1 2.3.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ thủy sản tại tỉnh Tiền Giang
3.2.2. Hiệu quả sản xuất cá tra tại Tiền Giang
Với đặc trưng riêng của ngành hàng nuôi cá Tra nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu hiện nay đòi hỏi người nuôi phải cân nhắc và tính toán rất kỹ trong quá trình nuôi, đặc biệt là chi phí sản xuất. Vốn đầu tư cho nuôi cá Tra thâm canh là khá lớn, trong khi điều kiện và khả năng đáp ứng của người nông dân còn hạn chế. Dựa trên tình hình khảo sát từ 83 hộ sản xuất và kết quả tính toán có thể thấy được vấn đề đầu tư phát triển nuôi cá Tra thâm canh tại Tỉnh như sau:
Bảng 3.5. Chi phí sản xuất bình quân cho 1 ha thả nuôi
STT Chỉ tiêu Số
lượng ĐVT Đơn giá Thành tiền I Chi phí KH đầu tư hạ
tầng 138.000.000
1 Đào ao 120.000.000
2 Lắp đặt thiết bị 18.000.000
II Vốn lưu động 6.499.837.234
1 Con giống 500.000 con 609,76 304.879.518
2 Thức ăn 540.060 kg 10,892 5.882.101.090
3 Thuốc, hóa chất 320.000 kg 713,61 228.356.627
4 Nhiên liệu, năng lượng 32.000.000
5 Thuê đất ha 52.500.000
III Chi phí khác 100.496.938
1 Công lao động 1,84 công 2.500.000 32.285.288
2 Lãi vay 42.672.319 3 Chi khác 25.539.331 IV Tổng chi phí 6.738.334.173 V Sản lượng (kg) 320.000 VI Giá thành/kg 21.057 Nguồn: Tính toán tổng hợp Thứ nhất, xét về vốn đầu tư hạ tầng gồm có đào ao và đặt thiết bị (đặt cống). Chi phí đào 1 ha ao nuôi một lần là 500.000.000 đồng và được khấu hao cho 5 năm, như vậy trung bình mỗi năm là 120.000.000 đồng. Việc đào ao này là rất cần thiết vì đây là giai đoạn cải thiện và kiểm soát được môi trường sống cho
cá. Việc lắp đặt thiết bị chủ yếu là lắp đặt cống để điều chỉnh lượng nước ra vào ao và đưa lượng chất thải ra ngoài, với mỗi ha ao nuôi thì mất khoảng 18.000.000 đồng/năm để lắp cống.
Thứ hai, vốn lưu động trong việc nuôi cá bao gồm: chi phí cho con giống, chi phí thức ăn, chi phí thuốc và hóa chất, chi phí nhiên liệu và năng lượng và chi phí thuê đất. Trong việc nuôi cá Tra nguyên liệu hiện nay thì việc tìm nguồn giống khá thuận lợi hơn trước vì đã có sự tham gia của các cơ sở cung cấp giống nhân tạo, với mức giá bình quân là 609,76 đồng/con thì mỗi ha cần khoảng 500.000 con, như vậy tổng chi phí cho việc mua giống là 304.879.518 đồng. Chi phí thức ăn cho cá là chi phí chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi phí nuôi 87,3%, với mức giá thức ăn trung bình 10.892 đồng/kg, hệ số thức ăn trung bình khoảng 1,68 thì mỗi ha sẽ cần đến 540.060 kg thức ăn, như vậy tổng chi phí thức ăn sẽ là 5.882.101.090 đồng. Về chi phí cho thuốc, hóa chất và nhiên liệu, năng lượng được tính trên từng kg cá thành phẩm, với mức chi phí cho thuốc và hóa chất trên 1 kg cá là 713,61 đồng, sản lượng thu hoạch bình quân trên 1 ha: 320.000 kg người nuôi phải chịu chi phí cho khoản này là 228.356.627 đồng. Cùng với mức sản lượng, chi phí về nhiên liệu và năng lượng cho mỗi kg cá là 100 đồng, như vậy tổng chi phí sẽ là 32.000.000 đồng.
