Giải pháp thực hiện môi trường gia đình đảm bảo để trẻ em phát triển toàn diện.

Một phần của tài liệu Một số yếu tố tác động đến hiệu quả việc xây dựng mô hình Xã phường phù hợp với trẻ em (Qua khảo sát tại 2 xã An Lão và Hưng Công, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam (Trang 69)

L – Duy trì khuôn mẫu lặn

2.Giải pháp thực hiện môi trường gia đình đảm bảo để trẻ em phát triển toàn diện.

triển toàn diện.

Gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa

Tiêu chuẩn gia đình văn hóa cần gắn gia đình với các phong trào xã hội tích cực ở địa phương, sinh hoạt dân cư, khu phố... để trong các buổi sinh hoạt tổ dân phố, khu dân cư, vấn đề gia đình và trẻ em luôn được đề cập, được hâm nóng và trở thành mối quan tâm của không chỉ gia đình mà cả cộng đồng.

Các thành viên trong gia đình có kiến thức, kỹ năng về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Trước tiên, cần hiểu rõ giáo dục gia đình khác giáo dục xã hội. Giáo dục gia đình mang tính thường xuyên, mềm dẻo, linh hoạt, nhiều nội dung và phương pháp. Gia đình bao gồm nhiều thành viên khác nhau cùng tham gia giáo dục con trẻ, hiệu quả của giáo dục gia đình là tích cực trong truyền thống và hiện đại, góp phần định hình xây dựng nhân cách trẻ em. Xã hội hiện đại, nhiều nội dung, thông tin đặt gia đình trước những thách thức phải đối mặt với nội dung, phương pháp giáo dục, cha mẹ phải ý thức rõ hơn về quá trình giáo dục...

Giáo dục là một trong những chức năng căn bản và quan trọng nhất của gia đình. Giáo dục gia đình có tác động sâu sắc đến việc hình thành nhân cách con người, là cơ sở đầu tiên để con người phát triển một cách toàn diện, trở thành người công dân tốt, có ích cho gia đình và xã hội. Trong đó vai trò của ông bà, cha mẹ, anh chị em và những người thân trong gia đình ảnh hưởng rất lớn đến sự

hình thành nhân cách và phát triển ở mỗi người - đặc biệt là trẻ nhỏ. “Không thể có sự hình thành và phát triển nhân cách một cách đầy đủ và bền vững nếu không có một môi trường giáo dục thuận lợi. Bởi vì gia đình là thể chế đầu tiên quan trọng nhất in dấu lên nhân cách đang hình thành vào lứa tuổi còn non dại, khi trẻ em chưa có ý định rõ về điều đó.”1

Hiện nay, trên thế giới, việc thiếu vi chất dinh dưỡng đã thực sự trở thành một hiểm họa của nhân loại. Sự thiếu hụt các vitamin và khoáng chất trong khẩu phần ăn làm cho cơ thể suy yếu và dễ bị nhiễm khuẩn, mắc bệnh. Đây là nguyên nhân dẫn đến cõi chết của một triệu trẻ em dưới năm tuổi và khoảng 50 ngàn bà mẹ mang thai và trong khi sinh, cũng như 200 ngàn trường hợp sinh ra bị khuyết tật nghiêm trọng hàng năm.

Trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ em nói riêng và gia đình Việt Nam nói chung khó có thể đảm bảo lượng vitamin và khoáng chất, việc bổ sung các vi chất dinh dưỡng là cần thiết và như thế, chúng ta sẽ phá vỡ được vòng luẩn quẩn sức khỏe yếu, dẫn tới lười hoạt động, béo phì, thể lực yếu, trí tuệ chậm phát triển... Do đó, đây là một trong những hướng đích cần đạt tới của các gia đình Việt Nam.

Để làm được điều này, đòi hỏi các gia đình cần có những kiến thức về dinh dưỡng và sức khỏe. Đối với các gia đình ở thành phố có mặt bằng dân trí cao, đời sống kinh tế ổn định, việc chăm sóc trẻ em có nhiều thuận lợi. Một mặt, các em có cơ hội nhận được nhiều sự quan tâm, nuôi dưỡng và dạy dỗ tốt; mặt khác, nhiều gia đình quá chiều chuộng con cái, quá chăm sóc và tẩm bổ làm gia tăng tỷ lệ béo phì, có nguy cơ béo phì và thể chất phát triển không hài hòa.

