TCVN ISO 9001:2008 trong quản lý hành chính nhà nước tại tỉnh

Một phần của tài liệu Khắc phục các rào cản khi áp dụng ISO 9001 2008 vào quản lí hành chính nhà nước về Dân số – Kế hoạch hoá gia đình tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 45)

đoàn kinh tế lớn của các quốc gia, vùng lãnh thổ đã đầu tư thành công tại Vĩnh Phúc như: Toyota, Honda (Nhật Bản), Piaggio (Italia), Vinacapital (Anh), Foxconn, Compal (Đài Loan)…

Vĩnh Phúc đang phấn đấu “đến năm 2015 xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc cơ bản

trở thành tỉnh công nghiệp; trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI”. Mục tiêu đó đòi hỏi tỉnh Vĩnh Phúc phải khai thác và phát huy tối đa

các nguồn lực cho đầu tư phát triển, đặc biệt là phát triển doanh nghiệp. Đến nay, tỉnh đã hoàn thành quy hoạch vùng tỉnh, quy hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; quy hoạch phát triển 16 khu công nghiệp đến năm 2020, với diện tích trên 5 nghìn héc ta. Đồng thời Vĩnh Phúc phát triển đô thị và dịch vụ theo hướng hiện đại. Vĩnh Phúc mời gọi các nhà đầu tư quan tâm đầu tư vào các dự án: công nghiệp cơ khí ô tô, xe máy; công nghiệp điện tử, viễn thông; công nghiệp sản xuất vật liệu mới và vật liệu nhẹ; công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản; đầu tư kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp; khách sạn nhà hàng, khu du lịch, vui chơi giải trí cao cấp; dịch vụ kho vận logictics; dịch vụ giáo dục đào tạo; chăm sóc sức khỏe và dịch vụ y tế…

2.1.2. TCVN ISO 9001:2008 trong quản lý hành chính nhà nước tại tỉnh Vĩnh Phúc Vĩnh Phúc

Ngay sau khi có Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Ngày 23/7/2007 UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có kế hoạch số 2559/2007/KH-UBND về việc thực hiện Quyết định số 144 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp

dụng hệ thống Quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn ISO 9001:2000 vào hoạt động của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2007-2010.

Ngày 07/8/2009 UBND tỉnh ban hành quyết định công bố bộ TTHC của cả 03 cấp tỉnh, huyện, xã với 1.279 thủ tục, trong đó cấp tỉnh 850, cấp huyện 220 và cấp xã 209 thủ tục; toàn tỉnh đã kiến nghị đơn giản hoá 69,9% TTHC, vượt 39,9% so với quy định của Chính phủ.

Theo Kế hoạch số 2559/KH-UBND, ngoài 05 cơ quan đã được đánh giá chứng nhận áp dụng TCVN ISO 9001:2000, từ năm 2008 đến 2009 đã có 19 cơ quan tiến hành thực hiện áp dụng. Thời điểm này Bộ Khoa học và Công nghệ chưa ban hành mô hình khung nên các cơ quan thực hiện theo Kế hoạch số 2559/KH-UBND chưa đưa hết các quy trình thủ tục hành chính vào áp dụng. Do vậy tuy đã được cấp chứng nhận nhưng phạm vi chứng nhận của các đơn vị còn nhỏ hẹp, chưa phát huy hết hiệu quả, lợi ích khi áp dụng, vận hành hệ thống.

Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 118/2009/QĐ-TTg, ngày 30/9/2009 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg cụ thể sửa đổi chung thay thế tiêu chuẩn ISO 9001:2000 bằng tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Đã có một số đơn vị áp dụng ISO 9001:2000 nâng cấp chuyển đổi sang phiên bản mới ISO 9001: 2008. Ngày 05/7/2010 UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 2881/KH-UBND về việc thực hiện áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 – 2013. Năm 2010 đã triển khai áp dụng tại 20 cơ quan sau khi Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành mô hình khung, nhưng đến ngày 29/12/2010 Bộ Khoa và Công nghệ mới ban hành mô hình khung, do vậy các cơ quan này chuyển sang thực hiện theo kế hoạch năm 2011.