Thứ ba, các khoản chi phí khác: tiền trả công lao động, tiền lãi vay và các khoản chi phí khác. Trung bình mỗi 1 ha thả nuôi cá cần 1,84 công lao động, với mức lương trả hằng tháng 2.500.000 đồng/công/tháng, thời gian từ đầu vụ đến khi thu hoạch là 7 tháng, như vậy tổng chi phí về công lao động trên 1ha là 32.285.288 đồng. Khoản tiền vay để phục vụ sản xuất chỉ được chấp nhận trong vòng 4 tháng với mức lãi suất trung bình là 2%, như vậy tổng chi phí về lãi tiền vay Ngân hàng là 42.672.319 đồng. Ngoài ra, mỗi hộ nuôi cá còn phải chịu những khoản chi phí khác để mua thêm các thiết bị phụ và chi phí sửa chữa máy móc được gộp chung vào khoản mục chi phí khác, được ước tính trung bình cho 1 mùa vụ là 25.539.331 đồng.
Với những khoản chi phí được ước tính trung bình, tổng chi phí để thả nuôi 1ha cá tra trong một vụ là 6.738.334.173 đồng. Sản lượng trung bình cho 1ha là 320.000kg, như vậy giá thành cho 1kg cá là 21.057 đồng. Tổng chi phí nuôi là rất lớn, tuy nhiên do tỷ lệ hao hụt trong quá trình thả giống và nuôi còn cao 20%, chính điều này làm cho giá thành tăng cao và buộc người nuôi phải cân nhắc trước giá thu mua trên thị trường. Khoản chi phí đầu tư sản xuất là rất lớn làm cho giá thành của 1kg cá cao, chính điều này đã làm cho người nuôi cá biết tìm đến những nguồn đầu ra ổn định, tin cậy và hợp lý cho hàng hóa của mình thong qua việc sử dụng các hình thức mua bán cá trên thị trường.
3.3. Mô tả và phân loại hợp đồng tiêu thụ cá Tra tại Tỉnh.
Theo quy hoạch phát triển nuôi cá Tra thâm canh tỉnh Tiền Giang sẽ là tạo điều kiện thuận lợi cho người nuôi và các doanh nghiệp liên kết hợp tác, tạo lập một dây chuyền khép kín trong sản xuất và tiêu thụ cá Tra, hạn chế thấp nhất việc tồn đọng hàng hóa như đã từng xảy ra vào mùa vụ cuối năm 2008. Ngoài việc tập trung thực hành nuôi theo tiêu chuẩn SQF 1000CM để đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn cho cá, thì việc tập trung giải quyết và tạo điều kiện cho việc tiêu thụ hàng hóa thông qua hợp đồng cũng được chú trọng.
Việc thực hiện thu mua cá Tra nguyên liệu trên địa bàn Tỉnh diễn khá phức tạp và đa dạng. Căn cứ vào tình hình thực tế trong 3 năm trở lại đây, từ năm 2009 đến cuối năm 2011, nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu cá phục vụ cho sản xuất, các doanh nghiệp thu mua đã tiến hành thực hiện ký kết hợp đồng với người nuôi bằng các dạng hình thức HĐ phổ biến: hợp đồng ghi nhớ, hợp đồng thu mua, hợp đồng đầu tư và hợp đồng gia công. Theo kết quả thu thập và điều tra trên địa bàn nghiên cứu cho thấy: qua 3 năm gần đây, hình thức HĐ đầu tư có xu hướng tăng trong khi HĐ thu mua và đầu tư lại giảm. Ngoài ra, hình thức HĐ gia công được sử dụng như một giải pháp cho các hộ có lợi thế về ao nuôi nhưng không đủ vốn cũng như kỹ thuật về sản xuất.
