch và điểm du lịch phải là đối tượng ưu tiên hàng đầu trong việc tuyển chọn nhân lực hoạt động du lịch, không chỉ ở địa phương mà cả vùng. Có như vậy, đội ngũ lao động này mới gắn bó lâu dài với du lịch, với quê hương, cộng đồng của mình. Cũng từ đó, ý thức trách nhiệm bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc, văn hóa bản địa cũng như bảo tồn các giá trị tài nguyên tự nhiên trong họ mới sâu sắc và cụ thể.

Luận văn thạc sỹ du lịch Lê Thị Ngoan

Nguồn nhân lực giữ vị trí chủ chốt trong quá trình phát triển, chất lượng dịch vụ phục vụ khách du lịch. Để đảm bảo tăng trưởng và phát triển bền vững, hiệu quả, cần có những biện pháp như:

- Tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý du lịch .

- Triển khai công tác đào tạo chuyên ngành du lịch và quản lý du lịch cho các cán bộ thực hiện công tác quản lý du lịch, văn hóa thông tin.

- Triển khai các lớp đào tạo nghiệp vụ (nghề) về các lĩnh vực dịch vụ trong du lịch cho nhân viên làm việc tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch.

- Lập kế hoạch đào tạo lâu dài với chính sách phù hợp để xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên ngành du lịch phục vụ cho phát triển tại địa phương.

Các biện pháp trên cần tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ để đảm bảo đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực du lịch trong quá trình phát triển và hội nhập, đảm bảo cho ngành du lịch Vân Đồn có đội ngũ lao động trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch đạt chuẩn.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại Vân Đồn, Quảng Ninh (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)