Tính mới của đề tài

Một phần của tài liệu Thực trạng và hiệu quả mô hình quản lý tăng huyết áp tại tuyến y tế cơ sở, tỉnh Bắc Giang (Trang 123)

- Đã phối hợp của BV huyện (khối khám bệnh, chữa bệnh) với TYT xã, NVYTTB (y tế cơ sở - khối chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại cộng đồng) hoạt động trong công tác khám phát hiện, tổ chức quản lý THA tại các cơ sở y tế và cộng đồng. Trong đó, vai trò tích cực tự nguyện của NVYTTB trong QL và TT-GDSK và tư vấn tham gia BHYT là yếu tố quyết định thành công trong công tác QL tăng huyết áp tại tuyến y tế cơ sở.

- Nhân viên y tế chủ động phát hiện và có trách nhiệm chăm sóc người THA. - Nhân viên y tế giúp người THA tìm được nguồn tài chính (BHYT). Hầu hết những người THA tham gia QL theo mô hình là những người có thẻ

BHYT, còn những người không có thẻ BHYT thì họ chỉ đi khám bệnh kê đơn theo từng đợt đến khi tình trạng của bệnh nặng hoặc có tai biến do THA thì họ buộc phải vào nằm ĐT nội trú tại BV huyện. NVYTTB và TYT xã có trách nhiệm vận động và tạo mọi điều kiện để người THA tham gia BHYT vì vậy số người được QL và ĐT đạt 70,7%.

- Mô hình được người THA và cán bộ y tế và người quản lý chấp nhận tham gia, có tính khả thi khi nhân rộng và bền vững đáp ứng được mục tiêu của Chính phủ về chương trình phòng chống bệnh THA là “Xây dựng, triển

khai và duy trì bền vững mô hình” QL người THA tại tuyến cơ sở [76], [79]

và xu hướng là hướng tới cộng đồng và đưa dịch vụ y tế đến sát người dân phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước.

- Phát huy được chức năng, nhiệm vụ của tuyến y tế cơ sở: BV huyện thực hiện công tác QL, ĐT ngoại trú; còn TYT xã, NVYTTB thực hiện công tác phát hiện bệnh tại cộng đồng, công tác truyền thông giáo dục người THA để ĐCLS, theo dõi, giám sát việc thực hiện chế độ ĐT tại cộng đồng.

- Đã mô tả được thực trạng công tác QL tăng huyết áp và yếu tố liên quan đến công tác quản lý tăng huyết áp.

- Thực hiện mô hình đã đạt kết quả cao: Tỷ lệ người được QL trong cộng đồng là 70,7%, thực hiện QL đúng 66,4% người được phát hiện; đạt HAMT tại cộng đồng là 66,9% người được phát hiện.

KẾT LUẬN

1. Thực trạng công tác quản lý tăng huyết áp ở tuyến cơ sở ở tỉnh Bắc Giang

Công tác quản lý THA ở Bắc Giang chủ yếu còn dựa vào nguồn ngân sách của nhà nước, chưa đạt được mục tiêu của Trung ương và địa phương:

- Tỷ lệ người THA được phát hiện là 64.2%, trong đó 35% do bệnh viện huyện, 17,1% do trạm y tế xã và 2,5% do Nhân viên y tế thôn bản phát hiện. Chỉ có 9,8% người tăng huyết áp đã điều trị trở về bình thường.

- Tỷ lệ 22,8% người tăng huyết áp được quản lý, 14,6% được quản lý đúng, 20,4% được quản lý tại bệnh viện tuyến huyện, 2,4% tại bệnh viện tỉnh, trạm y tế xã chưa quản lý, chỉ có 9.7% người THA đã được điều trị trở về HAMT.

- Có 52,6% người tăng huyết áp được tư vấn tăng huyết áp, trong đó 40,5% từ nhân viên bệnh viện, 39,8% từ thông tin đại chúng, 38,9% từ người thân bạn bè, 11,5% tư vấn từ trạm y tế xã, 6,1% từ nhân viên y tế thôn bản. Mới có 56,7% người tăng huyết áp được tư vấn về bảo hiểm y tế.

- Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý THA: Người không có thẻ BHYT chưa được QL tăng huyết áp cao gấp 95,3 lần so với người có thẻ BHYT (OR = 95,3; 95% CI:31,3- 470,2; p < 0,001). Người làm nghề nông nghiệp chưa được quản lý THA cao gấp 15,1 lần so với người làm nghề khác (OR = 15,1 ; 95%CI: 10,3-23,3; p < 0,001). Người có trình độ học vấn dưới trung học phổ thông chưa được quản lý THA cao gấp 3,2 lần so với người có trình độ học vấn trên trung học phổ thông. Người THA ở lứa tuổi <60 tuổi chưa được quản lý cao hơn 2,8 lần so với người THA ở lứa tuổi ≥60 tuổi. Người tăng huyết áp là nữ giớì chưa được QL tăng huyết áp cao gấp 2,0 lần so với người THA là nam giới.

2. Hiệu quả của mô hình “Phối hợp tuyến y tế cơ sở trong quản lý tăng huyết áp"

Mô hình “Phối hợp y tế cơ sở quản lý tăng huyết áp” đã phối hợp nguồn lực của tuyến y tế cơ sở trong quản lý tăng huyết áp đạt hiệu quả rõ:

- Tỷ lệ người tăng huyết áp được tư vấn về bảo hiểm y tế và tăng huyết áp tăng (p<0,05). Tỷ lệ người THA được tư vấn về phòng chống tăng huyết áp tăng (CSHQ=93,8%), tỷ lệ người THA được tư vấn sử dụng thẻ bảo hiểm y tế tăng từ 54,7% lên 100% (CSHQ =82,8%). Tỷ lệ người THA tham gia bảo hiểm y tế tăng từ 49,2% lên 89,1%, với CSHQ=81,1%; p<0,001; HQCT=80,9%.

- Yếu tố nguy cơ ở người tăng huyết áp ở địa điểm can thiệp có sự thay đổi có ý nghĩa so với địa điểm đối chứng. Hiệu quả can thiệp đối với ăn mặn đạt 105,2%, đối với lạm dụng rượu bia đạt 68,0%, đối với ít vận động đạt 67,8%, đối với thường xuyên lo lắng đạt 64,4%, đối với hút thuốc đạt 59,7%, đối với ăn nhiều mỡ động vật đạt 57,9% và đối với ăn uống nhiều đồ ngọt đạt 50,1%.

- Tỷ lệ được quản lý tăng từ 20,8% lên 70,7% (CSHQ=239,9%, p<0,001; HQCT=225,8%, p<0,001); tỷ lệ được quản lý đúng tăng từ 12,2% lên 66,4%, (CSHQ=444,3%, p<0,001; HQCT=440,2%, p<0,001).

- Tỷ lệ đạt huyết áp mục tiêu tăng từ 7,3% lên 68,5% (CSHQ=838,4%, p<0,001; HQCT=824,6%, p<0,001), tỷ lệ được quản lý đạt huyết áp mục tiêu tăng từ 6,5% lên 66.9%, (CSHQ=919,2%, p<0,001; HQCT=888,6%, p<0,001), tỷ lệ được quản lý đúng đạt huyết áp mục tiêu tăng từ 4,9% lên 63,7% (CSHQ=1200%, p<0,001; HQCT=1171,6%, p<0,001).

- Tỷ lệ người tăng huyết áp được quản lý ở Trạm y tế xã tăng từ 0% lên 26,1% và ở bệnh viện huyện từ 17,4% lên 47,5% .

- Tỷ lệ đạt huyết áp mục tiêu của người được quản lý đúng tăng từ 0% lên 25,3% ở Trạm y tế xã và từ 6% lên 41,6% ở bệnh viện huyện.

- Tỷ lệ bị biến chứng và tử vong do tăng huyết áp giảm (p<0,05).

- Mô hình đã huy động được nguồn lực tại cộng đồng, tiết kiệm nguồn ngân sách Nhà nước và có lợi cho cộng đồng. Trạm y tế xã, nhân viên y tế thôn bản phát huy được chức năng nhiệm vụ và nguồn lực sẵn có.

KHUYẾN NGHỊ

Từ kết quả nghiên cứu này, chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị sau: 1. Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục sức khoẻ về các vấn đề như bảo hiểm y tế, hành vi nguy cơ ảnh hưởng đến THA… trong đó chú ý đến những người nông dân, lứa tuổi trẻ và nữ giới.

2. Nhân rộng mô hình “Phối hợp tuyến y tế cơ sở trong quản lý tăng

huyết áp” cho các đối người tăng huyết áp trên toàn địa bàn tỉnh Bắc Giang

và các địa phương khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.Khắc phục và điều chỉnh một số vấn đề liên quan đến tổ chức bộ máy, hệ thống y tế, chế độ chính sách… nhằm triển khai các hoạt động về chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng được thuận lợi và hiệu quả hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Đào Duy An (2010), "Liên quan giữa muối ăn và huyết áp", Chuyên đề

Tim mạch học, Hà Nội, tr. 20-28.

2. Ban chấp hành Trung ương (2002), Chỉ thị số 06- CT/TW, ngày 22 tháng

01 năm 2002, về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, Hà Nội.

3. Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương (2010), Tổng điều

tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, Hà Nội, tr.85.

4. Bộ môn Nội, Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên (2006),

Bệnh học Nội khoa - tập 1, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 3-14.