Hợp đồng đầu tư (đầu tư trực tiếp)
Bán cá thành phẩm, thanh toán chi phí được ứng trước
Doanh nghiệp Người nuôi cá
STT Năm Hình thức hợp đồng Tổng cộng
HĐ ghi
nhớ HĐ thumua HĐ đầutư HĐ giacông
1 2009 12 54 17 0 83
2 2010 23 28 19 13 83
3 2011 14 14 22 33 83
Nguồn: Điều tra và tổng hợp
3.3.1. Hình thức hợp đồng đầu tư
Hợp đồng đầu tư, là hình thức được ký kết giữa người nuôi cá với doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp có thể là bên trực tiếp cung cấp thức ăn cho cá hoặc là người trung gian đứng ra bảo lãnh cho người nuôi cá mua thức ăn tại cơ sở kinh doanh thức ăn dược chỉ định. Bởi vì khoản chi phí thức ăn cho cá chiếm tỷ lệ rất lớn 87,3%, cho nên với những trường hợp không đủ vốn hoặc bị hạn chế khi tiếp cận nguồn vốn vay từ phía các Ngân hàng thì hình thức hợp đồng này là một giải pháp thiết thực.
Cách thức hoạt động của loại HĐ đầu tư trên thực tế có thể được mô tả theo hai phương thức: phương thức đầu tư trực tiếp và phương thức trung gian.
Phương thức đầu tư trực tiếp
Hình 3.2.Cách thực hoạt động của HĐ đầu tư theo phương thức trực tiếp
Nguồn: Điều tra tổng hợp Đối với phương thức đầu tư trực tiếp, doanh nghiệp và người nuôi cá sẽ làm việc trực tiếp với nhau. Tại các ao nuôi, sau khi cá giống dược thả khoảng 1 – 2 tháng, người nuôi sẽ ký HĐ với doanh nghiệp để có thể được cung ứng trước thức ăn cho cá, một số vật tư khác và yêu cầu hướng dẫn kỹ thuật (nếu có nhu cầu). Đến thời điểm thu hoạch, nông dân bán cá lại cho doanh nghiệp và thanh toán các khoản chi phí đã được ứng trước. Trong trường hợp người nuôi bán cá ra ngoài thì ngoài việc phải thanh toán các khoản nợ với doanh nghiệp họ còn phải chịu mức bồi thường được tính bằng lãi suất cho số chi phí mà doanh nghiệp đã cung cấp cho người nuôi trong suốt mùa vụ.
Phương thức đầu tư gián tiếp
Trong hình thức này, doanh nghiệp không trực tiếp cung cấp thức ăn cho người nuôi mà phải thông qua một khâu trung gian. Doanh nghiệp đứng ra bảo lãnh cho người nuôi mua thức ăn cho cá từ một cơ sở kinh doanh hay một công ty cung cấp thức ăn chăn nuôi. Cho đến thời điểm thu hoạch, doanh nghiệp thu mua cá thành phẩm, người nuôi cá thanh toán chi phí cho bên cung cấp thức ăn chăn nuôi và HĐ được hoàn tất. Trong trường hợp người nuôi không có điều kiện thanh toán chi phí thức ăn với bên cung cấp thì doanh nghiệp phải đứng ra chịu trách nhiệm thay cho người nuôi sau đó giữa doanh nghiệp và người nuôi sẽ làm việc trực tiếp với nhau. Nếu doanh nghiệp không thu mua cá thành phẩm, người nuôi có quyền bán ra ngoài, tự thanh toán chi phí thức ăn đã được ứng trước.
Cơ sở, công ty cung cấp thức ăn chăn nuôi Người nuôi cá Bảo lãnh
Thanh toán chi phí ứng trước Cung cấp thức ăn cho cá
Cung cấp cá thành phẩm
Hình 3.3.Cách thực hoạt động của HĐ đầu tư theo phương thức gián tiếp
Nguồn: Điều tra tổng hợp.
