Đầu tư cho hoạt động Marketing, củng cố uy tín thương hiệu:

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp cho các hoạt động của công ty Cổ phần nhựa Hà Nội (Trang 37)

- Lấy mẫu Thước căp

d. Đặc điểm về an toàn lao động:

2.3.3. Đầu tư cho hoạt động Marketing, củng cố uy tín thương hiệu:

Hoạt động marketing của công ty gần như được sự ủng hộ về tài chính hoàn toàn khi công ty ngày càng phát triển. Với tình hình tài chính như hiện nay sẽ đảm bảo cung ứng vốn kịp thời, đầy đủ cho các hoạt động marketing và theo dõi tình hình thu chi, giúp bộ phận Marketing đánh giá được thực trạng, hiệu quả của các hoạt động marketing đề ra. Những chỉ tiêu được thể hiện qua các số liệu sau:

Bảng 10: Một số chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội năm 2012

STT Chỉ số Năm 2012

1 Chỉ số về khả năng thanh khoản- Hệ số thanh toán ngắn hạn 1,86

- Hệ số thanh toán nhanh 0,44

2 Hệ số về cơ cấu vốn- Hệ số nợ / Tổng tài sản 0,35

- Hệ số nợ / Tổng vốn chủ sở hữu 0,57

3 Chỉ số về năng lực hoạt động- Vòng quay tổng tài sản 2,2

- Vòng quay tài sản lưu động 2,5

- Vòng quay các khoản phải thu 16,0

- Vòng quay hàng tồn kho 3,1

4 Chỉ số về khả năng sinh lời- Hệ số lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần 0,093 - Hệ số lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu 1,166 - Hệ số lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản 0,726 - Hệ số lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh / Doanh thu thuần 0,124

(Nguồn: phòng Tài Vụ - Công ty Cổ Phần Nhựa Hà Nội)

Các chỉ tiêu trên cho thấy cơ hội tốt để Công ty tiếp tục và phát triển hoạt động Marketing, quảng cáo sản phẩm, tạo ra lợi thế cạnh tranh cũng như khẳng định

uy tín của công ty.

- Chính sách sản phẩm:

Khi xem xét chính sách sản phẩm, công ty cổ phần nhựa Hà Nội đã quan tâm đến những vấn đề sau:

+ Quản lý chất lượng tổng hợp:

Việc nghiên cứu thị trường và khách hàng tiềm năng, không chỉ để trả lời câu hỏi khách hàng cần gì, cần bao nhiêu, cần vào thời điểm nào, khả năng thanh toán của họ ra sao, mà còn phải biết họ đòi hỏi mức độ chất lượng như thế nào, chất lượng nào có thể cho họ thoả mãn nhất. Từ đó xác định những yêu cầu chất lượng với thiết kế và định hướng quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm.

+ Phát triển nhãn hiệu và bao bì sản phẩm, quyết định lựa chọn bao gói sản phẩm:

Bao bì sản phẩm phải đảm bảo bốn chức năng: bảo quản và bán hàng hoá, thông tin về hàng hoá, chức năng thẩm mỹ và chức năng thương mại. Lựa chọn bao bì sản phẩm là cần thiết đối với việc xác định, miêu tả và xúc tiến sản phẩm. Do đó, những khía cạnh này cần được đề cập khi phát triển chính sách sản phẩm để có thể đáp ứng được đúng những nhu cầu của khách hàng mục tiêu.

- Chính sách giá:

Ngày nay, giá cả không phải là yếu tố cạnh tranh hàng đầu nhưng vẫn luôn được coi là yếu tố quan trọng trong việc thu hút khách hàng đặc biệt là ở những thị trường đang phát triển mà thu nhập của dân cư còn thấp như tại Việt Nam. Trong việc phát triển sản phẩm của mình, Công ty có những chính sách giá thích hợp để tạo cho sản phẩm có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Chủ trương giảm giá một số mặt hàng , tăng giá một số mặt hàng trong từng giai đoạn khác nhau để có thể tiêu thụ sản phẩm với mục tiêu doanh thu và lợi nhuận tối đa. Thay đổi tư duy tính giá thành sản phẩm theo truyền thống, việc tính giá thành bắt nguồn từ phía khách hàng thông qua các đơn đặt hàng (chuỗi giảm giá).

trường nhất định. Đối với những sản phẩm có chất lượng cao được tiêu thụ ở thành thị, xuất khẩu. công ty áp dụng mức giá cao hơn vì ở đoạn thị trường này sự nhạy cảm về giá là không cao. Đối với sản phẩm có chất lượng mức trung bình dành cho thị trường tiêu thụ là nông thôn với giá mức sàn để khuyến khích và mở rộng thị trường, tìm biện pháp để hạ giá thành sản phẩm với chất lượng không thay đổi như giảm chi phí thu mua nguyên liệu đầu vào.

- Chính sách phân phối:

Khách hàng của công ty chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, do đó chiến lược kênh phân phối của công ty là qua cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Hiện nay, công ty mới chỉ có ba cửa hàng giới thiệu sản phẩm nên tốc độ lưu chuyển hàng hóa còn tương đối chậm, chưa tới được số lượng lớn người tiêu dùng, tác động không tốt tới kết quả kinh doanh của công ty.

- Chính sách xúc tiến sản phẩm:

Quảng cáo và xúc tiến bán hàng là một trong các công cụ marketing rất cần thiết cho sự phát triển lâu dài của công ty, làm tốt hoạt động này sẽ đem lại hiệu quả kinh doanh lớn. Đối với xúc tiến bán công ty có chiết khấu giảm giá so với giá ghi trên hóa đơn trong trường hợp mua với số lượng lớn và có chế độ bảo hành cho từng loại sản phẩm. Thủ tục mua, bán nhanh chóng, thuận tiện tạo điều kiện cho giao dịch nhanh chóng không làm mất thời gian cho cả hai bên. Ngoài ra, công ty còn đầu tư và chuẩn bị tốt hoạt động đấu thầu, nhằm tìm kiếm bạn hàng, mở rộng thị trường cung cấp sản phẩm, gửi hồ sơ dự thầu và đã thành công và ký được nhiều hợp đồng cung cấp khối lượng lớn sản phẩm cho các bạn hàng lớn như HONDA, LG, PIAGGO,…

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp cho các hoạt động của công ty Cổ phần nhựa Hà Nội (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w