5. Bộ Y tế (2002), Quyết định số 370/2002/QĐ-BYT ngày 07/02/2002, ban

hành bản “Chuẩn Quốc gia y tế xã giai đoạn 2001-2010”, Hà Nội.

6. Bộ Y tế (2002), Các chính sách và giải pháp thực hiện chăm sóc sức

khỏe ban đầu, Hà Nội, tr 5-7; 8-16; 59-69.

7. Bộ Y tế (2002), Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19 tháng 09

năm 1997, ban hành Quy chế bệnh viện, Hà Nội.

8. Bộ Y tế, Bộ Nội vụ (2005), Thông tư số 11/2005/TTLT-BYT-BNV, ngày 12 tháng 4 năm 2005, Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chứccủa cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân quản lý nhà

nước về y tế địa phương, Hà Nội.

9. Bộ Y tế (2005), Thực trạng huyết áp cao ở Việt Nam, Điều tra y tế quốc gia 2001-2002, Hà Nội, tr. 99-105.

10. Bộ Y tế (2006), Về phòng chống một số bệnh không lây nhiễm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 9, 39, 68, 76, 95.

11. Bộ Y tế (2006), “Tài liệu hướng dẫn đào tạo cán bộ chăm sóc sức khoẻ

ban đầu về phòng chống một số bệnh không lây nhiễm”, Nhà xuất bản

12. Bộ Y tế, Bộ Nội vụ (2008), Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BYT-NV, ngày 25 tháng 4 năm 2008, Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế, Phòng Y tế thuộc Uỷ ban nhân dân cấp

tỉnh, cấp huyện, Hà Nội.

13. Bộ Y tế (2008), Quyết định số 1816/QĐ-BYT, ngày 26 tháng 05 năm 2008, về việc phê duyệt Đề án “cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao

chất lượng khám, chữa bệnh”, Hà Nội.

14. Bộ Y tế (2009), Báo cáo tổng kết hoạt động chương trình phòng chống

một số bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2002 -9/2009, Hà Nội 10/2009.

15. Bộ y tế (2010), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp (Ban hành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kèm theo Quyết định số 3192 /QĐ-BYT ngày 31 tháng 08 năm 2010, Hà Nội.

16. Bộ Y tế (2011), Quyết định số 3447/QĐ-BYT ngày 22 tháng 9 năm 2011, về

việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020, Hà Nội.

17. Bộ Y tế (2012), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế 2012, Hà Nội.

18. Bộ Y tế (2012), Quyết định số 826/-BYT ngày 19 thang 3 năm 2012 của về việc phân công các đơn vị thực hiện Chương trình mục tiêu quốc

gia giai đoạn 2012-201, Hà Nội.

19. Bộ Y tế (2013), Thông tư số 07/2013/TT-BYT ngày 08 tháng 03 năm

2013, về chức năng nhiệm vụ của Nhân viên y tế thôn bản, Hà Nội.

20. Lý Văn Cảnh (2005), Huy động cộng đồng truyên thông giáo dục sức khỏe một số nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân xã Tân

Long, Đồng Hỷ, Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ y học dự phòng, trường

Đại học Y khoa, Đại học Thái Nguyên.

21. Chính phủ (2010), Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng

phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn ngày 12 tháng 4 năm 2010,

Hà Nội.

22. Nguyễn Thị Cúc (2012), Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở người cao tuổi tại xã Trung Thành huyện Phổ Yên tỉnh

Thái Nguyên. Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ Y học dự phòng, Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên.

23. Cục thống kê tỉnh Bắc Giang (2013), Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang,

Nhà xuất bản thống kê.

24. Phạm Tử Dương (2007), “Bệnh tăng huyết áp”, Nhà xuất bản Y học, tr. 17 – 47. 25. Nguyễn Văn Đăng (1998), Tai biến mạch máu não, Nhà xuất bản Y học,

Hà Nội, tr. 81-93.

26. Viên Văn Đoan, Đồng Văn Thành (2005), “Bước đầu nghiên cứu mô hình quản lý, theo dõi, và điều trị có kiểm soát bệnh tăng huyết áp”, Kỷ yếu các đề

tài khoa học Đại hội tim mạch quốc gia Việt Nam lần thứ X, Hà Nội, tr. 68-79.

27. Phạm Ngân Giang, Trương Việt Dũng, Trần Chí Liêm (2010), Can thiệp kiểm soát tăng huyết áp ở cộng đồng nông thôn, Tạp chí Y học thực hành số 55, Hà Nội, tr. 55-58.

28. Trần Minh Giao, Châu Ngọc Hoa (2009), Khảo sát đặc điểm tăng huyết áp ở người có tuổi tại bệnh viện Nhân dân Gia Định, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 13(6), tr.120-126.

