Những khó khăn khi triển khai mô hình

Một phần của tài liệu Thực trạng và hiệu quả mô hình quản lý tăng huyết áp tại tuyến y tế cơ sở, tỉnh Bắc Giang (Trang 122)

- Mặc dù mô hình quản lý THA đạt được hiệu quả rất rõ rệt nhưng vẫn chưa khắc phục được những điểm bất cập liên quan đến cơ cấu tổ chức bộ máy của hệ thống y tế địa phương. TYT xã thuộc hệ thống y tế Nhà nước, là một đơn vị độc lập, trực thuộc Trung tâm Y tế huyện. Trong khi đó, Trung

tâm Y tế không đủ điều kiện đứng ra để ký hợp đồng BHYT với cơ quan bảo hiểm xã hội. Việc thực hiện khám bệnh cho các đối tượng có thẻ BHYT của TYT xã được thanh toán thông qua hợp đồng của BV huyện, từ đó việc khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT ở TYT xã gặp rất nhiều khó khăn. Một số thuốc chữa bệnh THA chưa có trong danh mục cho TYT xã.

- Người tham gia bảo hiểm y tế đóng vai trò rất quan trọng đối với hiệu quả quản lý bệnh THA. Tuy nhiên, việc đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu lại do cơ quan bảo hiểm quyết định. Điều này gây khó khăn cho người tham gia BHYT lựa chọn trạm y tế xã để đăng ký khám chữa bệnh ban đầu.

- Nhân viên y tế thôn bản đóng vai trò quan trọng trong quy trình quản lý bệnh THA tại cộng đồng. Trong mô hình quản lý này, NVYTTB là những người làm việc hoàn toàn tự nguyện dưới sự chỉ đạo của TYT xã, trong khi chế độ chính sách đối với họ còn thấp

- Do những lý do khác nhau, luận án chưa đánh giá được hiệu quả kinh tế và phân tích sâu hơn về hiệu quả xã hội của mô hình quản lý tăng THA tại cộng đồng.

- Trong mô hình mới chỉ can thiệp QL cho đối tượng người THA ≥ 40 tuổi. Để đảm bảo công bằng, tính nhân đạo trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, mô hình nên phát triển áp dụng cho tất cả đối tượng THA nguyên phát ở tất cả các lứa tuổi trong cộng đồng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và hiệu quả mô hình quản lý tăng huyết áp tại tuyến y tế cơ sở, tỉnh Bắc Giang (Trang 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)