Tuy nhiên, với các gia đình ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa không có điều kiện kinh tế tốt, nhận thức của người dân hạn chế cũng làm ảnh hưởng đến việc chăm sóc thể chất cho trẻ. Nhiều bữa ăn của các gia đình này thiếu sự đa

1 1

Nguyễn Kiên, theo http://chungta.com/Desktop.aspx/PT-KyNang-SuNghiep/Can- Bang/Giao_duc_gia_dinh-nhung_thach_do_moi/

dạng của các loại thực phẩm nên nguy cơ trẻ bị thiếu vi chất dinh dưỡng là rất cao.

Bên cạnh việc chăm sóc về thể chất, tinh thần cũng là một lĩnh vực rất đáng được quan tâm hiện nay.

Chính bởi vậy, mỗi gia đình và thành viên trong gia đình cần luôn tự trau dồi và trang bị kiến thức chăm sóc, giáo dục trẻ để trẻ có sự phát triển hài hòa về vật chất và tinh thần là rất lớn ở Việt Nam. Để đảm bảo có được những thế hệ trẻ - nguồn nhân lực quan trọng trong phát triển đất nước đòi hỏi xã hội cần thực sự có những chiến lược, chính sách tối ưu, cụ thể hơn nữa để mỗi gia đình là một trường học tốt nhất trong việc chăm sóc, giáo dục và nuôi dạy trẻ trở thành những người công dân hội đủ Đức – Trí – Thể - Mỹ.

Gia đình cam kết với Ủy ban nhân dân xã trong việc xây dựng “Xã, phường phù hợp với trẻ em” và “Xây dựng ngôi nhà an toàn”; sử dụng nước sạch; tham gia hoạt động từ thiện và phát huy truyền thống dòng họ trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Như đã phân tích ở trên, khi gia đình có kiến thức, kỹ năng chăm sóc, giáo dục trẻ sẽ tạo ra cho trẻ một môi trường an toàn và đó chính là “ngôi nhà an toàn” cho trẻ.

Việc sử dụng nước sạch và tham gia hoạt động từ thiện là mong muốn của tất cả công dân trên trái đất, không phải là mong muốn của riêng một gia đình nào. Nhu cầu thiết yếu đó là sự hội tụ của nhiều yếu tố: khả năng cung cấp của các cơ quan nhà nước; kinh tế của mỗi gia đình và vị trí của từng vùng. Với các gia đình ở thành phố, việc có nước sạch (nước máy) để sử dụng có phần khả thi, thế nhưng không phải 100% thị dân được sử dụng dịch vụ này, còn rất nhiều khu dân cư thiếu nước sạch . Với các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, việc sử dụng nước sạch là một nhu cầu quá xa xỉ - hiểu theo nghĩa sử dụng nước máy như ở thành phố. Nước sạch ở đây được hiểu là nước mưa, nước giếng đào, nước giếng khoan, nước suối... Những nhà có điều kiện kinh tế mua thiết bị lọc nước tương đối đảm bảo; còn lại số đông người dân vẫn phải sử dụng nguồn nước tự nhiên không qua lọc hoặc thẩm định nguồn nước. Đây là một

phần trách nhiệm của gia đình, một phần là trách nhiệm của cơ quan quản lý và khai thác nguồn nước; các cơ quan thẩm định nước sạch và chính quyền là sự quản lý của các ban ngành liên quan. Bởi vậy, nhu cầu này tưởng như thiết yếu nhưng lại không phải người dân nào cũng được hưởng lợi. Do đó, như một lẽ đương nhiên, trẻ em trong các gia đình, các vùng không có điều kiện sử dụng nước sạch vẫn phải sống chung với nguồn nước không đảm bảo vệ sinh.

Một phần của tài liệu Một số yếu tố tác động đến hiệu quả việc xây dựng mô hình Xã phường phù hợp với trẻ em (Qua khảo sát tại 2 xã An Lão và Hưng Công, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam (Trang 69)