Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Hưng Phú
Tên giao dịch quốc tế: Hung Phu Joint stock Company.
Trụ sở chính: Khu công nghiệp Dệt may Phố Nối B, Yên Hoà,huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên.
Mã số thuế: 0900269902 do Cục thuế tỉnh Hưng Yên cấp.
Thành lập theo quyết định số: 3688/QĐ-BCN ngày 19/12/2006 của Bộ Công nghiệp và Giấy chứng nhận Đăng lý kinh doanh số: 0503000205 do Sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh Hưng Yên cấp.
Ngành nghê đăng ký kinh doanh:
• Sản xuất, kinh doanh vải, khăn, chỉ khâu, chỉ thêu, may quần áo.
• Mua bán bong xơ, hóa chất, thuốc nhuộm, máy móc thiết bị và phụ tùng ngành dệt may.
Vốn điều lệ: 18 tỷ đồng tương ứng với 1.800.000 cổ phần, mệnh giá mỗi cổ phần 10.000 đồng. Trong đó:
• Cổ phần do Tổng Công ty Cổ phần Phong Phú nắm giứ: 803.100 cổ phần
( chiếm 44,62% vốn điều lệ)
• Bán cho cổ đông chiến lược: 193.500 cổ phần (chiếm 10,75% vốn điều lệ)
• Bán cho CBCNV của công ty: 443.500 cổ phần (chiếm 24,63% vốn điều lệ)
• Cổ phần bán đấu giá công khai: 360.000 cổ phần (chiếm 20% vốn điều lệ)
Công ty cổ phần Hưng Phú tiền thân là Nhà máy Chỉ Khâu Hà Nội đã trải qua 34 năm lịch sử hình thành và phát triển. Bắt đầu từ năm 1976 Nhà máy Chỉ
Khâu Hà Nội được Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa khởi công xây dựng và trang bị toàn bộ máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất sợi chỉ may, chỉ khâu tại sô 378 Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Năm 1979, chiến tranh biên giới Việt-Trung xảy ra làm thay đổi mối quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia. Các chuyên gia Trung Quốc được lệnh rút hết về nước trong khi lắp đặt máy móc thiết bị tại Nhà máy mới chỉ đạt 80% kế hoạch. Trước tình hình đó, Bộ Công nghiệp Nhẹ (Nay là Bộ Công Nghiệp) quyết định giao cho nhà máy Dệt 8/3 tiếp tục hoàn chỉnh thiết bị và chạy công nghệ, sau đó quản lý nhà máy tạo thành một phân xưởng sản xuất của nhà máy Dệt 8/3.
Năm 1985 để phục vụ tốt nhu cầu về chỉ may, chỉ khâu trong nước cũng như xuất khẩu, theo đề nghị của Liên Hiệp các xi nghiệp Dệt (nay là Tập đoàn Dệt May Việt Nam) Với quyết định số 57 CNN-TCBB ngày 02/03/1985, Bộ Công nghiệp nhẹ tách phân xưởng chỉ khâu thuộc nhà máy Dệt 8/3 để thành lập Nhà Máy Chỉ Khâu Hà Nội.
Năm 1992, cũng như các doanh nghiệp khác, Nhà máy chỉ khâu Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn trong cả quản lý , sản xuất và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trước tình hình đó, Bộ Công Nghiệp nhẹ ra quyết định sô 582/CNN-TCLD ngày 22/07/1992 Sát nhập Nhà Máy chỉ khâu Hà Nội vào với Nhà máy Dệt Phong Phú ( nay là Tổng công ty Cổ phần Phong Phú)
Đến năm 2005 theo quy hoạch phát triển của Công ty Dệt Phong Phú đồng thuận với chủ trương của Nhà nước di dời các nhà máy xí nghiệp ra khỏi thành phố. Bằng Quyết định sô 2494/DPP-VP ngày 05/12/2006 của Tổng Giám Đốc công ty Dệt Phong Phú, Nhà máy chỉ khâu Hà Nội được di dời từ số 378 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội đến địa chỉ mới tại Khu Công Nghiệp Dệt may Phố Nối B, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên. Đồng thời ngày 29/09/2006 với Quyết định số 2632/QĐ- BCn, Bộ Công Nghiệp quyết định cổ phần hóa Nhà máy Chỉ Khâu Hà Nội của Công ty Dệt Phong Phú.
Đến tháng 10/2006 việc di dời từ Hà Nội về Hưng Yên của Nhà máy hoàn tất và bắt đầu đi vào sản xuất trở lại. Lúc này với quyết định sô 3688/QĐ-BCn, ngya
19/12/2006 Bộ Công Nghiệp phê duyệt phươn án chuyển Nhà máy chỉ khâu Hà Nội thuộc Tổng Công ty Dệt Phong Phú thành Công ty Cổ Phần Hưng Phú. Ngày 02/03/2007 Công ty Cổ phần Hưng Phú chính thức ra đời với Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 0503000205 do Sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh Hưng Yên cấp.
Với nền tảng dây chuyền công nghệ cũ từ Nhà máy chỉ khâu Hà Nội chuyển giao lại phải chịu ảnh hưởng trong quá trình di dời ra khỏi đô thị nên thời gian đầu việc sản xuất kinh doanh của Công ty gặp khá nhiều khó khăn. Tuy nhiên với quyết tâm vực dậy Công ty nhanh chóng trở lại ổn định và ngày càng phát triển mạnh, Ban lãnh đạo Công ty luôn tìm cách duy tu bảo dưỡng, cải tạo máy móc thiết bị vũ và đầu tư them một số loại thiết bị mới để đảm bảo có được những sản phẩm chất lượng cao đáp ứng kịp với nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường. Mặt khác bộ phận kinh doanh của Công ty nỗ lực hết mình trong việc khai thác, mở rộng thị trương tiêu thụ sản phẩm nhờ đó mà Công suất nhà máy trong thời kỳ luôn đạt mức từ 89% đến 96% công suất mày. Ngay cả trong những tháng cuối năm 2008 và đầu năm 2009 nền kinh tế thế giới suy thoái có gây ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và nền công nghiệp Dệt may Việt Nam nói riêng nhưng Công ty Cổ Phần Hưng Phú vẫn duy trì tốt tình hình sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm.