Cơ sở giáo dục đạt chuẩn quốc gia và bảo đảm chất lượng giáo dục.

Một phần của tài liệu Một số yếu tố tác động đến hiệu quả việc xây dựng mô hình Xã phường phù hợp với trẻ em (Qua khảo sát tại 2 xã An Lão và Hưng Công, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam (Trang 66)

L – Duy trì khuôn mẫu lặn

1 Giải pháp thực hiện môi trường xã hội phù hợp với trẻ em.

1.3 Cơ sở giáo dục đạt chuẩn quốc gia và bảo đảm chất lượng giáo dục.

Đây là chỉ tiêu có thực trạng tương đối giống với chỉ tiêu 2. Điểm mạnh của các địa phương là khả năng huy động và sử dụng nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng tốt. Hệ thống trường tiểu học, trường phổ thông cơ sở được xây dựng qui mô, đáp ứng nhu cầu học căn bản của học sinh. Song, với các trường thuộc khối mầm non, cơ sở vật chất còn rất nhiều khó khăn. Ví như ở An Lão, trẻ vẫn phải học nhờ tại nhà văn hóa, nhà kho của thôn/xóm hoặc học trong ngôi trường cũ kỹ, ẩm thấp, mái lợp ngói, nền đất nện… khó có thể đảm bảo vệ sinh cho trẻ.

Giải pháp xây dựng các trường mầm non:

Nguồn lực của An Lão và Hưng Công nhìn chung còn hạn chế, vì vậy, ngành giáo dục cần có ngân sách hỗ trợ tài chính giúp hai xã trên nói riêng và các địa phương khó khăn khác nói chung xây dựng hệ thống trường lớp khang trang, sạch sẽ, tạo môi trường thuận lợi cho các cháu được học tập và vui chơi.

Đào tạo đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn theo yêu cầu của ngành giáo dục; đồng thời có chế độ đãi ngộ đối với giáo viên mầm non, giúp họ yên tâm gắn bó với ngành, với nghề.

Hệ thống trang thiết bị dạy và học khối mầm non rất nghèo nàn, một số cơ sở của An Lão và Hưng Công, các thiết bị giảng dạy trong lớp học đều được tái sử dụng từ nhiều sản phẩm khác nhau, đồ chơi hầu như không có… như vậy, rất khó khăn cho việc đảm bảo chất lượng dạy, học và vệ sinh an toàn cho trẻ. Vì thế, địa phương cần huy động nguồn lực từ nhiều phía, đồng thời ngành giáo dục hỗ trợ kinh phí giúp địa phương có ngân sách đầu tư trang thiết bị dạy và học cho các trường; đảm bảo cho trẻ đến trường có điều kiện vui chơi, học tập ở mức tốt nhất trong khả năng có thể.

Giải pháp xây dựng trường tiểu học và trung học cơ sở.

Hệ thống trường tiểu học và trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia nhưng chỉ dừng lại ở cơ sở hạ tầng; còn lại, các yêu cầu về trang thiết bị dạy và học, vui chơi và ngoại khóa còn rất hạn chế. Việc huy động nguồn lực từ nhiều phía để bổ xung cho mảng này là rất cần thiết. Muốn làm được, đòi hỏi chính quyền địa phương và ban giám hiệu các trường phải thực sự năng động, tâm huyết và có chiến lược tốt. Kinh nghiệm tại các địa phương khác cho thấy, khi địa phương đa dạng hóa các nguồn lực, hiệu quả đạt được rất cao.

Trong báo cáo của các trường cho thấy, 3/4 trong số đó có tủ sách đạt chuẩn. Tuy nhiên, khi khảo sát thực tế, các tủ sách rất nghèo nàn: nghèo cả về chủng loại và số lượng. Tủ sách có chỉ mang tính chiếu lệ, hình thức, dường như chỉ là mô hình và để “đối phó”. Học sinh hiếm khi hoặc một bộ phận lớn không bao giờ được tiếp xúc với tủ sách hoặc thư viện của nhà trường. Đây là cái khó chung của tất cả các địa phương. Tuy nhiên, chính khó khăn này đã hạn chế rất nhiều cơ hội tiếp xúc với tri thức, khám phá thế giới của trẻ. Khắc phục thực trạng khó khăn này, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và trường học. Cách làm cụ thể: tăng cường luân chuyển sách giữa các trường; giữa trường với các tủ sách gia đình; thường xuyên huy động sách bằng các nguồn vốn và sự ủng hộ khác nhau từ nhiều phía; phát huy phong trào kế hoạch nhỏ góp sách/báo/truyện của học sinh và toàn dân.

