Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại Vân Đồn, Quảng Ninh (Trang 73)

5. Cấu trúc của luận văn

3.2.3. Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương

Chủ động xây dựng các phương án đầu tư, khuyến khích người dân địa phương tham gia vào công tác bảo vệ tài nguyên và các khâu trong công tác phục vụ du lịch sinh thái;

Mặt khác công tác đào tạo nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý vườn và cộng đồng cũng phải đặc biệt được chú trọng. Trước mắt cần tăng cường giáo dục môi trường cho nhân dân địa phương, du khách, song song với việc nâng cao trình độ dân trí, từng bước cải thiện đời sống cho người dân địa phương. Có kế hoạch giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá vùng biển vốn rất đặc sắc của Vân Đồn.

Cần tạo điều kiện thuận lợi để CĐĐP có thể tham gia vào quá trình quy hoạch và giám sát thực hiện quy hoạch phát triển DLST tại các VQG và KBT nơi họ sinh sống.

Luận văn thạc sỹ du lịch Lê Thị Ngoan

Tăng cường nâng cao nhận thức của cộng đồng về trách nhiệm bảo vệ các giá trị tự nhiên, và trách nhiệm của cộng đồng đối với môi trường, thông qua việc tham gia vào hoạt động phát triển du lịch trên cơ sở những giá trị về môi trường và tự nhiên do chính họ bảo vệ. Trước hết, nhận thức này cần được nâng lên ở những “già làng, trưởng bản”, những người có ảnh hưởng rộng rãi trong cộng đồng; tổ chức các buổi hướng dẫn trang bị kiến thức sơ đẳng về môi trường, về phân loại các chất gây ô nhiễm như chất thải, rác thải, trang bị cho người dân hiểu về tác hại của chất độc hại đến cuộc sống con người và hệ sinh thái; hướng dẫn cho cộng đồng phương pháp thu gom, xử lý các chất thải, rác thải và nước thải,...

Nâng cao nhận thức cho cộng đồng tại các khu vực có tài nguyên thiên nhiên hoang dã như các khu rừng nguyên sinh trên đảo, vườn quốc gia Bái Tử Long để cho họ không tham gia vào khai thác rừng, đốn gỗ làm than, săn bắt các loại động vật quý hiếm ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên.

Nâng cao nhận thức cho cộng đồng là cán bộ của các cơ quan Nhà nước cấp huyện, cán bộ công nhân viên các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh chế biến và các cơ sở kinh doanh dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, cơ sở vui chơi giải trí có ý thức bảo vệ môi trường nơi đơn vị hoạt động và trong công việc hàng ngày để đạt được vấn đề này cần có sự phối hợp với cơ quan chủ quản và chủ doanh nghiệp.

Nâng cao nhận thức cho cộng đồng thông qua các chương trình lồng ghép bảo vệ môi trường du lịch với các chương trình phát triển kinh tế xã hội là giải pháp nhằm phối hợp các nguồn lực của xã hội vào vấn đề bảo vệ môi trường với mục tiêu đảm bảo phát triển bền vững ở Vân Đồn. Thực hiện giải pháp này cần có nghiên cứu các chiến lược phát triển kinh tế xã hội có liên quan đến môi trường chẳng hạn như chính sách xoá đói giảm nghèo cho cộng đồng, chính sách trồng cây gây rừng, dự án nước sạch,...

Luận văn thạc sỹ du lịch Lê Thị Ngoan

Tăng cường phổ biến, giải thích các quy định hiện hành về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch trong các VQG, khu BTTN đến người dân; tổ chức thường xuyên các hoạt động cụ thể về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong cộng đồng, đặc biệt là trong giới trẻ.

Cần xây dựng cơ chế/chính sách phù hợp với đặc thù của địa phương để đảm bảo một phần từ thu nhập DLST sẽ “quay lại” hỗ trợ cho cộng đồng và cho công tác bảo tồn, phát triển tài nguyên.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại Vân Đồn, Quảng Ninh (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)