1 2.3.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ thủy sản tại tỉnh Tiền Giang
2.1.1. Khái niệm hợp đồng
Hợp đồng là một cam kết thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên (pháp nhân) để làm hay không làm một điều gì đó trong khuôn khổ những gì được luật pháp cho phép. Hợp dồng có thể được thể hiện bằng văn bản hoặc bằng miệng và có thể có người làm chứng. Nếu các bên tham gia vi phạm hợp đồng hay phá vỡ hợp đồng thì phải chấp nhận thực hiện những điều kiện ràng buột đã được thỏa thuận trong hợp đồng. (Wikipedia, 2010).
2.1.2. Hợp đồng nông sản - Contract farming
Hợp đồng nông sản thường được coi là “sự thỏa thuận giữa nông dân và các cơ sở chế biến hoặc tiêu thụ sản phẩm về nông sản trong tương lai và thường với giá đặt trước” (Eaton và Sheperd, 2001)
Hợp đồng nông sản cũng là một cam kết thỏa thuận giữa người nông dân và doanh nghiệp hoặc các đối tượng khác có nhu cầu về sản phẩm mà người nông dân sản xuất, hợp đồng thường được thể hiện bằng văn bản, có các điều khoản quy định rõ ràng về giá cả, khối lượng và cả những ràng buột cho các bên tham gia hợp đồng.
Đây là một hình thức gắn liền các khâu trong chuỗi giá trị nông nghiệp: sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm. Trong xu hướng hiện đại hóa và thương mại hóa như hiện nay, việc tham gia các hợp đồng sản xuất trong nông nghiệp đang trở nên phổ biến trên toàn thế giới và cả Việt nam. Với những nước có nền nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong nên kinh tế thì việc phát triển các hợp đồng nông sản được coi là một giải pháp kỳ vọng để giúp người nông dân hưởng lợi nhiều hơn trong chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp.
Nguyên nhân chính hình thành nên các hợp đồng nông sản xuất phát từ nhu cầu của các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa nông sản theo quy mô lớn, bằng
các hợp đồng miệng hoặc văn bản, họ tạo được mối liên kết cho các cá nhân hoặc các nhóm sản xuất nhỏ lẻ lại với nhau. Các dạng hợp đồng này có nhiều hình thức và nội dung khác nhau, tùy vào tình hình, điều kiện sản xuất và thuộc tính của mỗi loại hàng nông sản. Có thể phân loại các hợp đồng nông sản theo nhiều cách khác nhau: theo cấu trúc của hợp đồng hoặc theo mức độ liên kết của các bên khi tham gia hợp đồng.
2.1.3. Các điều khoản chung trong hợp đồng kinh tế mua bán hàng hóa nông sản.
Hiện nay, ở nước ta việc quy định pháp luật về những điều khoản chủ yếu trong hợp đồng kinh tế mua bán hàng hóa dựa vào Bộ luật dân sự (28/10/1995), Luật Thương mại (10/05/1997) và Pháp lệnh hợp đồng kinh tế (25/09/1989) cùng một số văn bản hướng dẫn có liên quan.
Nằm trong quy định chung và sự cho phép của Pháp luật, một hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản phải là một loại văn bản có tính pháp lý được hình thành trên cơ sở thỏa thuận một cách bình đẳng, tự nguyện giữa các chủ thể nhằm xác lập, thực hiện và chấm dứt một quan hệ trao đổi nông sản với nhau. Một hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản được xây đựng một cách rõ ràng, chặt chẽ và bao gồm các điều khoản như sau:
Điều khoản về đối tượng của hợp đồng.
Trong hợp đồng phải nêu tên hàng hóa bằng những danh từ thông dụng nhất, để các bên hợp đồng và các cơ quan hữu quan đều có thể hiểu được. Đối tượng của hợp đồng phải được phép lưu thông theo quy định của pháp luật.
Điều khoản về số lượng hàng hóa.
Số lượng hàng hóa phải được ghi chính xác, rõ ràng theo sự thỏa thuận của các chủ thể tham gia hợp đồng và được tính theo đơn vị đo lường hợp pháp của Nhà nước so với từng loại hàng hóa.
Nếu có nhiều loại hàng hóa được ký kết trong cùng một hợp đồng thì phải ghi riêng số lượng, trọng lượng của từng loại.