Ngày 02 tháng 3 năm 2012 UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 612/KH- UBND về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước năm 2012, triển khai mở rộng phạm vi áp dụng hệ thống tới các huyện, thành, thị và triển khai mới một số cơ quan chuyên môn; đơn vị sự nghiệp; làm điểm ở một số xã, phường, thị trấn. Theo đó có 42 cơ quan sẽ triển khai áp dụng, trong đó 09 cơ quan sẽ tiến hành triển khai mở rộng phạm vi áp dụng

Đến cuối năm 2012 hiện tại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã có 77 đơn vị áp dụng TCVN ISO 9001:2008 vào bộ máy quản lý HCNN15.

Việc triển khai xây dựng HTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại các cơ quan quản lý hành chính nhà nước tỉnh Vĩnh phúc có nhiều thuận lợi là có sự quyết tâm của lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo một số Sở, ban, ngành; sự tham mưu có hiệu quả của cơ quan thường trực Ban chỉ đạo ISO; sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nguồn nhân lực và các tài liệu liên quan. Nhưng cũng gặp nhiều khó khăn đó là xây dựng, áp dụng TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước là một công việc còn nhiều mới mẻ, mất nhiều thời gian, công sức, đặc biệt quá trình triển khai áp dụng TCVN ISO 9001:2008 đòi hỏi sự nỗ lực và quyết tâm của toàn thể cán bộ công chức và lãnh đạo các đơn vị.

2.2. Áp dụng TCVN ISO 9001:2008 vào quản lý hành chính nhà nƣớc về Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tại Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc

2.2.1. Hệ thống các qui định

Sau khi có kế hoạch hàng năm của tỉnh về việc áp dụng TCVN ISO 9001:2008 vào quản lý HCNN, các đơn vị ngành Y tế đã thực hiện việc áp

15 Báo cáo(2012), hoạt động áp dụng TCVN ISO 9001:2008 vào các cơ quan quản lý hành chính các cấp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012 của sở KH&CN.

dụng theo hướng dẫn trực tiếp của Ban chỉ đạo ISO của tỉnh về việc lập kế hoạch triển khai tại đơn vị. Trong đó, thực hiện đầu tiên là Sở Y tế áp dụng vào năm 2009 nhưng đến nay thì Sở Y tế chưa áp dụng đầy đủ theo Mô hình khung (MHK) của TCVN ISO 9001:2008 và đang tiếp tục thực hiện việc áp dụng. Việc áp dụng tại đơn vị gặp rất nhiều khó khăn, có thể sẽ bị thu hồi chứng nhận do áp dụng không đạt hiệu quả.

Tại các đơn vị trực thuộc Sở Y tế, mới chỉ áp dụng TCVN ISO 9001:2008 ở 3 đơn vị: Chi cục DS-KHHGĐ (năm 2010), Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm (năm 2010), Bệnh viện đa khoa Vĩnh Yên (năm 2012). Trong đó thì tại Chi cục DS-KHHGĐ chưa được phân công các thủ tục hành chính theo đề án 30, chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm đã áp dụng được theo MHK, và Bệnh viện đa khoa Vĩnh yên thì đang trong thời gian chờ cấp giấy chứng nhận.

Căn cứ Kế hoạch số 2881/KH-UBND ngày 05/7/2010 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc thực hiện áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010-2013.

Ngày 02/03/2011 Chi cục DS-KHHGĐ nhận được Kế hoạch 54/KH-BCĐ của Ban chỉ đạo ISO về triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011. Và công văn 53/SKHCN-TĐC của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc về việc triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Căn cứ thông tư 159/2010/TT-BTC ngày 15/10/2010 của Bộ tài chính quy định về định mức xây dựng, triển khai hệ thống Quản lý chất lượng ISO 9001:2008, Chi cục DS-KHHGĐ đã lập dự toán kinh phí triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2008 bằng công văn 25/CCDS- TCHC ngày 28/03/2011 gửi Sở KH&CN tỉnh Vĩnh Phúc.

Sau đó, Lãnh đạo chi cục và cán bộ đã tham dự lớp tập huấn về ISO 9001:2008 của Sở KH&CN tổ chức vào ngày 30/03/2011. Ngay sau khi dự lớp tập huấn về, Chi cục đã ban hành Quyết định lựa chọn đơn vị tư vấn xây dựng hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2008 theo hướng dẫn của Sở KH&CN tỉnh Vĩnh phúc, đồng thời ban hành Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo ISO (QMR) và thành lập Ban chỉ đạo ISO 9001:2008 tại Chi cục trong tháng 7/2011.