29. Bùi Thị Hà (2002), Điều tra dịch tễ học tăng huyết áp tại Hải Phòng,

Báo cáo đề tài nghiên cứu cấp thành phố, Hải Phòng.

30. Đỗ Hàm (2009), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực y học,

Nxb Lao động xã hội, Hà Nội, tr. 49.

31. Trịnh Thị Thu Hoài (2012), Đánh giá kết quả sau 1 năm triển khai hoạt động

chương trình phòng chống tăng huyết áp tại tỉnh Yên Bái, Luận án Chuyên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khoa cấp 2 Y tế cộng cộng, Trường đại học Y dược, Đại học Thái Nguyên. 32. Đàm Khải Hoàn (1998), Nghiên cứu xây dựng mô hình cộng đồng tham

gia vào các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân một số

vùng miền núi phía Bắc, Luận án Tiến sĩ Y học, Hà Nội, tr. 4 - 82.

33. Đàm Khải Hoàn, Hạc Văn Vinh, Đàm Thị Tuyết (2003), Nghiên cứu mô hình huy động Giáo viên "cắm bản" tham gia công tác Truyền thông -

Giáo dục sức khỏe sinh sản cho người dân vùng cao Huyện Đồng Hỷ, tỉnh

Thái Nguyên, Đề tài cấp bộ, Trường Đại học Y khoa, Đại học Thái Nguyên.

34. Đàm Khải Hoàn (2008), Huy động cộng đồng truyền thông cải thiện hành vi về vệ sinh môi trường ở các bản vùng xa xôi hẻo lánh xã vùng

sâu Cây Thị huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (2006 - 2007), Đề tài cấp

bộ - Trường Đại học Y khoa, Đại học Thái Nguyên.

35. Đàm Khải Hoàn (2010), Huy động cộng đồng truyền thông giáo dục sức

khỏe ở miền núi, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

36. Đàm Khải Hoàn (2010), Khoa học hành vi và truyền thông giáo dục nâng cao

sức khỏe, Tài liệu đào tạo sau đại học, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên.

37. Nguyễn Văn Hoàng, Đặng Vạn Phước, Nguyễn Đỗ Nguyên (2010), Tần suất, nhận biết, điều trị và kiểm soát tăng huyết áp ở người cao tuổi tại

tỉnh Long An, Chuyên đề Tim mạch học.

38. Hội tim mạch học Việt Nam (2006), Khuyến cáo về các bệnh lý tim mạch

và chuyển hóa giai đoạn 2006-2010, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr. 01-52.

39. Phạm Văn Hùng (2005), Thí điểm mô hình quản lý bệnh nhân tăng huyết

áp có bảo hiểm y tế tại thành phố Quy Nhơn (6/2004-6/2005), Báo cáo

hội nghị tim mạch miền trung tháng 8/2005, Hà Nội.

40. Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Ngọc Trọng (2011), “Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý và điều trị tăng huyết áp có kiểm soát tại tỉnh Lạng Sơn”,

Bản tin Y Dược học miền núi, Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên,

số 4, tr. 358 -363.

41. Trần Văn Huy (1992), "Sự liên quan giữa mập phì và tăng huyết áp",

Tạp chí Y học Việt Nam, Hà Nội, tr. 5-20.

42. Nguyễn Kim Kế (2012), “Hiệu quả mô hình kiểm soát tăng huyết áp người cao tuổi ở thị xã Hưng Yên”, Tạp chí Y học thực hành số 1 (857), Hà Nội, tr. 133-136.

43. Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt, Đỗ Quốc Hùng, Nguyễn Thị Bạch Yến (2000), “Đặc điểm dịch tễ học bệnh tăng huyết áp tại Hà Nội”, Tạp chí Tim mạch học, số 21, Hà Nội, tr. 258–282.

44. Phạm Gia Khải (2003), "Tỷ lệ hiện mắc tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ ở một số tỉnh khu vực phía bắc Việt Nam 2001 – 2002 », Tạp chí tim

mạch học Việt Nam số 33, Hà Nội, tr. 9-34.

45. Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt, Phạm Thái Sơn, Nguyễn Ngọc Quang và cộng sự (2003), “Tần suất tăng huyết áp và các yếu tố nguy c.ơ ở các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tỉnh phía Bắc Việt Nam 2001 – 2002”, Tạp chí Tim mạch học, số 33,

Hà Nội, tr. 9–34.

46. Phạm Gia Khải, Đỗ Doãn Lợi, Nguyễn Ngọc Quang (2010), "Tăng huyết áp -

Một phần của tài liệu Thực trạng và hiệu quả mô hình quản lý tăng huyết áp tại tuyến y tế cơ sở, tỉnh Bắc Giang (Trang 123)