Xét về quy cách và chất lượng hàng hóa phải được ghi rõ trong hợp đồng. Nhưng tùy loại hàng hóa mà hai bên có thể thỏa thuận về các điều kiện phẩm chất, quy cách, tiêu chuẩn kỹ thuật, kích thước, màu sắc, mùi vị…một cách phù hợp nhất.
Thông thường các hàng hóa nông sản khi được trao đổi trên thị trường đều có những quy định chuẩn về quy cách và phẩm chất. Một số mặt hàng chưa được tiêu chuẩn hóa thì các bên phải thỏa thuận phải thương lượng và cân nhắc trong quá trình tiến đến ký kết quy định chuẩn về kỹ thuật cho hàng hóa được mua bán.
Điều khoản về bao bì, kí hiệu và mã hiệu.
Bao bì dùng để bảo vệ hàng hóa, tăng vẻ mỹ quan và làm tăng mức độ hấp dẫn đối với người mua. Tùy vào đặc trưng riêng của từng loại sản phẩm mà có những yêu cầu về bao bì và cách đóng gói.
Điều khoản về giao và nhận hàng.
Trong điều khoản này phải xác định trách nhiệm của người bán phải thông báo cho người mua về việc hàng đã chuẩn bị xong để giao, bên bán còn phải có trách nhiệm liệt kê những chứng từ giao hàng mà người mua phải cung cấp khi giao hàng. Trong hợp đồng cần quy định rõ lịch giao nhận, thời gian, địa điểm, phương thức giao nhận và điều kiện của người đến nhận hàng.
Thời gian giao nhận, cần ghi vào hợp đồng thời gian giao nhận cụ thể, cần chia theo đợt, theo ngày tháng cụ thể. Nếu giao nhận thường xuyên theo khối lượng lớn thì chia theo yêu cầu của bên mua để đáp ứng đòi hỏi của thị trường. Thời gian giao nhận không nhất thiết phải là một thời điểm cố định mà có thể sớm hoặc trễ hơn.
Địa điểm giao nhận phải được thỏa thuận cụ thể, phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp với khả năng đi lại của phương tiện vận chuyển, loại bỏ các khâu trung gian không cần thiết.
Phương thức giao nhận, phải thông qua quá trình cân, đo, đong, đếm và có thể kiểm nghiệm nếu cần thiết. Cả hai bên giao và nhận hàng hóa đều phải áp dụng
một phương thức. Nếu xảy ra tình trạng hao hụt, các bên phải lập biên bản làm cơ sở cho quá trình đền bù.
Điều khoản về bảo hành hàng hóa và giấy hướng dẫn sử dụng.
Theo nguyên tắc và dựa vào đặc tính riêng của một số hàng hóa có yếu tố kỹ thuật cao thì người sản xuất hoặc người bán phải có trách nhiệm bảo hành trong một thời gian nhất định. Vì đặc tính của mặt hàng cá tra và nhu cầu thu mua chủ yếu là trong nước cho nên việc thu mua cá tra nguyên liệu không đòi hỏi điều khoản này trong hợp đồng.
Điều khoản về giá cả.
Khi định giá hàng hóa trong hợp đồng mua bán cần phải nêu rõ đơn vị tính giá và phương pháp định giá. Việc chọn đơn vị tính giá cần phải có căn cứ về tính chất của loại hàng và thông lệ buôn bán mặt hàng đó trên thị trường. Giá cả trong hợp đồng có thể được quy định:
Một đơn vị khối lượng nhất định hoặc theo đơn vị trường dùng trong buôn bán mặt hàng đó: trong quy định về khối lượng, độ dài, diện tích, thể tích….
Trọng lượng căn cứ vào hàm lượng thành phần chất chủ yếu trong hàng hóa như là: quặng, tinh dầu, hóa chất….
Về phương pháp định giá, trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay phương pháp định giá để cả hai bên chủ thể cùng chấp nhận đều dựa vào quá trình tiếp thị. Việc định giá này phụ thuộc rất nhiều vào giá cả của hàng hóa đó trên thị trường, chi phí sản xuất hàng hóa và một số yếu tố liên quan khác trong quá trình tiếp thị. Giá hàng hóa do hai bên thỏa thuận phải bảo đảm trong tương quan hợp lý với sản phẩm chuẩn và quy cách phẩm chất, nhất thiết không được vượt ra ngoài khung giá của Nhà nước quy định.
Để ứng phó với sự biến động về giá cả trên thị trường, trên hợp đồng mua bán có thể được ký kết dựa vào một mức giá tạm tính do hai bên thỏa thuận. Khi có giá chính thức, các bên ký hợp đồng sẽ thanh toán theo giá chính thức dựa trên sự chấp nhận của cả hai bên mua và bán.