Sau khi được đơn vị tư vấn khảo sát, đánh giá và lựa chọn mô hình để áp dụng TCVN ISO 9001:2008 vào hệ thống, tiếp đó là tập huấn kiến thức cơ bản cũng như đào tạo chyên gia đánh giá nội bộ và phương pháp xây dựng hệ thống văn bản cho từng phòng ban, từng bộ phận thông qua 4 lần báo cáo, chỉnh sửa đưa ra các khuyến nghị và hướng dẫn khắc phục những điểm chưa phù hợp trong quá trình đánh giá, tư vấn suốt thời gian từ tháng 8 đến hết tháng 11 năm 2011.Trong thời gian được đơn vị tư vấn hướng dẫn, đào tạo về tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008, Chi cục DS-KHHGĐ đã ban hành quyết định áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 ngày 21/10/2011.

2.2.2. Kết quả tổng quan và đánh giá

Ngày 30/12/2011 Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng – Bộ KH&CN cấp Giấy chứng nhận số 0355/2011 HTQLCL phù hợp tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với cơ quan quản lý hành chính nhà nước cho Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc áp dụng đối với 12 hoạt động:

TT Các hoạt động đƣợc áp dụng TCVN ISO 9001:2008

1 Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cán bộ công chức, cộng tác viên làm công tác dân số

2 Giải ngân và thanh quyết toán kinh phí chương trình mục tiêu DS- KHHGĐ

3 Lập triển khai và theo dõi thực hiện kế hoạch công tác DS-KHHGĐ; 4 Báo cáo thống kê DS-KHHGĐ

5 Quản lý, cấp phát các phương tiện tránh thai 6 Tư vấn cung cấp thông tin dịch vụ DS-KHHGĐ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7 Kiểm tra các hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản và DS-KHHGĐ 8 Tổ chức chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ sức khỏe sinh sản

và DS-KHHGĐ

9 Xây dựng các mô hình, đề án DS-KHHGĐ

10 Lập triển khai và theo dõi thực hiện kế hoạch truyền thông giáo dục công tác DS-KHHGĐ

11 Tổ chức hoạt động tuyên truyền trọng điểm, cao điểm về DS-KHHGĐ và thay đổi hành vi

12 Biên tập bản tin dân số, nhân bản cấp phát tài liệu truyền thông

Bảng 2.1: Hoạt động áp dụng TCVN ISO 9001:2008 tại chi cục DS- KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc

Các nội dung hoạt động trên, được áp dụng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 và được xây dựng thành 24 quy trình ứng dụng.

 Nhận xét chung:

- Hệ thống quy trình về cơ bản đã đáp ứng đủ các hoạt động tại chi cục, thống nhất với chính sách chung của nhà nước và ứng dụng ISO 9001:2008 vào quản lý HCNN của tỉnh và đã có hiệu lực tác dụng.

- Hệ thống tổ chức bộ máy để triển khai một cách đồng bộ từ tỉnh xuống huyện. Nhưng việc thực hiện chưa thực sự sát sao, vẫn chỉ làm theo lối cũ, chưa áp dụng nhiều theo quy trình đã đưa ra. Các quy trình xây dựng nhiều khi còn quá phức tạp, chưa kịp chỉnh sửa theo thực tế công tác.

- Thủ tục triển khai rườm rà, chưa rõ ràng, chưa đáp ứng được so với các quy trình đã xây dựng.

- Đội ngũ triển khai đông về số lượng nhưng lại thiếu về chất lượng, do trình độ đầu vào hầu như đáp ứng được công việc nhưng lại thiếu năng động, thiếu nhiệt huyết.

2.3. Nhận diện các rào cản khi áp dụng TCVN ISO 9001:2008 tại Chi cục DSKHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc.

2.3.1. Kết quả phiếu điều tra

Để tìm hiểu về thực trạng áp dụng ISO 9001:2008 tại các cơ quan quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh đã được cấp giấy chứng nhận, tác giả đã tiến hành khảo sát về việc áp dụng tại 16 cơ quan (trong đó có 2 cơ quan cấp sở và 14 cơ quan là các Chi cục trực thuộc sở). Tổng số phiếu phát ra là 32 phiếu (mỗi cơ quan 2 phiếu) phỏng vấn lãnh đạo phụ trách và thư ký về TCVN ISO 9001:2008, tổng số phiếu thu về là 32 phiếu đạt kết quả 100%.

