Đánh giá khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả qúa trình sử dụng vốn của Công ty cổ phần VICEM Vật tư vận tải Xi măng (Trang 44)

II. Thực trạng nguồn vốn của Công ty Cổ phần Vật tư Vận tải Xi măng 1 Cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu tài sản của Công ty

7 Tỷ suất lợi nhuận

2.1.4. Đánh giá khả năng thanh toán

Như đã phân tích ở trên, cơ cấu nguồn vốn của Công ty chủ yếu là nguồn vốn chủ sở hữu. Hệ số nợ của Công ty ở mức khá Công ty có thể đảm bảo được khả năng thanh toán. Để xem xét cụ thể hơn ta dựa vào các chỉ tiêu về khả năng thanh toán sau:

Bảng 10: Tỷ số nợ trên khả tài sản, nguồn vốn CSH

Đơn vị: Ngàn đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1. Tổng nợ 172,254,229 366,149,824 285,054,501 455,042,660 2. Tổng tài sản 303,813,844 514,738,193 624,854,309 808,595,309 3. Giá trị vốn chủ sở hữu 129,955,525 144,118,678 339,799,935 353,552,649 4. Tỷ số nợ trên tài sản (1/2) 0.57 0.71 0.46 0.56 5.Tỷ số nợ trên nguồn vốn CSH (1/3) 1.32 2,54 0.84 1,29

Tính toán từ Báo cáo tài chính hàng năm của CTCP VICEM Vật tư vận tải Xi măng

Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay. Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Trong 4 năm qua tỷ số nợ trên tài sản của công ty nằm ở mức an toàn (nhỏ hơn 0.6) trừ năm 2009 là năm cần nguồn vốn lớn để đối phó với những ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế. Đây là một tỷ số phù hợp thể hiện Công ty có khả năng tự chủ tài chính đồng thời cũng biết cách khai thác nguồn vốn bằng hình thức đi vay.

Tỷ số nợ trên nguồn vốn cho biết quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và vốn chủ sở hữu. Tỷ số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ hàm ý doanh nghiệp chịu độ rủi ro thấp. Qua bảng ta thấy tỷ số nợ trên nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty biến động không đều từ 0.8 đến 2.5 phản ánh mức vay nợ khác nhau giữa các năm của Công ty.

Đơn vị: Ngàn đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tài sản ngắn hạn 285,025,210 303,839,420 442,350,804 670,825,848 Hàng tồn kho 89,353,648 69,289,094 125,627,987 267,809,303 Nợ ngắn hạn 171,946,969 230,196,943 148,920,495 328,049,835 Hệ số thanh toán hiện hành (1/3) 1.66 1,32 2,97 2,15 Hệ số thanh toán nhanh 0.14 1,02 2,13 1,23

Tính toán từ Báo cáo tài chính hàng năm của CTCP VICEM Vật tư vận tải Xi măng

Ta thấy hệ số thanh toán hiện hành của Công ty luôn ở mức trên 1. Chúng ta đã biết chỉ tiêu này nếu xấp xỉ hoặc lớn hơn 1 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp là tương đối ổn định, như vậy, cho thấy Công ty vẫn đảm bảo trách nhiệm thanh toán trước những khoản nợ đến hạn phải trả mà không phải điều tiết từ các nguồn khác. Tuy nhiên, khi xác định hệ số này chúng ta đã tính cả hàng tồn kho trong giá trị TSLĐ đảm bảo cho nợ ngắn hạn. Trên thực tế hàng tồn kho kém thanh khoản hơn vì phải mất thời gian và chi phí tiêu thụ mới có thể chuyển thành tiền. Để tránh nhược điểm này ta xem xét đến hệ số thanh toán nhanh.

Tại mọi thời điểm, hệ số thanh toán nhanh luôn thấp hơn nhiều so với hệ số hiện hành và khoảng cách ngày càng gia tăng cho thấy tình hình dự trữ vật tư hàng hóa của Công ty còn nhiều hạn chế, khả năng thu hồi chuyển đổi bằng tiền, giải phóng VLĐ còn chậm, không có khả năng sử dụng tài sản thanh khoản nhanh mà không cần thanh lý hàng tồn kho. Thực tế, như ta đã xem xét ở phần trên thì hàng tồn kho đang ngày càng tăng về giá trị cũng như tỷ trọng trong tổng tài sản và đã vượt qua các khoản phải thu trở thành bộ phận chiếm tỷ trọng cao nhất trong TSLĐ cũng như trong tổng tài sản. Mặt khác, tại mọi thời điểm trong năm, dự trữ vật tư, hàng hóa tồn kho ở mức cao hầu như không đổi chứng tỏ công tác quản lý vật tư có nhiều yếu kém, cần có biện pháp chấn chỉnh kịp thời, sử dụng vật tư hợp

lý để giảm tối đa lượng hàng tồn kho không cần thiết, tránh lãng phí vốn do các chi phí phát sinh.

Ở các thời điểm cuối năm, nợ ngắn hạn duy trì ở mức cao, do vậy TSLĐ cũng ở mức cao, thể hiện tập trung ở các khoản phải thu và dư tiền mặt. Bởi vậy, Công ty cần có biện pháp đẩy nhanh tiến độ bù trừ và triệt tiêu công nợ, tích cực thu hồi nợ đọng tại các đơn vị đặc biệt là tại thời điểm cuối năm. Cải tiến công tác quản lý công nợ, quản lý và sử dụng tiền mặt. Ở thời điểm quý đầu năm nợ ngắn hạn có mức thấp nhất, vì vậy không cần duy trì TSLĐ ở mức cao như thực tế, có thể dùng bớt lượng tiền mặt thừa ở thời điểm này để đầu tư chứng khoán ngắn hạn hoặc các nghiệp vụ sinh lời khác.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả qúa trình sử dụng vốn của Công ty cổ phần VICEM Vật tư vận tải Xi măng (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w