Điều khoản về thanh toán.
Tất cả các điều khoản thanh toán trong hợp đồng mua bán đều phải tuân thủ theo quy định của Nhà nước. tùy theo tính chất của các loại giao dịch kinh tế và các quan hệ chi trả, hai bên chủ thể có thể lựa chọn các phương thức thanh toán: thanh toán bằng đổi hàng, thanh toán bằng tiền mặt…
Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng.
Khi xét thấy cần có một biện pháp để bảo đảm vật chất nào đó cho việc thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng, các bên có quyền thỏa thuận một trong các biện pháp: thế chấp, cầm cố, bảo lãnh…
Điều khoản về trách nhiệm vật chất.
Trong hợp đồng mua bán hàng hóa, điều khoản này tập trung những điều cam kết rất cụ thể về sự quyết tâm thực hiện nghiêm túc mọi điều khoản đã được thỏa thuận và ký kết như trong hợp đồng. Trong đó cần xác định một cách cụ thể những trường hợp phải bồi thường do trách nhiệm liên đới, xác định các mức phạt cụ thể do vi phạm về phẩm chất, quy cách hàng hóa, thiếu số lượng hoặc trường hợp tự ý hủy hợp đồng…
Trong trường hợp các bên đã ký hợp đồng mà có một bên không thực hiện hoặc đối tác đình chỉ không có lý do chính đáng thì phải chấp nhận bồi thường cho bên kia theo quy định trong hợp đồng, mức bồi thường có thể cao nhất là 12% giá trị phần hợp đồng đã ký.
Điều khoản về thỏa thuận khác.
Trong trường hợp xét thấy cần thiết phải có các điều khoản bổ sung thì hai bên chủ thể có thể thỏa thuận và đưa vào trong hợp đồng. Các điều khoản bỏ sung này phải rõ ràng và không có bất kỳ vi phạm đối với Pháp luật.
Điều khoản về hiệu lực hợp đồng.
Trong điều khoản này, hai bên căn cứ vào khối lượng công việc trong hợp đồng để xác định thời hạn mà hợp đồng bắt đầu có hiệu lực. Đặc biệt là phải có những quy định để có thể chuyển giao mọi nghĩa vụ, trách nhiệm còn lại của hợp
đồng vào trong biên bản này để cả hai bên tiếp tục thực hiện cho hoàn chỉnh trách nhiệm với nhau và cả trách nhiệm với các cơ quan hữu quan khác.
Bảng 2.1. Tình Hình Phân Loại Hợp Đồng Nông Sản Tại Việt Nam.
Độ sâu của thỏa thuận hợp đồng Cấu trúc tổ chức của hợp đồng
Cung cấp tiếp cận thị trường
Bên bán và bên mua đồng ý các điều khoản trong hợp đồng cho việc tiêu thụ nông sản trong tương lai
Thông qua khâu trung gian
Bên mua nối kết với người nông dân thông qua khâu trung gian. Bên mua có thể không kiểm soát được quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm, và người nông dân thì không thể kiểm soát được mức giá bán.
Cung cấp nguồn lực
Cùng với những thỏa thuận về tiêu thụ, bên mua đồng ý cung ứng một số đầu vào sản xuất và có thể cả việc chuẩn bị đất và hỗ trợ kỹ thuật. Phi chính thức
Thường là hợp đồng miệng giữa các bên tham gia vào thị trường nông sản có tính thời vụ và không cần nhiều khâu chế biến. Mức độ rủi ro rất lớn do các dịch vụ phát sinh ngoài hợp đồng.
Đa phương
Liên quan đến nhiều tác nhân: Chính phủ, công ty và người nông dân. Đây là dạng hợp đồng được phát triển từ hình thức tập trung hóa hoặc đồn điền trung tâm.
Quản lý cụ thể Bên bán đồng ý tuân thủ quy trình sản xuất, các đầu vào và cả thời điểm gieo trồng và thu hoạch do bên mua đề
Đồn điền trung tâm
Bên mua nắm quyền sở hữu đất do bên bán thuê sử dụng. đây là hình thức phổ biến trong chương trình định canh định cư.
nghị Tập trung hóa
Bên mua kiểm soát chặt chẽ số lượng và chất lượng nông sản của nhiều nông hộ tham gia hợp đồng. Bên mua chỉ cung cấp các đầu vào tối thiểu cho đến việc kiểm soát toàn bộ quy trình sản xuất. Hình thức này phù hợp cho loại nông sản cần nhiều chế biến
Nguồn: Dự án Nâng cao Hiệu quả Thị trường cho người nghèo.