Tình hình thực hiện HĐ đầu tư tại Tiền Giang
Sau những thiệt hại cuối mùa vụ năm 2008, người nuôi cá phải chịu lỗ và không đủ vốn để tiếp tục thả nuôi cho mùa vụ năm 2009. Chính vì vậy đã có một số doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư cho người nuôi bằng hình thức cung cấp thức ăn, hỗ trợ kỹ thuật hoặc cho người nuôi cá. Tổng số hợp đồng đầu tư được thực hiện trong năm 2009 chỉ có 17 HĐ, chiếm tỷ lệ 20,48% tổng số HĐ được ký kết. Sở dĩ hình thức HĐ này chưa được phổ biến vì trong thời điểm này người nuôi còn e ngại trong việc tiếp tục thả nuôi và các doanh nghiệp cũng chung tâm lý là chưa dám đầu tư mạnh. Có thể thấy được đây là bước tiếp cận thị trường mới của cả người nuôi và doanh nghiệp chế biến, từ những HĐ đầu tư sẽ dần dần tạo ra những bước phát triển và những mối liên kết chặt chẽ cho cả người nuôi và doanh nghiệp.
Thanh toán chi phí mua cá
Với kết quả thu hoạch khả quan vào cuối mùa vụ năm 2009 đạt trên 34.933 tấn, giá cá trung bình trong khoảng 13.000 – 16.800 đồng/kg, số lượng cá được thu mua hết đã tạo động lực cho người nuôi tiếp tục và mức độ tin cậy vào loại hình HĐ đầu tư được nâng lên. Đến năm 2010, có 10 hộ tham gia nuôi gia công nên số lượng HĐ ký kết trực tiếp từ các hộ giảm xuống. Tuy nhiên số lượng HĐ đầu tư trong năm 2010 tăng đến 19 HĐ chiếm tỷ lệ 27,14%. Số HĐ gia tăng đồng nghĩa với việc cả người nuôi và doanh nghiệp đã tin tưởng vào hình thức HĐ này. Hơn thế nữa để đảm bảo cả về chất lượng và số lượng nguyên liệu cá phục vụ sản xuất chính là động lực lớn nhất thúc đẩy các doanh nghiệp mạnh dạn hơn nữa trong việc thực hiện các HĐ đầu tư. Và đến cuối mùa vụ 2011, số HĐ loại này lên đến 22 HĐ, chiếm tỷ lệ 44% do có hàng loạt các công ty mở rộng hoạt động trên địa bàn Tỉnh, do vậy để có thể đáp ứng và đảm bảo nguồn nguyên liệu bắt buộc họ phải liên kết chặt chẽ hơn với người nuôi.
Mặc dù được đánh giá là hình thức HĐ có tín hiệu khả quan, song khi tiến hành thực hiện vẫn phát sinh nhiều bất cập. Về phía người nông dân, khi sử dụng thức ăn do doanh nghiệp cung cấp hoạch chỉ định mua cho nên khó thay đổi nếu cảm thấy không tin tưởng vào chất lượng, giá cả thức ăn có thể chênh lệch cao hơn so với thị trường và không được tự do lựa chọn người mua vì bị ràng buộc đối với phần bồi thường khi phá vỡ hợp đồng. Về phía doanh nghiệp, mặc dù có điều kiện để kiểm soát tốt về chất lượng sản phẩm nhưng khả năng HĐ không hoàn thành vẫn có thể xảy ra nếu có sự chênh lệch nhiều về giá cả thu mua mà doanh nghiệp đưa ra và giá cả thị trường lúc đó. Phần thiệt hại của doanh nghiệp không chỉ là không thể bảo đảm sản lượng mà còn rất nhiều chi phí phát sinh trong suốt quá trình HĐ được diễn ra.
