2015 và định hướng đến năm 2020
3.2.8. Tăng cường thu hút đầu tư, tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo,
thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo nhân lực CNTT
Nhƣ đã trình bày ở Chƣơng một , đặc điểm quan trọng của ngành CNTT là ngành công nghệ cao, có tốc độ phát triển nhanh chóng, trong khi đó trình độ đào tạo CNTT hiện nay của tỉnh còn thể hiện nhiều yếu kém. Do vậy, việc xã hội hóa công tác đào tạo, tăng cƣờng hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực CNTT là hết sức cần thiết.
Một trong những giải pháp quan trọng để hỗ trợ cho tỉnh Thanh Hóa phát triển nguồn nhân lực CNTT là tranh thủ mọi nguồn lực xã hội, từ các nguồn lực trong nƣớc đến các nguồn lực ngoài nƣớc.
- Cần đẩy mạnh công tác quảng bá , tuyên truyền chính sách thu hút nhân tài của tỉnh; tiếp tục thực hiện tốt đề án liên kết đào tạo trình độ đại học và sau đại học với nƣớc ngoài; chú trọng xây dựng cơ sở dữ liệu về các cán bộ CNTT ở trong nƣớc và các chuyên gia là Việt kiều và ngƣời nƣớc ngoài trong ngành CNTT nhằm phục vụ chính sách thu hút các nhà khoa học có trình độ cao tham gia giảng dạy, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ tại các cơ sở đào tạo của tỉnh.
- Thực hiện tốt việc cải cách thủ tục hành chính, nhất là trong các khâu cấp giấy phép lao động cho ngƣời nƣớc ngoài , ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài
làm việc tại Thanh Hóa ; ƣu tiên thu hút nhân tài làm việc trong các trƣờng Đại học của tỉnh, khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao thông qua chính sách hỗ trợ thủ tục hành chính về cấp phép lao động và cấp sổ lao động trong khu kinh tế.
- Nghiên cứu thực hiện cơ chế thuê , hợp tác , tƣ vấn đối với chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nƣớc trong lĩnh vực CNTT phục vụ cho việc xây dựng và phát triển khu kinh tế Nghi Sơn, các khu công nghiệp, khu công nghệ cao của tỉnh.
- Thực hiện nguyên tắc giao đất sạch cho các nhà đầu tƣ xây dựng cơ sở giáo dục, đào tạo CNTT. Ƣu tiên dành quỹ đất và bố trí những địa điểm thuận lợi và đảm bảo đủ diện tích theo định mức chuẩn cho xây dựng, mở rộng và phát triển các công trình phục vụ phát triển nhân lực (trƣờng học, bệnh viện, công trình văn hoá, thể thao...).
- Thực hiện các chính sách ƣu đãi về đất đai (miễn, giảm tiền thuê đất) cho các cơ sở đào tạo ngoài công lập theo Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trƣờng. Công khai hoá, đơn giản hoá thủ tục giao đất, cho thuê đất.
- Khuyến khích và có hình thức vinh danh đối với các cá nhân tự nguyện hiến đất, tặng đất để xây dựng các công trình phục vụ phát triển nhân lực CNTT.
- Tăng cƣờng và mở rộng hợp tác với các cơ quan, tổ chức Trung ƣơng để tranh thủ các điều kiện về chƣơng trình dạy học mới, giáo trình, giáo án, nâng cao trình độ giáo viên và nguồn vốn hỗ trợ để tỉnh phát triển nhân lực CNTT…
- Tận dụng các lợi thế về vị trí, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội để mở rộng quan hệ giao lƣu, trao đổi và hợp tác với các địa phƣơng lân cận, khu vực Bắc Trung bộ và cả nƣớc, tạo cơ hội cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh . Tăng cƣờng hợp tác với các tỉnh bạn , liên kết trong đào tạo , tuyển dụng nhân lực , có sự chuyển giao hợp tác về nhân lực CNTT giữa các tỉnh để điều tiết cung cầu nhân lƣ̣c trên thị trƣờng nhân lƣ̣c.
- Thông qua các mối quan hệ với đại sứ quán các nƣớc tại Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đang hoạt động tại Thanh Hóa, qua Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam và các tổ chức liên quan khác để tăng cƣờng hoạt động đào tạo, chuyển giao nhân lực CNTT với các nƣớc...