2.1.4. Lợi ích và hạn chế trong việc thực hiện hợp đồng thu mua nông sản.
Việc thực hiện hợp đồng thu mua nông sản giữa người nông dân và doanh nghiệp hiện nay đang là một xu hướng tất yếu của thị trường bởi nhiều lợi ích được tạo ra cho cả hai bên tham gia.
Người nông dân
Khi tham gia vào hợp đồng người nông dân sẽ được hỗ trợ sản xuất và hưởng các dịch vụ sản xuất tốt nhất. Khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng phục vụ sản xuất sẽ được nâng cao hơn. Giá cả thu mua ổn định sẽ tạo tâm lý vững vàng cho người sản xuất, các kỹ năng, kỹ thuật sản xuất được chuyển giao hiệu quả và thiết thực nhất thông qua quá trình sản xuất để thực hiện hợp đồng đã được ký kết.
Người mua: doanh nghiệp, cơ sở chế biến..
Khi thực hiện hợp đồng với người nông dân, các doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ nhiều về mặt chính trị vì đi đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước trong công cuộc xây dựng nông thôn mới và hiện đại. Hơn thế nữa, khi tham gia hợp đồng, bên mua cũng có thể tiết kiệm các khoản đầu tư xây dựng cơ bản ban đầu, hiệu quả đồng vốn bỏ ra sẽ được nâng cao, rủi ro được chia sẻ. Nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến sẽ ổn định. Nếu quy trình áp dụng kỹ thuật được tiến hành và kiểm soát tốt sẽ tạo ra sản phẩm đúng quy cách và có chất lượng đồng bộ.
Ngoài những lợi ích thật sự hiệu quả dành cho cả hai bên khi tham gia, với hoàn cảnh hiện nay, việc thực hiện hợp đồng trong nông nghiệp cũng còn gặp phải
nhiều vướng mắc cũng như bất cập. Chính những yếu tố này đã làm mất đi giá trị trong chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp.
Người nông dân
Bên cạnh những lợi ích từ việc ký kết hợp đồng mang lại vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Về phía người nông dân khi tham gia hợp đồng có khả năng rủi ro sẽ tăng cao khi vi phạm hợp đồng. Bị động với nguồn vốn sản xuất khi doanh nghiệp có đầu tư cho sản xuất. Hơn thế nữa, khi khả năng tiếp cận thông tin bị hạn chế, người nông dân dễ bị thiệt thòi khi bị doanh nghiệp chèn ép về số lượng và quy cách sản phẩm thu mua. Lợi ích bị chia sẻ khi phải thông qua nhiều khâu trung gian.
Người mua
Về phía người mua, khi tham gia hợp đồng cũng làm tăng khả năng rủi ro cho họ khi phía nông dân phá vỡ hợp đồng. Các chi phí marketing bên ngoài hợp đồng có khả năng tăng cao: chi phí vận chuyển, sơ chế, hao hụt, lưu kho….Đặc biệt là chi phí giao dịch với người nông dân sẽ tăng cao hơn khi xảy ra thái độ bất hợp tác. Phía doanh nghiệp bị hạn chế về đất đai phục vụ cho sản xuất, tốn kém nhiều thời gian để thích nghi với văn hóa xã hội vùng địa phương sản xuất.
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tuân thủ hợp đồng của người nông dân.
Với hình thức thu mua nông sản thông qua hợp đồng, sản phẩm nông nghiệp sẽ có đầu ra ổn định, các khoản chi phí giao dịch của người nông dân ở cuối mỗi mùa vụ sẽ được giảm thiểu và tạo ra tâm lý ổn định cho người nông dân trong sản xuất. Thế nhưng, không phải việc thực hiện hợp đồng thu mua nào cũng diễn ra thành công. Việc xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tuân thủ hợp đồng của người nông dân hết sức phức tạp. Với nhiều nghiên cứu đã được thực hiện về tâm lý của người nông dân, một số yếu tố chính có ảnh hưởng đến quá trình tuân thủ hợp đồng mua bán của người nông dân với doanh nghiệp được xác định như sau:
Vấn đề thông tin bất đối xứng.
Thông tin bất cân xứng xảy ra khi một bên giao dịch có nhiều thông tin hơn