3.3.2. Hình thức hợp đồng ghi nhớ
Hợp đồng ghi nhớ, là loại hợp đồng được ký giữa người nuôi và doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá Tra (doanh nghiệp tiêu thụ). Với bản HĐ ghi nhớ này được xem như một cơ sở chứng minh của người nuôi cá trong việc hoàn thành các khâu vay tiền Ngân hàng phục vụ sản xuất. Các bên tham gia hợp đồng có thể
Doanh nghiệp Người nuôi cá
Doanh nghiệp (đã ký HĐ)
Doanh nghiệp khác HĐ ghi nhớ
Vay vốn Ngân hàng
là các hộ nuôi đơn lẻ hoặc là đại diện trong HTX chịu trách nhiệm chung với danh sách các hộ trong HTX có nguyện vọng tham gia.
Cách thức tiến hành HĐ ghi nhớ: sau khi cá được thả khoảng 1 – 2 tháng, giữa người nuôi và doanh nghiệp sẽ cùng nhau ký kết một bản HĐ với các chi tiết cụ thể về diện tích thả nuôi, sản lượng ước tính…để làm cơ sở cho người nguôi thực hiện vay vốn Ngân hàng. Tới thời điểm thu hoạch người nuôi có thể bán cá cho doanh nghiệp hoặc bán cho doanh nghiệp khác vì trong HĐ không có bất kỳ điều khoản nào bắt buộc người nuôi phải bán cá lại cho doanh nghiệp đã ký kết HĐ. Sau đó, người nuôi có nghĩa vụ hoàn trả cả vốn và lãi cho Ngân hàng theo đúng như cam kết trong HĐ vay vốn giữa hai bên đã ký.
Hình 3.4.Hình thức hoạt động của HĐ ghi nhớ
Nguồn: Điều tra tổng hợp Đây là hình thức HĐ khá mới mẻ đối với các hộ nuôi cá tại tỉnh Tiền Giang, tuy nhiên với mức độ gia tăng từ 12 HĐ trong năm 2009 lên đến 23 HĐ vào cuối năm 2011 cũng đã chứng tỏ tính hiệu quả cao mà HĐ này mang lại. Với tỷ lệ 14,46 % trong năm 2009, năm 2010 là 27,71% và cuối năm 2011 là 28% trong tổng số HĐ được sử dụng trên địa bàn Tỉnh để thu mua cá Tra nguyên liệu. Hình thức HĐ này chỉ phù hợp với các hộ nuôi có khả năng về tài chính phục vụ sản xuất.
3.3.3. Hình thức hợp đồng thu mua
Hợp đồng thu mua là loại hợp đồng được ký giữa người nuôi và doanh nghiệp thu mua trước thời điểm thu hoạch từ 2 tuần đến 2 tháng. Các doanh nghiệp chịu trách nhiệm trong việc soạn thảo HĐ, với các điều khoản rõ ràng về sản lượng ước tính tùy vào từng ao nuôi, giá cả được ước tính tại thời điểm bắt cá, các khoản bù trừ cho chi phí vận chuyển và hao hụt, mức bồi thường nếu có phá vỡ, thời gian bắt cá, điều kiện thanh toán….Tiến trình thực hiện HĐ cụ thể như sau:
Bước 1, trước thời điểm thu hoạch khoảng 2 tuần đến 2 tháng doanh nghiệp và người nuôi bắt đầu chủ động đặt vấn đề mua bán. Việc tìm hiểu này được bộ phận kinh doanh của các doanh nghiệp thực hiện hoặc có thể là do người nuôi trực tiếp liên hệ.
Bước 2, doanh nghiệp sẽ tiến hành mổ cá tại ao để xác định phẩm cách. Sau khi có kết quả kiểm tra, cả hai bên bắt đầu thương lượng và ký kết HĐ.
Bước 3, doanh nghiệp tiến hành bắt cá, thanh toán một phần hoặc toàn bộ tiền mua cá, số tiền còn lại sẽ được thanh toán theo thời hạn đã ký kết trên HĐ.
Đây là hình thức HĐ phổ biến nhất tại Tỉnh, chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số HĐ được thực hiện. Với tỷ lệ 65,06% tại năm 2009, thời điểm này người nuôi bắt đầu thả nuôi lại sau cuộc “khủng hoảng thừa cá” vào cuối năm 2008, tâm