Nhóm đối tượng có nguy cơ phá vỡ HĐ cao (trung lap)

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tuân thủ hợp đồng của người nuôi tại tỉnh Tiền Giang (Trang 79)

1 2.3.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ thủy sản tại tỉnh Tiền Giang

3.6.2.Nhóm đối tượng có nguy cơ phá vỡ HĐ cao (trung lap)

Việc xác định nhóm đối tượng có khả năng phá vỡ HĐ phụ thuộc vào nhiều tính chất mà đối tượng đó sở hữu. Trong nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tuân thủ HĐ của người nuôi được sử dụng làm cơ sở, nghiên cứu xét đến 3 cặp nhóm yếu tố được phân loại nhằm tìm ra nhóm đối tượng có khả năng phá vỡ HĐ

cao: Quy mô ao nuôi – nguồn vốn sở hữu, quy mô ao nuôi – hình thức HĐ và nhóm nguồn vốn sở hữu – hình thức HĐ.

Nhóm 1. Quy mô ao nuôi – Nguồn vốn sở hữu

Do những điều kiện khách quan trong quá trình thả nuôi cá, với tổng số 83 hộ tham gia nuôi cá vào năm 2009, còn lại 70 hộ vào năm 2010 và cho đến năm 2011 chỉ còn 50 hộ trực tiếp nuôi, 33 hộ còn lại nuôi gia công cho các công ty lớn. Do vậy, để xác định lại nhóm đối tượng có nguy cơ phá vỡ HĐ trong khoảng thời gian gần nhất vào năm 2011, quy mô ao nuôi được phân loại cho 50 hộ đang trực tiếp tham gia thả nuôi và tham gia 3 hình thức HĐ còn lại: HĐ ghi nhớ, đầu tư và thu mua.

Bảng 3.12. Phân loại quy mô ao nuôi cá Tra tại Tiền Giang năm 2011

STT Quy mô (m2) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%)

1 1.800 – 7.000 15 30

2 7.000 – 15.000 23 46

3 >15.000 12 24

Tổng cộng 50 100

Nguồn: Tính toán số liệu điều tra Dựa vào bảng 3.12, quy mô nuôi thả cá được chia theo 3 mức độ: mức độ nhỏ (1.800 m2 – 7.000 m2) là 15 hộ, quy mô trung bình (7.000 m2 – 15.000 m2) có 23 hộ và quy mô lớn (> 15.000 m2) là 12 hộ. Diện tích ao nuôi tại Tiền Giang có sự chênh lệch khá lớn về diện tích nhưng ở mỗi cấp độ quy mô được phân loại không có sự chênh lệch nhiều.

Xét về mức độ phân loại nguồn vốn sở hữu phục vụ sản xuất. Vì đặc trưng riêng của ngành nghề nuôi cá tra nguyên liệu cho nên nguồn vốn được đầu tư khá nhiều, nguồn vốn đầu tư này tỉ lệ thuận với quy mô ao nuôi. Nguồn vốn SH là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định tuân thủ HĐ của người nuôi cá, lượng vốn SH tỷ lệ nghịch với áp lực lãi suất cho người nông dân. Nguồn vốn của người nuôi cá tại Tiền Giang phụ thuộc vào quy mô nuôi cũng như khả năng tiếp cận vốn từ các ngân hàng, lượng vốn SH chưa thực sự cao nhưng có thể tạo được tâm lý ổn định cho người nông dân trong sản xuất.

Bảng 3.13. Phân loại quy mô nguồn vốn sở hữu phục vụ sản xuất năm 2011 Lượng vốn sở hữu (đồng) Số hộ Tỷ lệ (%) 450.000.000 – 3.000.000.000 38 76 3.000.000.000 – 7.000.000.000 8 16 > 7.000.000.000 4 8 Tổng cộng 50 100

Nguồn: tính toán số liệu điều tra Dựa trên việc phân loại quy mô ao nuôi và nguồn vốn sở hữu phục vụ sản xuất để tính toán hệ số a dựa vào mức độ chênh lệch giữa giá bán trên thị trường và mức giá được ký trên HĐ của mỗi hộ nuôi cá.