Tăng cường các hoạt động sinh hoạt ngoại khóa, vui chơi giữa giờ như: văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, kết hợp các hoạt động vui mà học, học mà vui. Khi các hoạt động này càng đa dạng, trẻ càng có nhiều cơ hội được phát huy óc sáng tạo, phát triển khả năng tư duy độc lập. Muốn vậy, ngành giáo dục cần có lộ trình đổi mới, thay đổi phương thức đào tạo một chiều, nhàm chán như hiện nay; đào tạo đội ngũ cán bộ Tổng phụ trách có kỹ năng, trình độ, nghiệp vụ và khả năng tổ chức các hoạt động tốt cho trẻ.

Có điểm vui chơi, giải trí đạt tiêu chuẩn quy định và có phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao.

Hiện tại, các điểm vui chơi, giải trí ở các địa phương chỉ có bộ khung nhà hoặc một khoảng sân trống với tần số sử dụng rất thấp. Do đó, để có được địa điểm vui chơi giải trí đạt tiêu chuẩn quy định và có phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao đối với An Lão và Hưng Công là một chỉ tiêu lý tưởng và khó có thể đạt được trong 5 năm tới. Chỉ tiêu này rất có ý nghĩa và có tầm chiến ll]ơcj; tuy nhiên, với từng địa phương, từng vùng miền, Bộ chủ quản cần chi tiết hóa các tiêu chí phù hợp, có lộ trình đầu tư theo từng giai đoạn nhất định.

Xây dựng cộng đồng an toàn, không có bạo lực, lạm dụng trẻ em; phòng chống tại nan thương tích trẻ em.

Cộng đồng an toàn xuất phát từ gia đình an toàn và xã hội an toàn. Muốn vậy, bản thân gia đình cần là một đơn vị độc lập, tự chủ và có kiến thức, kỹ năng tạo dựng khả năng tự vệ cho chính các thành viên trong gia đình mình. Gia đình không có bạo lực là cách tốt nhất cho trẻ em có môi trường an toàn. Chống lạm dụng trẻ em là một việc khó xét ở cả lĩnh vực lạm dụng tình dục và lạm dụng sức lao động. Khi điều kiện kinh tế của đất nước còn nhiều khó khăn, khi công tác quản lý còn nhiều bất cập thì chỉ tiêu này cần có lộ trình. Bộ chủ quản cần chi tiết hóa nội dung này để môi địa phương có cách tiếp cận và giải quyết công việc phát sinh một cách phù hợp.

Ở Việt Nam, trẻ em là một lực lượng đông đảo, chiếm một tỷ lệ dân số khá cao (hơn 45% dân số Việt Nam dưới 19 tuổi), đây là lực lượng đang trong giai đoạn phát triển rất mạnh mẽ về tâm sinh lý và thể lực, là giai đoạn đang hình thành các kỹ năng cần thiết cho cả cuộc đời. Vì vậy, rất cần có một môi trường sống an toàn, lành mạnh để đảm bảo cho sự phát triển đầy đủ về thể lực cũng như tinh thần cho đối tượng này.

Tuy nhiên, hiện nay, tai nạn thương tích là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong và tàn tật cho trẻ em và trẻ vị thành niên Việt Nam. Năm nguyên nhân chủ yếu gây tử vong do tai nạn thương tích đối với nhóm từ 0 – 18 tuổi theo thứ tự là chết đuối, tai nạn giao thông, ngộ độc, ngã và điện giật. Tử

vong do súc vật cắn cũng chiếm tỷ lệ đáng kể trong số các nguyên nhân gây chết ở trẻ em.

Vì vậy, để có thể phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em, trước tiên là gia đình cần ý thức được trách nhiệm của mình đối với con cái, luôn chủ động giúp trẻ hạn chế gặp phải những nguy cơ cao. Mặt khác, vai trò của cộng đồng, nhà trường… cũng hết sức cần thiết, hỗ trợ và giúp trẻ ý thức được các nguy cơ đó và hạn chế những thiệt hại đáng tiếc xảy ra.

Một phần của tài liệu Một số yếu tố tác động đến hiệu quả việc xây dựng mô hình Xã phường phù hợp với trẻ em (Qua khảo sát tại 2 xã An Lão và Hưng Công, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)