Môi trường gia đình đảm bảo để trẻ phát triển.

Một phần của tài liệu Một số yếu tố tác động đến hiệu quả việc xây dựng mô hình Xã phường phù hợp với trẻ em (Qua khảo sát tại 2 xã An Lão và Hưng Công, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam (Trang 54)

L – Duy trì khuôn mẫu lặn

2.1.7Môi trường gia đình đảm bảo để trẻ phát triển.

2. Thực trạng và một số yếu tố tác động đến việc xây dựng “Xã, phường phù hợp với trẻ em”.

2.1.7Môi trường gia đình đảm bảo để trẻ phát triển.

Nhiều hộ gia đình đạt tiêu chuân gia đình văn hóa; các thành viên trong gia đình đều có kiến thức bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Tìm hiểu về kết quả xây dựng môi trường gia đình đảm bảo để trẻ em phát triển toàn diện, chúng tôi nhận được chia sẻ từ phía các ngành đoàn thể như sau:

“Từ trước khi có quyết định xây dựng “Xã, phường phù hợp với trẻ em”, cũng như nhiều địa phương khác, nhiều năm nay chúng tôi đã phát động và duy trì phong trào xây dựng gia đình văn hóa, tuyên truyền việc sử dụng nước sạch, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh trong nhân dân. Ngoài ra với phong trào “lá lành đùm lá rách”, “lá rách ít đùm lá rách nhiều”, người dân ở địa phương rất ý thức và ủng hộ khi địa phương phát động các hoạt động từ thiện. Đặc biệt, để các bậc cha mẹ nắm vững và hiểu rõ về các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm chăm sóc con, bảo vệ và giáo dục con cái, địa phương rất chú trọng tuyên truyền các nội dung đó trên hệ thống đài truyền thanh của xã, trong các buổi họp toàn dân, sinh hoạt câu lạc bộ, cụm dân cư.... Đến nay, nhìn chung các hộ gia đình trong xã đã nắm bắt được những thông tin, kỹ năng căn bản về các biện pháp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, giúp đỡ và định hướng cho các em phát triển theo chiều hướng tốt.” (Nam, 61 tuổi, cán bộ Mặt trận tổ quốc xã An Lão).

Việc xây dựng Gia đình văn hóa được các địa phương lồng ghép trong chỉ tiêu “Gia đình cam kết bảo đảm an toàn cho trẻ em”. Tuy nhiên, các địa phương còn băn khoăn trong việc xác định thế nào để đạt tiêu chuẩn gia đình “bảo đảm an toàn cho trẻ”. Khi được hỏi về nội dung này, không ít cán bộ và nhân dân chưa thực sự hiểu:

Tôi chỉ biết gia đình văn hóa thì không được vi phạm gì, còn cụ thể thì tôi không rõ. Còn “đảm bảo an toàn cho trẻ” có nghĩa là tạo điều kiện cho trẻ không bị tai nạn, không bị đánh đập, không bị chửi mắng; nôm na như vậy không biết có

đúng không cô ?” (Nữ, 31 tuổi, người dân xã Hưng Công).

Nói thực với cô, tôi cũng chưa nắm rõ lắm về các tiêu chí của việc xây dựng

“Gia đình đảm bảo an toàn” cho trẻ lắm đâu. Vì vậy, không chỉ riêng tôi mà nhiều cán bộ ngành, đoàn thể ở đây rất hi vọng có những buổi tập huấn, tọa đàm

về việc xây dựng “Xã, phường phù hợp với trẻ em” để chúng tôi có cơ hội được trao đổi, chia sẻ những băn khoăn, thắc mắc của mình. Phải hiểu rõ thì tư vấn cho nhân dân mới thấu. Tôi chưa rõ nên cũng ngại nói với người xung quanh

lắm.” (Nữ, 45 tuổi, cán bộ Hội phụ nữ xã Hưng Công).

Nhiều hộ gia đình được sử dụng nước sạch, hố xí hợp vệ sinh và tham gia các hoạt động từ thiện.

Kết quả khảo sát thực tế tại An Lão và Hưng Công cho thấy, nhận thức của người dân về vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường được cải thiện một cách đáng kể. Người dân chủ yếu dùng nước mưa để ăn; nước giếng khoan, nước giếng khơi để phục vụ sinh hoạt khác. “Làng tôi bây giờ chủ yếu ăn bằng nước mưa, nước giếng khoan và nước giếng khơi chủ yếu để tắm giặt và cọ rửa hàng

ngày thôi, chứ nước ao, hồ bây giờ không còn sạch như ngày xưa nữa”. (Nữ, 48

tuổi, người dân xã Hưng Công).

Đối với việc sử dụng hố xí hợp vệ sinh của các hộ gia đình, qua khảo sát thực tế, về cơ bản là đảm bảo yêu cầu. “Loại hình được các hộ gia đình ở xã tôi sử dụng hiện này là hố xí hai ngăn, hố xí tự hoại chiếm tỷ lệ khá cao. Không có trường hợp hộ nào có hố xí mất vệ sinh.” (Nam, 38 tuổi, thành viên Hội nông dân xã).

Mặc dù kinh tế của hai xã còn nhiều khó khăn, nhưng với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “lá rách ít đùm lá rách nhiều”, hầu hết người dân ở đây ít nhiều đều tham gia các hoạt động từ thiện. Khi được hỏi về vấn đề này thì mọi người dân đều rất vui vẻ, chứng tỏ tinh thần tương thân tương ái của con dân đất Việt.

Từ khảo sát thực tế và phân tích tình hình như trên cho chúng ta thấy, người dân ở các địa phương về cơ bản được sử dụng nước sạch, hố xí hợp vệ sinh và tích cực tham gia các hoạt động từ thiện. Điều đó chứng tỏ nhận thức của người dân về vấn đề này đã được cải thiện rất nhiều, đồng thời cũng chứng tỏ hiệu quả của công tác truyền thông, vận động của chính quyền, đoàn thể trong xã.

Một phần của tài liệu Một số yếu tố tác động đến hiệu quả việc xây dựng mô hình Xã phường phù hợp với trẻ em (Qua khảo sát tại 2 xã An Lão và Hưng Công, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam (Trang 54)