Hiện trạng nuôi trá tra tỉnh Tiền Giang

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tuân thủ hợp đồng của người nuôi tại tỉnh Tiền Giang (Trang 50)

1 2.3.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ thủy sản tại tỉnh Tiền Giang

3.1. Hiện trạng nuôi trá tra tỉnh Tiền Giang

Phong trào nuôi cá Tra phục vụ chế biến xuất khẩu ở Tiền Giang chỉ mới bắt đầu nổi lên từ năm 2004 của một số hộ nuôi ven sông thuộc địa bàn huyện Cai Lậy và Cái Bè với diện tích ban đầu vài chục hecta. Vài năm trở lại đây, nghề nuôi cá Tra phát triển khá nhanh. Với những lợi thế và ưu đãi về điều kiện tự nhiên, quy mô nuôi cá tra nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất đang phát triển rất mạnh mẽ tại các vùng nông thôn của tỉnh Tiền Giang. So với thời gian đầu, hình thức nuôi ao nhỏ lẻ ở các nông hộ rất phổ biến và sản phẩm chủ yếu phục vụ cho thị trường nội địa. Từ năm 2004 cho đến nay, cùng với xu hướng phát triển của việc nuôi cá Tra và cá Basa của khu vực ĐBSCL, cộng với sự đầu tư khá mạnh mẽ trong việc xây dựng các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh đã làm cho diện tích nuôi cá Tra thâm canh đã phát triển nhanh ở các cù lao, vùng ven sông Tiền thuộc huyện Cái Bè, Cai Lậy và Châu Thành.

Với nhiều lợi thế về điều kiện sản xuất cho nên nhiều hộ nuôi cá đã mạnh dạn đầu tư lớn để phát triển các ao nuôi theo hướng thâm canh. Hình thức nuôi ở ao, hầm được đầu tư và sử dụng phổ biến vì đây là hình thức nuôi đem lại hiệu quả cao nhất: tận dụng được lượng thức ăn tự nhiên, thuận lợi trong việc kiểm tra điều kiện sống của cá, hạn chế sự lây lan của các dịch bệnh, lượng hao hụt thức ăn ít….Với lợi thế về địa lý cũng như kỹ thuật nuôi cá tra không quá khó đã khuyến khích nhiều hộ nông dân tại Tỉnh tham gia đầu tư ao, hầm thả nuôi cá với tỷ lệ 91% tổng diện tích được thả nuôi.

Với hình thức nuôi lồng bè sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí trong việc đầu tư hạ tầng ban đầu. Tuy nhiên, khả năng rủi ro về dịch bệnh, ô nhiễm môi trường cũng như hao hụt về sản lượng là rất cao. Tỷ lệ các hộ nuôi theo phương thức này đạt 9% tổng diện tích, đa phần là các hộ nuôi với mô quy nhỏ dọc theo bờ sông Tiền. Trong 5 năm trở lại, với sự phát triển của kỹ thuật nuôi cá tra, hình thức ao, hầm phổ biến hơn nhiều so với hình thức lồng bè. Ngoài ra, với xu hướng phát triền nuôi thâm canh như hiện nay, việc nuôi cá trong ao, hầm sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người nuôi.

Dựa theo quá trình điều tra và khảo sát tình hình thực tế tại Tỉnh đã cho thấy, diện tích nuôi được ưu tiên phát triển cho các khu vực cồn bãi trên sông Tiền, vùng ven sông tiền thuộc các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Chợ Gạo, Châu Thành và huyện Tân Phú Đông.

Hình 3.1. Diện tích thả nuôi cá Tra phân theo huyện

ĐVT: ha

Diện tích nuôi cá Tra thâm canh toàn Tỉnh năm 2007 là 82 ha, diện tích nuôi có dấu hiện tăng lên vào năm 2008 với 158 ha, tỷ lệ gia tăng lên đến 123,91% với sản lượng 45.024 tấn. Đến cuối năm 2009 chỉ còn 123 ha do cuộc khủng hoảng thu mua cá nguyên liệu vào cuối năm 2008 đã làm cho người dân lo ngại và dẫn đến tình trạng treo ao, làm giảm diện tích nuôi giảm đi rất nhiều, tỷ lệ sụt giảm

về diện tích là 22,15% tương đương với 35 ha, chính điều này làm cho sản lượng thu hoạch bị giảm sút chỉ còn 34.933 tấn . Đến năm 2010, nhờ có sự điều chỉnh kịp thời về giá cả cũng như chính sách khuyến khích dành riêng cho mặt hàng cá Tra nguyên liệu trên địa bàn Tỉnh, nông dân bắt đầu thả nuôi nhiều hơn, diện tích gia tăng đáng kể 184 ha, tỷ lệ gia tăng lên đến 49,59 %. Mức tăng trưởng này đi dần vào ổn định, đến cuối năm 2011, diện tích nuôi cá Tra của Tỉnh tăng lên 213 ha với tổng sản lượng là 67.830 tấn…..Diện tích nuôi cá Tra chủ yếu là tận dụng đất bãi bồi và chuyển một phần diện tích cây ăn trái kém hiệu quả sang nuôi cá tra. Với lợi thế về vị trí địa lý, Cái Bè và Cai Lậy là hai huyện có diện tích và quy mô thả nuôi cá lớn nhất tren6 địa bàn Tỉnh hiện nay. Với tổng diện tích thả nuôi 115ha trong năm 2011, huyện Cai Lậy vượt lên dẫn đầu về diện tích nuôi, kế đến là huyện Cái Bè với diện tích 86ha. Các huyện còn lại: Chợ Gạo, Châu Thành và Tân Phú Đông có diện tích thả nuôi còn thấp, việc phát triển quy mô nuôi cho 3 huyện này còn phụ thuộc nhiều vào chủ trương phát triển kinh tế thủy sản của Tỉnh trong thời gian tới.

Nhìn chung, với diện tích ao nuôi và sản lượng cá Tra trên địa bàn tỉnh Tiền Giang cũng cho thấy được tỷ lệ đóng góp khá lớn cho kinh tế của Tỉnh. Việc nuôi cá Tra nguyên liệu cũng như những định hướng ưu tiên phát triển của Tỉnh thể hiện được chiến lược đúng đắn của Tỉnh trong việc tận dụng ưu thế về điều kiện sản xuất để phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tuân thủ hợp đồng của người nuôi tại tỉnh Tiền Giang (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w