CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM ĂN UỐNG TẠI NHÀ HÀNG
3.1.1. Xu hướng phát triển kinh doanh sản phẩm ăn uống
Văn hóa ẩm thực đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch. Các nước có ngành du lịch phát triển đều tập trung cho việc tạo hình ảnh của đất nước mình thông qua thương hiệu của doanh nghiệp và của các món ăn và đồ uống.
Kinh doanh dịch vụ ăn uống được xem là một trong những ngành dịch vụ có lợi nhất mọi thời đại. Ăn uống là nhu cầu cần thiết của con người để tồn tại trong xã hội. Hiện nay, cùng với nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng, dịch vụ ăn uống là một trong những dịch vụ không thể thiếu không chỉ trong các chuyến du lịch trọn gói, mà còn là một trong những dịch vụ thiết thực của đời sống. Trong hội thảo Marketing tại Thành phố Hồ Chí Minh, ông Philp Kotler, người được coi là một trong những nhà sáng lập trường phái marketing hiện đại của thế giới đã gợi ý: “Việt Nam nên trở thành bếp ăn của thế giới”. Các nhà kinh tế đã tổng kết khi GDP tăng 1% thì doanh thu của ngành dịch vụ phục vụ món ăn và đồ uống tăng thêm 1,5%. Đối với ngành du lịch, chi phí cho thức ăn, đồ uống trong tổng chi phí của chuyến đi du lịch khoảng từ 18-20%.
Kinh doanh dịch vụ phục vụ ăn, uống không chỉ đem lại lợi nhuận cao, tạo thị trường và gia tăng giá trị cho các sản phẩm nông nghiệp mà còn là phương pháp quảng bá về hình ảnh của dân tộc rất quan trọng. Thu nhập của mọi tầng lớp dân cư được cải thiện. Mặt khác, hoạt động du lịch không ngừng phát triển, số lượng khách du lịch quốc tế đến thăm Việt nam trong vòng 17 năm (1990- 2007) tăng 16,8 lần, khách du lịch nội địa tăng 18 lần. Theo tổng cục Du lịch khẳng định: Năm 2013, ngành du lịch sẽ triển khai nhiều giải pháp để hoàn thành mục tiêu đề ra là đón 6,5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 32 triệu lượt khách nội địa và đạt thu nhập 150 nghìn tỷ đồng. Chiến lược Phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là nền tảng cơ bản và định hướng phát triển lâu dài với những mục tiêu cụ thể là tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch bình quân thời kỳ 2011- 2020 đạt 11,5 đến 12% năm
Nền kinh tế phát triển, nhu cầu du lịch của người dân ngày càng tăng cao, hoạt động du lịch không chỉ được tiến hành bởi các tầng lớp có thu nhập cao mà giờ đây tầng lớp có thu nhập trung bình cũng có nhu cầu du lịch. Càng ngày, du lịch càng trở thành hoạt động không thể thiếu đối với người dân Việt Nam. Nhu cầu du lịch tăng cao thì việc khách du lịch phải sử dụng các dịch vụ lưu trú, ăn uống trong quá trình đi
du lịch cũng tăng cao, đồng nghĩa với việc ngành dịch vụ ăn uống cũng phát triển theo, đặc biệt là các món ăn mang đậm nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam.
Nhận thức được tầm quan trọng của ngành dịch vụ ăn uống trong thời kỳ hiện nay, các nhà kinh doanh dịch vụ ăn uống không những phải tạo ra nhiều biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống mà còn phải quan tâm nhiều đến giá cả. Nhà hàng phải cố gắng hết sức để giảm giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ tăng cao. Có như vậy, lượng khách hàng đến sử dụng dịch vụ ăn uống tại nơi đây mới tăng.