Việc thực hiện khảo sát tập trung gồm 02 nội dung chính là khảo sát về tổ chức và quá trình duy trì, thực hiện TCVN ISO 9001:2008 tại đơn vị được chọn khảo sát để làm cơ sở so sánh, đánh giá, cũng như nhận ra những rào cản trong khi áp dụng TCVN ISO 9001:2008.

Qua kết quả khảo sát cũng như thu thập thông tin từ báo cáo tổng kết năm 2012 của Sở Khoa học và Công nghệ, kết quả như sau:

Đánh giá về sự hiểu biết về TCVN ISO 9001:2008 áp dụng trong quản lý hành chính nhà nước của cán bộ công chức.

TT Nội dung khảo sát Kết quả Tỷ lệ (%)

1 Biết rất rõ 4/32 12,5

2 Biết nhưng chưa hiểu rõ lắm 24/32 75

3 Biết sơ sơ 4/32 12,5

Kết quả khảo sát ở trên cho thấy tỷ lệ cán bộ công chức được phỏng vấn hiểu biết rõ về TCVN ISO 9001:2008 là tương đối thấp trong tổng thể số phiếu phát ra chỉ đạt 12,5 %. Việc hiểu biết về TCVN ISO 9001:2008 là rất quan trọng, điều đó giúp cho hệ thống quản lý HCNN khi áp dụng TCVN ISO 9001:2008 được thực hiện trơn tru và đạt hiệu quả cao, từ đó có thể đưa ra được các ý tưởng để cải tiến, khắc phục, phòng ngừa những điểm không phù hợp cho hệ thống áp dụng. Cũng như giúp cho việc áp dụng luôn đạt được tính hiệu lực, nghĩa là mọi người đều thực hiện theo những gì lãnh đạo của tổ chức đã hoạch định và cam kết.

- Đánh giá về cơ cấu tổ chức theo TCVN ISO 9001:2008.

TT Nội dung khảo sát Kết quả Tỷ lệ (%)

1 Cơ quan có Quyết định thành lập ban

chỉ đạo ISO còn hiệu lực 32/32 100

2

Lãnh đạo cơ quan chỉ định một thành viên ban lãnh đạo làm Trưởng ban chỉ đạo ISO (QMR) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

20/32 62,5

3

Lãnh đạo cơ quan chỉ định một nhân sự làm Thư ký Ban chỉ đạo ISO (Thư ký ISO)

32/32 100

4

Trưởng ban chỉ đạo ISO và Thư ký ISO đã tham gia các khóa đào tạo thích hợp về HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008

32/32 100

5

Cơ quan có duy trì một nhóm đánh giá viên nội bội được đào tạo, với số lượng và thành phần đủ để thực hiện đánh giá định kỳ.

Nhận xét: Dựa vào kết quả khảo sát ở trên ta thấy tại các đơn vị được

khảo sát đã thành lập được Ban chỉ đạo TCVN ISO 9001:2008, đã phân công một Lãnh đạo chất lượng (QMR) và một thư ký ISO, đồng thời Ban chỉ đạo cũng được đào tạo chuyên môn về TCVN ISO 9001:2008 tại đơn vị, đạt 100% tỷ lệ khảo sát. Nhưng về mặt quy định QMR là một thành viên trong ban lãnh đạo đơn vị chỉ chiếm 62,5% mà theo TCVN ISO 9001:2008 là phải 100% thì việc áp dụng mới đạt được hiệu quả tối đa. Các cơ quan duy trì việc đánh giá viên nội bộ còn yếu, chưa thường xuyên, chỉ mang tính chất làm cho xong, cho đủ, chưa thực sự hiểu được việc đánh giá nội bộ quan trọng ra sao.

Việc thành lập cơ cấu và duy trì hoạt động của cơ cấu tổ chức TCVN ISO 9001:2008 đúng theo nội dung của TCVN ISO 9001:2008 là hết sức quan trọng và cần thiết, điều đó giúp cho HTQLCL luôn được xem xét, kiểm tra, tìm ra các điểm không phù hợp, đưa ra các cải tiến khắc phục các điểm KPH đó nhằm ngày càng hoàn thiện hệ thống đạt được hiệu quả tối đa.

- Đánh giá về phạm vi của HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008.

Một phần của tài liệu Khắc phục các rào cản khi áp dụng ISO 9001 2008 vào quản lí hành chính nhà nước về Dân số – Kế hoạch hoá gia đình tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 45)