Một số giải pháp:

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp cho các hoạt động của công ty Cổ phần nhựa Hà Nội (Trang 44)

- Lấy mẫu Thước căp

d. Đặc điểm về an toàn lao động:

3.2. Một số giải pháp:

- Công ty cần bố trí các lớp học đào tạo lại cho công nhân trẻ, đặc biệt là công nhân mới vào sau khi qua 3 tháng thử việc. Đa số lao động trong Công ty có trình độ phổ thông trực tiếp tham gia sản xuất, đây là đối tượng rất quan trọng cần được ban Lãnh đạo quan tâm.

- Công ty nên tuyên truyền cho Cán bộ, Công nhân viên Công ty hiểu về lịch sử của Công ty, vai trò của giai cấp công nhân trong thời đại mới, các sản phẩm Công ty đang sản xuất để người công nhân có ý thức hơn với công việc họ đang làm, yêu thích Công ty như một phần của mình. Chính điều này sẽ là một phần thúc đẩy tăng năng suất lao động.

- Thực hiện tốt công tác bảo quản vật tư, hàng hóa. Cung cấp vật tư đúng chủng loại phục vụ cho sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục. Nguồn vật tư ổn định và được bảo quản tốt 100%. Tiếp tục đổi mới trang thiết bị công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm để từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu ra các nước trên thế giới.

- Luôn lấy mục tiêu chất lượng đặt lên hàng đầu và đổi mới hệ thống quản lý để phù hợp với những đòi hỏi của quy trình sản xuất ngày càng phức tạp. Phấn đấu tập trung vào các sản phẩm công nghiệp chất lượng cao, đầu tư trang thiết bị cho bộ phận chế tạo khuôn và các thiết bị gia công chất dẻo đồng bộ, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường trong nước và tìm chỗ đứng vững chắc ở thị trường nước ngoài, đặc biệt là thị trường Nhật Bản.

- Gia tăng hơn nữa vốn chủ sở hữu và khai thác tốt nguồn vốn huy động từ bên ngoài.

- Kết hợp và pháp huy tổng hợp các nguồn lực của công ty như: lao động, chất xám, trang thiết bị… kế thừa và vận dụng những kinh nghiệm vào sản xuất sản phẩm các mục tiêu phải xác thực và có tính thuyết phục làm tiền đề xây dựng các kế hoạch. Hàng năm có kế hoạch phát triển trong từng quý, từng giai đoạn.

- Thực hiện nguyên tắc tập trung, dân chủ trong quản lý, phân định rõ trách nhiệm và lợi ích, tạo lập sự công bằng và hợp lý trong phân phối thu nhập. Động viên cán bộ công nhân viên phát huy năng lực cá nhân, khả năng sáng

tạo trong công việc.

- Kiên trì đi sâu vào các mặt hàng công nghiệp chất lượng cao, phát triển và đưa vào sản xuất các sản phẩm mới, coi trọng công tác quảng cáo sản phẩm và dịch vụ sau bán hàng. Đa dạng hóa sản phẩm và thực hiện chính sách phân biệt giá đối với từng mặt hàng, từng thị trường với yêu cầu về giá cả, chất lượng khác nhau, nhằm mở rộng và đi sâu vào những thị trường tiềm năng.

- Công ty nên tách nhỏ các phòng ban để có thể quản lý một cách dễ dàng, chuyên sâu, chuyên trách sẽ làm tăng hiệu quả công việc cũng như tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất. Cần phải thiết lập một bộ phận chuyên trách hoạt động marketing, tích cực, chủ động tham gia hoạt động này. Trong điều kiện nguồn kinh phí hạn hẹp công ty nên có kế hoạch sử dụng hợp lý, hiệu quả, vạch ra chiến lược quảng cáo sản phẩm một cách cụ thể, theo kịp xu thế của thị trường và thị hiếu người tiêu dùng.

- Định kỳ hàng tuần cán bộ phòng kiểm tra, giám sát việc thực hiện quản lý kho bãi trên cơ sở các nội quy, quy định và các thủ tục, tiêu chuẩn trong hệ thống ISO 9001 : 2000 nhằm ổn định, đảm bảo chất lượng vật tư đầu vào và chất lượng sản phẩm đầu ra.

- Phát triển và duy trì công tác lập và thẩm định dự án khi Công ty ra quyết định đầu tư, mở rộng sản xuất, mua sắm, nâng cấp các trang thiết bị máy móc, nhà xưởng…

- Tăng cường nâng cao nghiệp vụ thống kê, kế toán, báo cáo số liệu vật tư, hàng hóa chính xác từng tuần làm cơ sở cho việc đảm bảo vật tư và điều hành sản xuất ổn định, đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng.

KẾT LUẬN:

Kinh doanh trong cơ chế thị trường không thể tránh khỏi sự cạnh tranh khốc liệt từ phía các đối thủ, cạnh tranh là động lực để mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài phải nỗ lực phấn đấu, không ngừng nâng cao nội lực của mình góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế trong nước nói riêng và toàn thế giới nói chung. Để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, tồn tại và phát triển trên thị trường, hoạt động đầu tư phát triển luôn nắm vai trò vô cùng quan trọng.

Cũng như các doanh nghiệp khác, Công ty cổ phần nhựa Hà Nội đã trải qua nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sức mạnh đoàn kết của tập thể cán bộ công nhân viên, Công ty cố gắng đứng vững và ngày càng chứng tỏ được vị trí của mình trên thị trường. Tuy nhiên, còn rất nhiều khó khăn trong giai đoạn tiếp theo mà công ty cần phải nỗ lực vượt qua, để đạt được những mục tiêu chiến lược và vạch ra con đường đi cho riêng mình.

Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội, tìm hiểu về công ty em đã hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp này với mong muốn tìm hiểu thành tựu mà Công ty đạt được, cũng như góp phần tìm ra những khó khăn, vướng mắc, đề ra một số giải pháp góp phần khắc phục những yếu điểm đó. Với khả năng của một sinh viên còn non nớt, em không thể không mắc phải những sai xót, em mong cô giáo, các cán bộ công nhân viên của Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội giúp đỡ, bổ xung những kiến thức còn thiếu để em hoàn thiện báo cáo tổng hợp này. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo, tiến sỹ Nguyễn Thị Ái Liên và sự giúp đỡ các anh chị trong công ty đã giúp em hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp này.

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp cho các hoạt động của công ty Cổ phần nhựa Hà Nội (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w