Những nhược điểm, hạn chế:

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp cho các hoạt động của công ty Cổ phần nhựa Hà Nội (Trang 40)

- Lấy mẫu Thước căp

d. Đặc điểm về an toàn lao động:

2.4.2. Những nhược điểm, hạn chế:

Trải qua hơn 50 năm phát triển, công ty đã có những thay đổi hoàn thiện hơn trong công tác đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh, đạt được những thành quả

tích cực. Song, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế cần được khắc phục để có thể phát triển hơn nữa.

Yếu tố con người: số lượng thợ bậc cao ngày một ít đi, trong khi lực lượng công nhân sản xuất trẻ rất nhiều (chiếm 75% công nhân sản xuất trực tiếp). Lực lượng lao động trẻ tay nghề chưa cao, ý thức chấp hành kỷ luật kém. Việc đào tạo đội ngũ công nhân viên mất rất nhiều thời gian và chi phí, nhưng do tính chất công việc và môi trường làm việc, Công ty đề ra được giải pháp thích đáng để khuyến khích công nhân viên có tay nghề cao, lâu năm cũng như những công nhân trẻ có trình độ gắn bó lâu dài và cống hiến cho công ty.

Các hình thức đào tạo của Công ty rất quy mô, song đó là lý thuyết. Công nghệ nhựa kỹ thuật là công nghệ cao, trong khi công nhân mới vào chưa có thực tiễn nên huấn luyện và học tập ban đầu chỉ mang tính chất sơ khai. Công tác đào tạo lại được làm tốt, bên cạnh việc nâng cao tay nghề cho công nhân còn giúp việc giảm thiệt hại do hư, hỏng gây nên và có ý nghĩa lâu dài.

Hệ thống phân phối của Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội còn rất thiếu xót và yếu kém, trong khi Việt Nam và Nhật Bản được đánh giá là những thị trường lớn và rất tiềm năng. Nguyên nhân là do công tác dự báo thị trường của Công ty cho tới nay vẫn thể hiện còn nhiều yếu kém, điều này ảnh hưởng tới việc khai thác thị trường chưa triệt để, tạo cơ hội cho các đối thủ khác cạnh tranh.

Sức ép cạnh tranh lớn bởi càng ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường sản xuất mặt hàng nhựa công nghiệp, nguyên nhân là do trên thị trường còn trôi nổi nhiều hàng nhái chưa kiểm soát được và hàng hóa nhập từ các nước khác như Trung Quốc… giá rẻ và mẫu mã đẹp hơn. Trong khi hoạt động xúc tiến của công ty còn bị hạn chế, các hoạt động quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng chưa được đầu tư thích đáng. Việc tham gia các hội chợ thương mai trong nước và quốc tế còn hạn chế về số lượng mẫu mã chủng loại sản phẩm, việc quảng cáo sản phẩm tới người tiêu dùng còn khó khăn, vì vậy rất khó mở rộng thị trường nhanh chóng. Nguyên nhân của hạn chế này là do khả năng tài chính của công ty dành cho các hoạt động quảng cáo xúc tiến không mạnh tay bằng các đối thủ. Đa số các mặt hàng được cung cấp nhờ các hợp đồng ngắn hạn và dài hạn, hoạt động đấu

thầu và dự thầu được chuẩn bị kỹ lưỡng và sự tin tưởng lâu năm của bạn hàng. Tuy vậy, để mở rộng mạng lưới phân phối, bắt tay với nhiều bạn hàng tiềm năng vẫn còn là vấn đề cần được Lãnh đạo công ty xem xét, đề ra giải pháp chiến lược.

Riêng về hoạt động đầu tư phát triển của Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội, đa số còn là đầu tư nhỏ lẻ, từng phần, chưa có sự đồng bộ và hệ thống trong việc tính toán, lạp dự án và thẩm định dự án đầu tư. Các hoạt động mua sắm trang thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất còn diễn ra dưới hình thức truyền thống, mặc dù chuyển giao được công nghệ, thích ứng được với trình độ kỹ thuật của công nhân, nhưng vẫn chỉ tập trung vào các công nghệ chủ chốt, do đó trong khâu sản xuất, đôi khi sản phẩm còn bị lỗi, phải sản xuất lại dẫn đến lãng phí nguồn nguyên liệu đầu vào.

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp cho các hoạt động của công ty Cổ phần nhựa Hà Nội (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w