Ta có: Trong đó:

m: mức bồi thường trong HĐ = 10%

PF: giá bán trên HĐ

PU: giá thị trường tại thời điểm thu mua

Như vậy, với cặp yếu tố liên quan Quy mô ao nuôi – Nguồn vốn sở hữu, hệ số a được tính toán cho 22 các hộ phá vỡ HĐ trong tổng số 50 hộ tham gia tại thời điểm năm 2011.

Bảng 3.14. Chỉ tiêu nhóm yếu tố Quy mô ao nuôi – Nguồn vốn SH

Chỉ tiêu Quy mô-Nguồn vốn Phá vỡ HĐ Kết quả hệ số Phá vỡ HĐ (hộ) Tỷ lệ(%) a>0 (hộ) Tỷ lệ(%) (hộ)a<0 Tỷ lệ(%) Lớn – Lớn 4 2 9,09 1 7,14 1 12,5 Lớn – Trung bình 8 3 13,64 2 14,23 1 12,5

Trung bình – Nhỏ 23 9 40,91 5 35,71 4 50

Nhỏ - Nhỏ 15 8 36,36 6 42,92 2 25

Tổng số 50 22 100 14 100 8 100

Nguồn: Tính toán số liệu điều tra. Đối với cặp yếu tố quy mô ao nuôi – nguồn vốn sở hữu được thể hiện trên bảng 3. cho thấy: số hộ có quy mô ao trung bình và lượng vốn SH nhỏ chiếm nhiều nhất là 23 hộ, tiếp đến là số hộ có quy mô ao nhỏ - nguồn vốn nhỏ với 15 hộ, với quy mô lớn – nguồn vốn lớn chỉ có 4 hộ. Ngoài ra, tỷ lệ tuân thủ HĐ tốt nhất thuộc về nhóm có quy mô trung bình – nguồn vốn SH nhỏ 50%.

Khi xét đến hệ số a dựa trên chênh lệch giữa giá ký HĐ và giá thị trường tại thời điểm thu mua nhằm xác định nhóm đối tượng có khả năng phá vỡ HĐ cao nhất khi a>0 (n>m). Với tổng số 22 trường hợp phá vỡ HĐ, hệ số a>0 có 14 trường hợp, a<0 có 8 trường hợp. Như vậy, với tỷ lệ 42,92%, nhóm đối tượng quy mô nhỏ - nguồn vốn SH nhỏ có khả năng phá vỡ HĐ cao nhất. Nguyên nhân của tình trạng này là vì đây là những hộ có diện tích thả nuôi nhỏ, khoảng 1.800 – 7.000 m2, nguồn vốn vay phục vụ cho việc nuôi cá lại rất nhiều, khi tham gia ký kết HĐ lại lựa chọn hình thức HĐ ít hoặc không có ràng buộc. Chính vì vậy, đa phần đã thay đổi quyết định theo mức tăng của giá cá trên thị trường, dẫn đến tình trạng phá vỡ HĐ ban đầu.

Nhóm 2. Quy mô ao nuôi – Hình thức HĐ

Xét về cặp yếu tố Quy mô ao nuôi – Hình thức HĐ trong việc xác định hệ số a. Với quy mô ao nuôi đã được xác định trong năm 2011 cho 50 hộ trực tiếp thả nuôi. Đối với 3 hình thức HĐ đã được xác định sẽ được phân chia thành 2 nhóm: HĐ không có ràng buộc (HĐ ghi nhớ) và nhóm HĐ có ràng buộc (HĐ thu mua và HĐ đầu tư)

Chỉ tiêu Tổng số (hộ) Phá vỡ HĐ Kết quả hệ số Phá vỡ HĐ (hộ) Tỷ lệ(%) a>0 (hộ) Tỷ lệ(%) (hộ)a<0 Tỷ lệ(%) 1.HĐ có ràng buộc -Quy mô ao lớn 6 2 9,09 1 7,14 1 12,50

