0
Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Đánh giá tình hình sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QÚA TRÌNH SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VICEM VẬT TƯ VẬN TẢI XI MĂNG (Trang 39 -39 )

II. Thực trạng nguồn vốn của Công ty Cổ phần Vật tư Vận tải Xi măng 1 Cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu tài sản của Công ty

7 Tỷ suất lợi nhuận

2.1.2. Đánh giá tình hình sử dụng vốn lưu động

VLĐ là một bộ phận vô cùng quan trọng, đảm bảo cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp diễn ra bình thường và liên tục. Vốn lưu động thường là những tài sản có tính thanh khoản cao, vòng quay nhanh và ngắn. Do đó, trong công tác quản lý VLĐ, đánh giá chính xác hiệu quả sử dụng VLĐ là hết sức cần thiết. Chúng ta xem xét vấn đề này thông qua một số chỉ tiêu sau.

Hiệu suất sử dụng VLĐ cho biết một đồng VLĐ bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Ngoài ra, chỉ tiêu này còn thể hiện số lần luân chuyển VLĐ, chỉ tiêu này càng lớn thì tốc độ luân chuyển càng nhanh. Tốc độ chu chuyển VLĐ càng nhanh thì lượng vốn tự đáp ứng được càng lớn, chi phí lãi vay càng thấp và hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao. Trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, vòng quay VLĐ khá nhanh. Qua bảng trên ta thấy, chỉ tiêu này của Công ty khá cao.

Bảng 7: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Đơn vị: Ngàn đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1. Doanh thu thuần 1,154,914,689 1,335,000,067 2,351,197,973 3,079,889,250 2. Lợi nhuận sau thuế 34,224,305 28,891,604 30,816,280 33,845,140 3. VLĐ bình quân 107,605,293 92,852,176 181,389,346 318,850,566 4. Hàng tồn kho 89,353,648 69,289,094 125,627,987 267,809,303 5. Hiệu suất sử dụng VLĐ (1/3) 10.7 14,38 12,96 9,66 6. Tỷ suất lợi nhuận VLĐ (2/3) 0.32 0.31 0.17 0.11

Tính toán từ Báo cáo tài chính hàng năm của CTCP VICEM Vật tư vận tải Xi măng

Hiệu suất sử dụng VLĐ cho biết một đồng VLĐ bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Ngoài ra, chỉ tiêu này còn thể hiện số lần luân chuyển VLĐ, chỉ tiêu này càng lớn thì tốc độ luân chuyển càng nhanh. Tốc độ chu chuyển VLĐ càng nhanh thì lượng vốn tự đáp ứng được càng lớn, chi phí lãi vay càng thấp và hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao. Trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, vòng quay VLĐ khá nhanh. Qua bảng trên ta thấy, chỉ tiêu này của Công ty khá cao.

Để có thể hiểu rõ hơn về hiệu quả sử dụng VLĐ, ta xem xét chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận VLĐ: đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ, phản ánh một đồng VLĐ bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này có xu hướng giảm dần qua các năm từ 0.32 năm 2008 thì đến năm 2009 vừa qua giảm xuống còn 0.11. Như vậy, một đồng VLĐ được sử dụng vào hoạt động SXKD đã mang lại lợi nhuận sau thuế ngày một ít hơn. Lý giải cho sự suy giảm này, như chúng ta đã biết, năm 2008, 2009 là năm mà nền kinh tế gặp nhiều khó khăn tác động lớn đến hoạt động SXKD của các Doanh nghiệp và đến nay tình hình kinh tế vẫn không có nhiều dấu hiệu phục hồi, điều này trực tiếp cũng như gián tiếp ảnh

hưởng tới kinh doanh dịch vụ của Công ty.

Để đánh giá tình hình sử dụng VLĐ của Công ty thời gian qua, chúng ta cần phân tích thêm tình hình vốn bị chiếm dụng và vốn chiếm dụng của Công ty thông qua so sánh các khoản phải thu và khoản phải trả (nợ phải trả không bao gồm vay và nợ ngắn, dài hạn).

Bảng 8: So sánh khoản phải thu và khoản phải trả của Công ty

Đơn vị: Ngàn đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1. Khoản phải thu 88,157,017 91,463,299 107,434,916 225,827,275 2. Khoản phải trả 172,254,229 366,149,824 285,054,501 455,042,660 3. Phải thu/Phải trả 0.512 0.25 0.377 0.5

Tính toán từ Báo cáo tài chính hàng năm của CTCP VICEM Vật tư vận tải Xi măng

Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ. Có thể nói hầu hết các công ty đều phát sinh các khoản phải thu nhưng với mức độ khác nhau, từ mức không đáng kể cho đến mức không thể kiểm soát nổi. Kiểm soát khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Nhìn vào bảng trên ta thấy, các khoản phải thu của Công ty từ năm 2008 đến 2011 đều nhỏ hơn các khoản phải trả, như vậy vốn của Công ty bị chiếm dụng luôn ít hơn số lượng vốn chiếm dụng, tỷ lệ phải thu/ phải trả ở mức thấp ( trong khoảng 0.2 đến 0.5), có nghĩa là Công ty sử dụng phần lớn vốn đi chiếm dụng, điều đó hoàn toàn có lợi cho Công ty vì các khoản này được Doanh nghiệp sử dụng mà không phải trả lãi. Do vậy mà Công ty sẽ giảm được các khoản vay và nợ, theo đó giảm chi phí lãi vay, hạ giá thành và tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu để các khoản này quá lớn sẽ tiềm ẩn khả năng không thanh toán được đúng hẹn, sẽ ảnh hưởng đến tình hình tài chính và uy tín của Công ty.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QÚA TRÌNH SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VICEM VẬT TƯ VẬN TẢI XI MĂNG (Trang 39 -39 )

×