Nguyên vật liệu tại Công ty được sử dụng với số lượng và giá trị lớn, hầu hết đều là những nguyên vật liệu đặc chủng. Do đó để đảm bảo cho công việc sửa chữa hiệu quả đảm bảo tiến độ công việc Công ty phải dự trữ nguyên vật liệu trong kho. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động những vật liệu đó có thể không được sử dụng nữa mặc dù giá trị của nó vẫn chưa được sử dụng hết thậm chớ vẫn còn nguyên giá trị. Bởi vậy khi tiến hành thanh lý hay nhượng bán những nguyên vật liệu này cho các đơn vị khác sẽ gây ra những tổn thất đáng kể cho Công ty. Chính vì vậy việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho trong trường hợp này là cần thiết. Nó giúp cho Công ty giảm bớt những tổn thất khi thanh lý hay nhượng bán những nguyên vật liệu này.
Việc lập dự phòng được tiến hành vào cuối niên độ kế toán, trước khi lập báo cáo tài chính.
Dự phòng thực chất làm tăng chi phí, đồng nghĩa với việc làm giảm thu nhập dòng của niên độ báo cáo. Nó giúp doanh nghiệp có một quỹ tiền tệ để khắc phục trước mắt những thiệt hại xảy ra trong kinh doanh.
Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho để đề phòng vật tư giảm với giá ghi trên sổ. Số dự phòng được xác định như sau:
= X
* Kế toán hàng tồn kho sử dụng tài khoản 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
1.7.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty
Quản lý và hạch toán tiêu dùng nguyên vật liệu ngày càng được quan tâm do vai trò của nguyên vật liệu trong cấu thành thực tế sản phẩm. Mặt khác do sự phát triển không ngừng của công nghiệp, tầm quan trọng của công tác hạch toán nguyên vật liệu cũng được tăng lên một cách vững chắc.
Công tác cấp phát nguyên vật liệu tại Công ty được thực hiện theo phương thức định mức, tình hình cấp phát này được đánh giá là phù hợp với sản xuất, đảm
Bùi Trung Hiếu Lớp: CQ45/21.03
Mức dự phòng thực tế cần thiết
Số lượng hàng tồn kho mỗi loại
Mức chênh lệch giảm giá mỗi loại
bảo tính chủ động cho bộ phận sử dụng cũng như cấp phát. Do đó giữ nguyên công tác cấp phát theo hạn mức vì nó có nhiều ưu điểm như quản lý, hạch toán việc tiêu dùng nguyên vật liệu chặt chẽ, chính xác.
Việc thanh quyết toán nguyên vật liệu được tiến hành giữa các phân xưởng sản xuất, cán bộ quản lý kho và phòng kế toán. Quản lý kho theo hình thức thẻ song song, trong quan hệ đối chiếu cần giảm bớt thủ tục sao cho gọn nhẹ, nhanh chóng. Quản lý phân xưởng cũng cần có sổ sách theo dõi lượng nguyên vật liệu nhận về xưởng mình, thông qua đó có thể rút ngắn thời gian đối chiếu giữa phân xưởng và thủ kho. Kiểm tra được lượng nguyên vật liệu tồn đọng trong phân xưởng và lượng giao nộp cho thủ kho. Tiến hành đối chiếu có thể tiến hành một tháng một lần, mục đích của việc đối chiếu thường xuyên giúp cho việc theo dõi tình hình quản lý và sử dụng nguyên vật liệu được chặt chẽ hơn
Hình thức kiểm kê được thực hiện như sau: Tên NVL Chủng loại Đơn vị Người cung ứng Mã NVL NVL tồn đầu kỳ NVL nhập NVL thực có NVL xuất Còn lại (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) = (6+7) (9) (11)= (8-9)
Cán bộ quản lý phải ghi chép, phải có sổ sách đầy đủ để theo dõi tình hình nguyên vật liệu biến động, kiểm tra thường xuyên việc sử dụng nguyên vật liệu.
Đối với công nhân sử dụng nguyên vật liệu, quy định trách nhiệm theo hướng người sử dụng phải tự đảm bảo tốt khối lượng, chất lượng từ khi nguyên vật liệu được nhận về phân xưởng cho đến khi hết quy trình sản xuất. Nếu sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu thì họ sẽ được hưởng chế độ thưởng theo quy định của Công ty. Người lao động không được đổi nguyên vật liệu cho người khác vì như vậy rất khó kiểm soát, ảnh hưởng tới tình hình quản lý nguyên vật liệu. Nếu nguyên vật liệu mất mát không rõ nguyên nhân thì người sử dụng phải bồi thường theo đúng giá trị nguyên vật liệu.
Phải xây dựng được hệ thống nội quy và quy chế quản lý kho tàng rõ ràng như: nội quy ra vào cửa, bảo quản, nội quy nhập xuất nguyên vật liệu, những nội quy về phòng cháy chữa cháy và kiểm tra định kỳ. Ngoài ra còn có quy định về kỷ luật khen thưởng đối với công nhân viên.
Để thực hiện tốt điều này cán bộ quản lý kho phải có hệ thống sổ sách rõ ràng, luôn theo dõi sát sao, nắm vững lượng nhập xuất của nguyên vật liệu. Kho phải có sơ đồ sắp xếp hợp lý. Tổ chức vệ sinh kho theo một chu kỳ nhất định.
Mọi nguyên vật liệu cấp phát phải có giấy tờ hợp lệ, phải kiển tra chu đáo trước khi nhập hoặc xuất về số lượng, chủng loại, chất lượng để dễ dàng quản lý.
*Kết quả mang lại:
Nâng cao tinh thần trách nhiệm cho mọi người có liên quan trong quá trình quản lý và sử dụng nguyên vật liệu.
Đảm bảo hạch toán đầy đủ, chính xác nguyên vật liệu vào giá thành sản phẩm.
Kiểm soát được số lượng, chất lượng cũng như chủng loại nguyên vật liệu ở mọi thời điểm,đảm bảo việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay các doanh nghiệp có sự cạnh tranh gay gắt. Mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp là lợi nhuận. Nhận thức được điều đó Công ty cổ phần Hưng Phú đó không ngừng hoàn thiện và đổi mới để có thể tồn tại và phát triển mở rộng sản xuất.
Để đạt hiệu quả cao trong sản xuất Công ty rất chú trọng đến công tác quản lý và sử dụng có hiệu quả nguyên vật liệu. Đây là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp Công ty có thể sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu góp phần làm giảm chi phí sản xuất hạ thấp giá thành sản phẩm. Làm tốt công tác này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của Công ty.
Qua thời gian thực tập tại Công ty, tôi đó được tiêp xúc với công việc thực tế, điều này đó giúp tôi có thể củng cố kiến thức đó được học tập tại nhà trường cũng như có được những hiểu biết ban đầu về công việc thực tế. Đây cũng là những kinh nghiệm ban đầu giúp tôi có thể tự tin trong công việc sau này .
Tuy nhiên do thời gian thực tập ngắn ngủi cũng như sự hiểu biết còn hạn hẹp do đó bài luận văn của tôi còn nhiều thiếu sót. Bởi vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô cùng các anh chị trong phòng kế toán của Công ty để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Thị Hòa đã tận tình hướng dẫn cùng với ban lãnh đạo và các anh chị phòng Tài chính kế toán của Công ty CP Hưng Phú đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi thực hiện đề tài.