-Quy mô ao trung bình 15 3 13,64 1 7,14 2 25

-Quy mô ao nhỏ 15 8 36,36 6 42,86 2 25 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.HĐ không ràng buộc

-Quy mô ao lớn 6 3 13,64 2 14,29 1 12,50

-Quy mô ao trung bình 8 6 27,27 4 28,57 2 25

Tổng 50 22 100 14 100 8 100

Nguồn: Tính toán số liệu điều tra. Đối với nhóm quy mô ao- hình thức HĐ, tỷ lệ hoàn thành HĐ cao nhất là nhóm quy mô ao trung bình có ký kết HĐ có rang buộc 42,86%. Với 8 trường hợp phá vỡ HĐ, làm cho nhóm quy mô ao nhỏ - HĐ có rang buộc trở thàm nhóm có nguy cơ có khả năng phá vỡ HĐ cao nhất 42,86%. Với tính chất thả nuôi tự phát, chưa được tập trung đầu tư cao, bị ảnh hưởng nhiều bởi biến động giá cả thị trường đã làm cho các chủ hộ có diện tích thả nuôi nhỏ dễ thay đổi quyết định.

Nhóm 3. Nguồn vốn sở hữu – Hình thức HĐ Bảng 3.16. Nhóm yếu tố Nguồn vốn SH – Hình thức HĐ Chỉ tiêu Tổn g số (hộ) phá vỡ HĐ Kết quả hệ số Phá vỡ HĐ (hộ) Tỷ lệ (%) a>0 (hộ) Tỷ lệ (%) a<0 (hộ) Tỷ lệ (%) 1.HĐ có ràng buộc

-Nguồn vốn SH lớn 3 1 4,55 0 - 1 12,50 -Nguồn vốn SH trung bình 3 1 4,55 1 7,14 0 - -Nguồn vốn SH nhỏ 30 11 50 7 50 4 50 2.HĐ không ràng buộc -Nguồn vốn SH lớn 1 1 4,55 1 7,14 0 - -Nguồn vốn SH trung bình 5 2 9,09 1 7,14 1 12,50 -Nguồn vốn SH nhỏ 8 6 27,26 4 28,58 2 25 Tổng 50 22 100 14 100 8 100

Nguồn: Tính toán số liệu điều tra. Đối với nhóm yếu tố nguồn vốn sở hữu – hình thức HĐ, tỷ lệ hoàn thành HĐ cao nhất thuộc về nhóm có nguồn vốn SH nhỏ và sử dụng hình thức HĐ có ràng buộc là 67,86%. Với 11 trường hợp phá vỡ HĐ cùng với 7 trường hợp có hệ số a>0, đã làm cho nhóm yếu tố này có nguy cơ phá vỡ HĐ cao nhất. Bên cạnh đó, khả năng phá vỡ tiềm ẩn từ nhóm đối tượng có quy mô nhỏ có sử dụng HĐ không ràng buộc cũng được chú trọng nhiều.

Nhìn chung, trên kết quả tính toán và phân tích 3 nhóm cặp yếu tố của đối tượng cho thấy khả năng phá vỡ HĐ cao nhất thuộc về nhóm hộ sản xuất có quy mô thả nuôi nhỏ và có sử dụng hình thức HĐ không ràng buộc. Kết quả này cũng phản ánh đúng thực tế vì những hộ có quy mô nhỏ chưa có định hướng lâu dài và ổn định trong quá trình tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm. Các hộ có quy mô lớn và trung bình càn có một lượng vốn lớn trong sản xuất, việc tìm kiếm đầu ra ổn định và phù hợp sẽ giảm được chi phí giao dịch trong quá trình tìm kiếm nhà tiêu thụ. Để ổn định và tạo ra tính chặt chẽ trong các HĐ mua bán cần phải xây dựng và tính toán lại các điều khoản ký kết một cách chặt chẽ hơn để giảm thiểu rủi ro và thiệt hại cho người nông dân.

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tuân thủ hợp đồng của người nuôi tại tỉnh Tiền Giang (Trang 79)